Bắc Bộ Phủ thanh trừng 2 phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam
31/12/2022
Cả hai PBM và VĐĐ đều có học nhưng chưa thông? Từng ở các nước tư bản tự do có mắt mà không có tròng, còn đem hết ra sức phục vụ cho Cộng Sản quả là sai lầm trầm trọng. Trong chế độ tự do dân chủ thì hai người này không bị tội, nếu muốn giữ tư cách chính trị thì cùng lắm là từ chức vì cấp dưới làm bậy. Nhưng trong chế độ Cộng Sản không những bị thanh trừng mà còn đưa lên báo chí, đài phát thanh để nêu tên nhục mạ… Đó là hình thức đấu tố kiểu mới. Không biết rồi đây các ông này có bị đưa ra tòa để lãnh án ngồi tù không?
Hai người này nên dứt khoát bày tỏ thái độ “phản tỉnh và phản đối” đứng về phía quần chúng để giải thể chế độc độc tài ĐCSVN. Đừng cúi dầu như Trịnh Xuân Thanh khi bị bắt về Việt Nam lại kêu oan nhờ “Bác Trọng tha thứ”.
Quan hệ Việt-Mỹ: Điều gì cản trở nâng cấp ‘đối tác chiến lược toàn diện'?
BBC News
01/01/2023
Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang nói khả năng nâng cấp hiện nay là "khá thấp".
"Có một số ý kiến cho rằng Mỹ và Việt Nam sẽ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược vào năm 2023 nhằm kỷ niệm 10 năm sau khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Tuy nhiên, khả năng Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược là khá thấp."
"Chỉ khi quan hệ Việt-Trung ổn định thì Việt Nam mới có thể đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên mặt trận ngoại giao với Trung Quốc. Và ưu tiên ngoại giao này quan trọng hơn nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ rất nhiều, nhất là trong bối cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 11/2022."
Tuy nhiên, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng nói đến khả năng mối quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ vẫn diễn biến tích cực, dù chưa cần đến một tên gọi mới, với một nhận thức mang tính chiến lược, khôn ngoan, và thực dụng từ Washington và cả Hà Nội.
"Tôi cho rằng nhận thức này giúp tạo không gian cho hai nước phát triển quan hệ (thay vì gây sức ép) đồng thời tránh kích động tâm lý nghi kỵ và phòng thủ từ phía Trung Quốc."
Phan Châu Trinh – Việt Nam – và Nhật Bản
Nguyễn Xuân Xanh dẫn nhập
Người Việt hôm nay đang có đủ điều kiện vật chất và tinh thần hơn bao giờ hết để tiến thêm bước bứt phá quyết định, để vĩnh viễn thoát khỏi “truyền thống nghèo nàn lạc hậu”: là tiến hành công nghiệp hóa, hay cách mạng công nghiệp mà bao quốc gia phương Tây và trong khu vực đã đi. Từ chiều sâu, ở nền tảng, chúng ta cần sự khai minh, cần nền tảng đạo đức và luân lý mạnh mẽ, cũng như quyết tâm hóa rồng. Mỗi cuộc hóa rồng đều hàm chứa một cuộc khai minh nhất định và ý chí chính trị mạnh mẽ. Cần phải khiêm tốn chịu học thật sự như người Nhật Minh Trị từng học, cũng như các dân tộc khác từng học xung quanh ngọn lửa khai sáng Nhật Bản sau đó. Cần bỏ đi cái học làm quan, học nửa vời, học giả vờ, thói mê tín dị đoan, cùng chủ nghĩa định mệnh bi quan. Cần bỏ ngay thói ỷ lại, hời hợt, tự mãn để thổi bùng tinh thần tự lực, tự đổi mới từ bên trong mỗi người; tránh chăm chăm cầu viện ngoại lực dưới nhiều hình thức. Muốn như vậy cần nền tảng là lòng ái quốc, tự hào, tự trọng đích thực. Mở rộng óc tò mò sáng tạo, cởi mở với thế giới để không đi tiếp lối cũ sáo mòn.
Những khó khăn của núi rừng đã qua, để mượn cách nói của Bertolt Brecht, nhưng những khó khăn của đồng bằng bỗng dưng lại biến thành rừng núi. Vì thế, sau một trăm năm Phan Châu Trinh vẫn còn đó, những lời nói của cụ vẫn còn kia.
“Ta đã biết nước ta mất cũng vì luân lý, dân ta hèn cũng vì mất đạo đức luân lý, bị người khinh bỉ giày xéo cũng vì mất đạo đức luân lý thì ta phải cố sức sửa đổi luân lý, bồi đắp đạo đức của ta. Anh em ta hãy gắng mà làm đi.”
Điểm sách: Lịch Sử Miền Nam Việt Nam: Đi Tìm sự Chính Danh và Ổn Định, 1963-1967
Vũ Tường
01/01/2023
Điểm sách: Vinh-Thế Lâm, Lịch sử miền Nam Việt Nam: Truy tìm tính hợp pháp và ổn định, 1963-1967 (New York: Chuỗi công trình nghiên cứu về Đông Nam Á đương đại của Routledge, 2021). ISBN 9780367621216.
Vinh-The Lam, The History of South Vietnam: The Quest for Legitimacy and Stability, 1963-1967 (New York: Routledge Contemporary Southeast Asia Series, 2021). ISBN 9780367621216.
***
Tôi rất hân hạnh được giới thiệu ấn bản tiếng Anh của cuốn Lịch sử miền Nam Việt Nam: Đi Tìm sự Chính Danh và Ổn Định, 1963-1967 của nhà nghiên cứu Lâm Vĩnh Thế. Tác phẩm này là công trình nghiên cứu đầu tiên về chính trị Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong những năm 1963 – 1967, tức giai đoạn nằm giữa thời điểm sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng hòa dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm và sự thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Đây là một thời kỳ hỗn loạn, chứng kiến sự bất ổn chính trị nghiêm trọng. Một bên là các tướng lĩnh đầy tham vọng, những người luôn ủ mưu giành chính quyền thông qua các cuộc đảo chính. Một số thành công và những người khác thất bại. Mặt khác, có nhiều nhóm tôn giáo và xã hội dân sự khác đã biểu tình dữ dội trên đường phố để yêu cầu có được đại diện chính trị và trách nhiệm giải trình của hệ thống. Ngoài ra, một số đảng phái chính trị và các phe nhóm trong khu vực của họ, vốn thiếu các cơ sở quần chúng của riêng họ, đã tìm cách tự đặt mình vào vị trí nằm giữa quân đội và phong trào Phật giáo.
Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 02 tháng 01 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Hồi ký Trần trọng Kim : Một cơn gió bụi Phần 10
Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books
10- CUỘC PHÁP-VIỆT CHIẾN TRANH
Trong lúc chúng tôi còn ở Hương Cảng, thì ông Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam đang hội nghị ở bên Pháp. Cuộc hội nghị ở Fontainebleau khởi đầu vào khoảng giữa tháng năm, mãi đến tháng chín mà không xong được việc gì cả. Khi người Pháp và người Việt đang bàn cãi ở bên Pháp, thì ở Ðông Dương, cao cấp Ủy viên là Hải quân Trung-tướng D’Argenlieu họp hội nghị kinh tế ở Ðà Lạt có đại biểu Nam kỳ Cộng Hòa quốc, đại biểu Cao Mên, và đại biểu Ai Lao bàn định mọi việc, coi như không có nước Việt Nam. Vì vậy mà cuộc hội nghị bên Pháp lại càng gay go thêm, rút cuộc hội nghị ấy không thành kết quả gì cả. Ðến cuối thượng tuần tháng chín các phái viên Việt Nam xuống tàu thủy về nước. Ông Hồ Chí Minh ở lại đến ngày 14 tháng chín năm 1946, ký thỏa hiệp án (Modus vivendi) với ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Bộ Hải Ngoại Pháp.
Thỏa hiệp án ấy, đại ý nói theo những điều trong Hiệp Ước sơ bộ trước mà giữ thái độ thân thiện cho đến tháng giêng năm 1947, là kỳ hạn cuối cùng, hai bên phải họp hội nghị để giải quyết các vấn đề cho thành bản điều ước nhất định.
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 02 tháng 01 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm
Nguồn: “Wie der „Vater der Atombombe“ zum „Verräter“ gemacht wurde”, WELT, 19/12/2022.
Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài
02/01/2023
Ngay từ năm 1955, sự chỉ trích đối với quyết định này đã gia tăng. Tám năm sau, Tổng thống John F. Kennedy đã khôi phục phần nào danh dự cho ông bằng cách trao cho ông Giải thưởng Enrico Fermi có giá trị cao. Giải thưởng chỉ được trao một tuần sau khi Kennedy bị ám sát thông qua vị tổng thống kế nhiệm, Lyndon B. Johnson.
Hơn ba năm sau, Oppenheimer, một người nghiện thuốc lá nặng gần như suốt cả đời, đã mất vì bệnh ung thư vòm họng. Tuy vậy, tranh cãi về con người ông vẫn còn tiếp diễn trong những năm sau đó. Kết quả là đến ngày 16 tháng 12 năm 2022, giấy xác nhận lý lịch an ninh của Oppenheimer đã được khôi phục dù ông đã mất 68 năm trước.
Tân Ngoại trưởng Trung Quốc lần đầu điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ, khẳng định lối ngoại giao chiến lang?
Theo Secretchina
Huyền Anh biên dịch
02/01/2023
Tờ Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã có cuộc điện đàm với Tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương vào ngày đầu năm mới. Cả hai Ngoại trưởng đã thảo luận về mối quan hệ Mỹ – Trung và tầm quan trọng của việc duy trì các kênh liên lạc cởi mở giữa hai nước. Giới quan sát cho rằng, ông Tần Cương sẽ tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã viết trên Twitter vào ngày đầu năm mới rằng, ông đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc về mối quan hệ Mỹ – Trung và việc duy trì các kênh liên lạc cởi mở giữa hai nước. Đáp lại, ông Tần Cương cũng viết trên Twitter rằng, ông đã thảo luận với Ngoại trưởng Blinken và nói lời “chào tạm biệt”.
Ông Tần Cương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Ông Tần Cương, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao mới của Trung Quốc, thay ông Vương Nghị hôm 30/12.
Wilhelm Schmid - Tỉnh thức từ một giấc mơ hoang tưởng
01/01/2023
Tác giả Wilhelm Schmid, 69 tuổi là giáo sư triết học thuộc tầm
vóc quốc tế, giảng dạy ở các đại học Đức, Pháp, Litva, Gruzia. Trọng điểm
nghiên cứu của ông là nghệ thuật sống trước những biến động của thời đại. Trong
chủ đề này, ông thường xuyên phân tích để tìm một cách sống phù hợp cho mọi
người trong bối cảnh mâu thuẫn giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa xung đột và an
lành thư giãn.
Người phỏng vấn: Kurt-Martin Mayer, tuần báo FOCUS
Người dịch: Tôn Thất Thông
Người dịch giới thiệu: Chiến tranh Ukraine đã kéo cả thế giới vào một cuộc khủng hoảng hiếm có. Nạn lạm phát lên cao trong hầu hết các nước. Giới trung lưu thì lo lắng cho túi tiền eo hẹp của mình, nhiều người còn giận dữ phàn nàn. Trong lúc đó, GS Wilhelm Schmid, triết gia về nghệ thuật sống, thì tỉnh táo hơn và xem đây là cơ hội để mọi người thay đổi lối sống, vừa đối phó hiệu quả với giá cả ngày càng tăng, vừa góp phần gián tiếp giải quyết tệ nạn tàn phá môi trường. Nghe thì có vẻ hoang đường, nhưng xin mời quý vị thưởng lãm bài phỏng vấn. Và nếu quý vị có thể làm được vài chuyện mà bài này nêu ra, như tiết chế nhu cầu tiêu thụ, cắt giảm chi tiêu, hạn chế du lịch đường xa, bớt sử dụng ô tô hàng ngày v.v… thì quý vị đã góp phần đáng kể để ngăn chặn việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ, bảo vệ môi trường cho các thế hệ sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét