Tưởng Năng Tiến – Đồng Tâm Nhìn Từ Rạch Gốc
Dù cũng đọc được lõm bõm một hai ngoại ngữ, tôi rất ít khi rớ tới một tờ báo hay một cuốn sách viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lý do, chả phải là vì tôi có máu bài ngoại hoặc dị ứng với văn hoá thực dân (hay đế quốc) gì ráo trọi mà chỉ tôi chỉ thạo tiếng mẹ đẻ hơn nên rất ngại “đụng” đến tiếng nước ngoài.
Những người cầm bút của nước Việt tuy viết dở hơi nhiều nhưng viết hay cũng đâu có ít. Đọc họ sướng muốn chết, và đọc mệt luôn cũng chưa hết chữ nên bận tâm làm chi đến những tác giả ở tận đâu đâu.
Cả ngày hôm nay tôi xem say mê bút ký Đồng Bằng của nhà văn Nguyên Ngọc. Ông viết như nói vậy đó: lưu loát, tươi cười, bình dị nhưng thâm trầm và lôi cuốn. Thản hoặc, cũng có đôi đoạn hơi cường điệu (hay nói nguyên văn theo cách dùng từ của chính ông là “gồng lên”) nhưng rất ít. Tôi xin phép sẽ đề cập đến sau, khi có dịp.
Tẩu tán tài sản ra ngoài là độc hại cho dân hơn tham nhũng
Ts. Phạm Đình Bá
12/01/2023
Vi và Nam thân,
Tôi xin cám ơn các anh chị đã hỏi về những dữ liệu liên quan đến mức độ tham nhũng hiện nay và khả năng chống tham nhũng của nhà nước VN. Tôi đã tìm mấy ngày nhưng dường như chỉ có hai tài liệu là có thể thích hợp với những câu hỏi mà các anh chị đặt ra.
Tài liệu thứ nhất là cuốn sách mới xuất bản của cô Kimberly Kay Hoang, một học giả, tác giả và giáo sư khoa Xã hội học tại Đại học Chicago ở Mỹ. Cô từng đoạt các giải thưởng trong những nghiên cứu. Cuốn sách của cô tựa “Chủ nghĩa tư bản mạng nhện: Cách giới tinh hoa toàn cầu khai thác các thị trường đang phát triển” đã được Nhà xuất bản Đại học Princeton xuất bản cuối năm 2022. [1]
Bộ Ngoại giao Mỹ khởi động chiến dịch kêu gọi phóng thích tù nhân chính trị, trong đó có Phạm Đoan Trang
12/01/2023
Hôm 11/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố một chiến dịch vận động toàn cầu yêu cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị đang bị giam cầm mà không có lý do chính đáng, trong đó có nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang của Việt Nam.
Trong sáng kiến vận động phóng thích tù nhân lương tâm bị giam cầm vô cớ, gọi tắt là Sáng kiến Không Lý do chính đáng (Without Just Cause), Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố: “Khi các tù nhân chính trị trên khắp thế giới bắt đầu một năm nữa sau song sắt, Hoa Kỳ tuyên bố khởi động sáng kiến Không có lý do chính đáng, nhằm nâng cao nhận thức quốc tế về hoàn cảnh của các tù nhân chính trị và gia đình họ, đồng thời ủng hộ việc trả tự do cho tất cả các cá nhân trên toàn thế giới bị giam giữ một cách bất công”.
Việt Nam - Con đường thỉnh kinh của ruột thừa ngàn dặm
Bình luận của Trương Văn Mai
11/01/2023
...Cuối cùng cũng na được tám cái vali, ẵm mẹ già, con nhỏ, vợ bầu… lên taxi.
Đến đây thì xảy ra chuyện taxi đi lòng vòng mua đường hoặc chặt chém khách.
Không phải taxi nào cũng vậy. Nhưng Việt kiều, nhìn trăng trắng, mập mập, ngô ngố… lòng vòng với đám hành lý lỉnh kỉnh dán đầy thẻ lên máy bay thì dễ nhận ra, và dễ được lừa lắm.
Nhưng thôi.
Đường Tăng phải trải qua 81 kiếp nạn mới thỉnh được kinh. Kiều bào
không có cửa nào so với Đường Tăng về sự từ bi thì vài ba cái kiếp nạn sứ quán,
máy bay, hải quan, sân bay… đã nhằm nhò gì. Yên tâm đi đồng bào, ráng lết tới
cuối cái ví thế nào cũng thỉnh được kinh.
Là các bộ kinh… hãi, kinh hoàng, kinh sợ, kinh dị, kinh hoảng, kinh hồn, kinh
khiếp, kinh thiên động địa… đó mấy khúc ruột thừa ngàn dặm!
Mùa xuân để lại của Tổng thống Thiệu
Như Hồ/SGN
11/01/2023
Ở Việt Nam, trong thế kỷ 20, có ba cuộc cải cách ruộng đất. Một cuộc ở phía Bắc năm 1954 diễn ra với đầy máu xương, khiến hàng triệu người khốn khổ; trong khi đó, hai cuộc cải cách ở miền Nam thì mang lại cơm no áo ấm cho đồng bào và sự thịnh vượng cho quốc gia (miền Nam VNCH).
Cuộc cải cách ruộng đất đầu tiên ở miền Nam được thực hiện thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, kéo dài từ 1955 đến 1963. Và cuộc cải cách điền địa thứ hai được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiến hành từ 1967 đến 1973. Cuộc cải cách thứ hai được thực hiện trong bối cảnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và chính quyền VNCH đương đầu với thù trong giặc ngoài, phải đối phó với những âm mưu phá hoại của Việt Cộng nằm vùng, và cuộc chiến bảo vệ miền Nam trước sự phá rối liên tục của cộng sản Bắc Việt.
Tài liệu: Ủy ban Nobel biết rõ Hiệp định Paris 1973 của Kissinger khó mang lại hòa bình
Nobel Prize body knew Kissinger's 1973 Vietnam deal unlikely to bring peace, documents show
12/01/2023
Song ngữ Việt Anh
Giải Nobel Hòa bình năm 1973 được trao cho nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ Henry Kissinger và Lê Đức Thọ của Bắc Việt, một trong những phần thưởng gây tranh cãi nhất trong lịch sử của Nobel Hòa bình, được trao với sự hiểu biết đầy đủ rằng cuộc chiến tranh Việt Nam lúc đó khó có thể kết thúc sớm, theo các tài liệu mới công bố.
Các đề cử cho Giải thưởng Hòa bình vẫn được giữ bí mật suốt 50 năm.
Hôm 1 tháng 1, các tài liệu liên quan tới giải thưởng trao cho ông Kissinger và trưởng đoàn đàm phán của Hà Nội, Lê Đức Thọ, được trưng ra theo yêu cầu.
Quyết định ấy đã gây sốc cho nhiều người vào thời điểm đó vì ông Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và là ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Richard Nixon, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong giai đoạn cuối của cuộc chiến Việt Nam 1955-1975.
Ông Stein Toennesson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, người xem xét các tài liệu vừa được tiết lộ, nói với Reuters: “Tôi giờ đây thậm chí còn ngạc nhiên hơn lúc đó rằng ủy ban có thể đưa ra một quyết định tồi tệ như vậy.”
Chuyện Việt Nam ngày Thứ năm 12 tháng 01 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Vĩnh
Liêm - Di Chúc - My Last Will & Ngỏ Trúc
*****
https://docs.google.com/document/d/1gOfIH2tbfWU5UJmn6D-gN2cMjlygURPS/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
DI
CHÚC
Khi
tôi chết,
đừng khóc than thảm thiết!
Ðừng viếng thăm, đừng có đặt vòng
hoa!
Bởi vì tôi không muốn trở thành
ma,
Ðể đeo đuổi những thứ gì đã mất.
Vì của cải chẳng bao giờ có thật,
Có nó rồi, lại mất nó như không!
Thế tại sao ta cứ mãi chờ mong,
Ðược giàu có, nhà lầu, xe bóng
láng?…
Tôi là kẻ tình cờ đi tị nạn,
Chẳng ham gì bỏ xác ở xứ người!
Nửa đời tôi chẳng có một ngày vui!
Buồn thảm lắm vì quê hương đã mất!
Nạn
Hán-hóa
đang ngày đêm rình rập!
Ðất, đảo nào dính dáng tới Việt
Nam?
Kẻ nắm quyền – chỉ là kẻ gian
tham,
Nên bán đứng quê hương cho lũ Hán!
Hàm ý 'sâu xa': Tòa án tối cao Philippines vô hiệu thỏa thuận 2005 giữa Manila-Bắc Kinh-Hà Nội
BBC News
12/01/2023
Tòa án Tối cao Philippines hôm 10/1 đã phán quyết rằng Khảo sát Địa chấn Biển chung (JMSU) giữa Công ty Dầu khí Quốc gia Philippines, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là 'vô giá trị' và 'vi hiến'.
Theo thỏa thuận được ký vào tháng 3/2005, ba nước sẽ cùng nhau nghiên cứu tiềm năng tài nguyên dầu mỏ trên các khu vực tranh chấp và không tranh chấp có diện tích 142.886 km2 ở Biển Đông, bao gồm cả các khu vực thuộc quần đảo Trường Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila, theo The Strait Times.
Thời sự đó đây ngày Thứ năm 12 tháng 01 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
Jude Blanchette và Ryan Hass * - Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan Phần 2. Hết
Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/tháng 2 năm 2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
12/01/2023
Đọc phần 1: Tại đây
* Ryan Hass là Nghiên cứu viên cấp cao, Giám đốc về Nghiên cứu Đài Loan, và Giám đốc Chương trình Chính sách Đối ngoại tại Viện Brookings. Từ năm 2013 đến 2017, ông giữ chức trưởng ban phụ trách Trung Quốc, Đài Loan, và Mông Cổ tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.
PHÒNG THỦ VỮNG CHẮC
Ngay cả khi Tập chưa xem xét việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện rằng họ chắc chắn sẽ bảo vệ lợi ích của mình ở Eo biển Đài Loan. Nhưng các quyết định quân sự không được phép định hướng cách tiếp cận tổng thể của Mỹ, như gợi ý của nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách. Có một thực tế không thể chối cãi là không một sức mạnh quân sự bổ sung nào của Mỹ có thể triển khai trong vòng 5 năm tới sẽ làm thay đổi cơ bản cán cân sức mạnh quân sự. Mỹ vẫn sẽ phải dựa vào ngoại giao và một loạt các công cụ khác để cho Bắc Kinh thấy rõ cái giá của thống nhất bằng vũ lực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét