Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

 Tân Ngoại trưởng Trung Quốc lần đầu điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ, khẳng định lối ngoại giao chiến lang?

Theo Secretchina

Huyền Anh biên dịch

02/01/2023

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/ntdvn_qin-gang-via-getty-images.jpg

Ông Tần Cương (Qin Gang), Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ. (China Photos/Getty Images) 

Tờ Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã có cuộc điện đàm với Tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương vào ngày đầu năm mới. Cả hai Ngoại trưởng đã thảo luận về mối quan hệ Mỹ – Trung và tầm quan trọng của việc duy trì các kênh liên lạc cởi mở giữa hai nước. Giới quan sát cho rằng, ông Tần Cương sẽ tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã viết trên Twitter vào ngày đầu năm mới rằng, ông đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc về mối quan hệ Mỹ – Trung và việc duy trì các kênh liên lạc cởi mở giữa hai nước. Đáp lại, ông Tần Cương cũng viết trên Twitter rằng, ông đã thảo luận với Ngoại trưởng Blinken và nói lời “chào tạm biệt”.

Ông Tần Cương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.

 

Ông Tần Cương, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao mới của Trung Quốc, thay ông Vương Nghị hôm 30/12.

Ông Tần Cương sinh ngày 19/3/1966. Ông làm việc tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ năm 1988, từng là người đứng đầu Vụ Thông tin, Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao và từng tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong nhiều chuyến công du nước ngoài. Ông là Đại sứ đầu tiên tại Hoa Kỳ được thăng chức trực tiếp lên chức bộ trưởng ngoại giao sau 20 năm.

Trước khi được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ hồi tháng 7/2021, ông giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (từ năm 2018).

Tờ Wall Street Journal đưa tin, ông Tần Cương đã được thăng chức tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và là đại diện chính cho chính sách ngoại giao mạnh mẽ (chiến lang) của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Tần Cương giữ chức vụ Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ được 17 tháng. Ông cũng nhiều lần tuyên bố rằng, ông lạc quan về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ của mình, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục xấu đi.

Tờ Politico của Mỹ và nhiều phương tiện truyền thông khác đưa tin rằng, thái độ của chính quyền ông Biden đối với ông Tần Cương “khá lạnh nhạt”. Vị Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã phải hành động một cách khiêm tốn, cố gắng làm dịu vị thế của mình và giao lưu với mọi tầng lớp xã hội ở Hoa Kỳ.

Giới truyền thông đưa tin, những người từng tiếp xúc với ông Tần Cương nhận định rằng, so với nhiều nhà ngoại giao khác, ông Tần Cương khéo léo hơn trong lối ngoại giao chiến lang. Tuy nhiên, ông vẫn sẽ duy trì lập trường cứng rắn của mình vấn đề Đài Loan.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gần đây đã ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, cung cấp khoản viện trợ quân sự trị giá 10 tỷ USD chưa từng có cho Đài Loan. Sau khi nhậm chức, ông Tần Cương sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức khó khăn trong quan hệ Mỹ – Trung.

Một số học giả Mỹ nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, “chính sách ngoại giao chiến lang” của ĐCSTQ sẽ không thay đổi với việc bổ nhiệm ông Tần Cương làm tân Đại sứ Trung Quốc. Tuy nhiên, cách tiếp cận của ông Tần Cương có thể sẽ mềm mỏng hơn.

Ông Wang Weizheng, Giáo sư khoa chính trị và là Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học tại Đại học Adelphi, tin rằng, ông Tần Cương sẽ tiếp tục tuân theo lối “ngoại giao cường quốc” và “ngoại giao chiến lang” của ĐCSTQ.

Ông Wang Weizheng tin rằng, ông Tần Cương sẽ rất tuân theo đường lối “ngoại giao cường quốc” của ông Tập Cận Bình: “Sở dĩ ông Tập Cận Bình đề bạt ông Tần Cương rõ ràng là vì ông Tập tin tưởng và kỳ vọng vào ông Tần Cương”.

Về việc ai sẽ là Đại sứ của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, cựu Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) Stephen Young, cho rằng, việc ai làm Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ không quan trọng.

“Đặc biệt là trong mối quan hệ ngoại giao cực kỳ quan trọng như quan hệ Mỹ – Trung, quyền quyết định sẽ nằm trong tay Ngoại trưởng và ông Tập Cận Bình”, ông nói.

Quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục đối đầu trên nhiều phương diện

Khi ông Tần Cương nhậm chức Ngoại trưởng Trung Quốc tại Mỹ, Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn đang đối đầu trên nhiều phương diện.

Quân sự

Hôm thứ Năm (29/12), Quân đội Mỹ cho biết, một máy bay quân sự của Trung Quốc đã áp sát một máy bay của lực lượng không quân Mỹ trong phạm vi 3 mét ở Biển Đông vào tuần trước và buộc máy bay này phải thực hiện các động tác né tránh để tránh va chạm trong không phận quốc tế.

Vào ngày 21/12, một máy bay chiến đấu J-11 của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chạm trán với một máy bay trinh sát cỡ lớn RC-135 của Không quân Hoa Kỳ.

Theo Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDOPACOM) thuộc Lực Lượng Không quân Mỹ, cơ quan giám sát các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, vào thời điểm đó, máy bay Mỹ đang tiến hành các hoạt động thường lệ một cách hợp pháp trên Biển Đông trong không phận quốc tế.

INDOPACOM cho biết, máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã thực hiện một động tác không an toàn bằng cách bay cách cánh máy bay 3m, nhưng cách mũi máy bay 6m, khiến máy bay Mỹ phải thực hiện các động tác né tránh.

“Máy bay Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế, phớt lờ các cảnh báo lặp đi lặp lại của Trung Quốc và thực hiện các cách tiếp cận nguy hiểm đe dọa sự an toàn của máy bay Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của Trung Quốc Tian Junli cho biết hôm 31/12/2022.

Video về cuộc chạm trán này cho thấy máy bay Trung Quốc bay phía trước và ở khoảng cách gần với máy bay Mỹ. Chiếc thứ hai sau đó đã né khỏi máy bay Trung Quốc để tránh va chạm.

Đài CNN đưa tin, vào thời điểm đó, có khoảng 30 người đang ở bên trong máy bay Mỹ.

Lầu Năm Góc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ The Epoch Times.

Quân đội Hoa Kỳ cho biết, vụ việc “phản ánh một xu hướng đáng lo ngại về các hoạt động đánh chặn nguy hiểm và không an toàn của quân đội Trung Quốc. Động thái này khiến Hoa Kỳ vô cùng lo ngại”, tờ Defense News đưa tin.

Đại dịch Covid-19 bùng phát

ĐCSTQ tuần trước thông báo rằng, họ sẽ mở cửa hoàn toàn biên giới từ ngày 8/1/2023. Hoa Kỳ đã chỉ trích Trung Quốc vì thiếu minh bạch trong việc chia sẻ tình hình đại dịch Covid-19 và yêu cầu du khách từ Trung Quốc nộp giấy chứng nhận xét nghiệm virus âm tính khi nhập cảnh vào nước này.

Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Vương quốc Anh, Pháp, Úc và Canada, cũng áp dụng các hạn chế nhập cảnh tương tự đối với du khách Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ bày tỏ sự không hài lòng với điều này.

Mỹ duyệt Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng – động thái ngầm ủng hộ Đài Loan

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, cho thấy Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ khả năng tự vệ của Đài Loan trước một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc. ĐCSTQ ngay lập tức phát động chiến dịch sách nhiễu bằng máy bay quân sự lớn nhất, với hơn 40 máy bay quân sự đã vượt qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan

Sau khi ông Tần Cương nhậm chức tân Đại sứ Trung Quốc, ông sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề nhức nhối trong mối quan hệ Mỹ – Trung.

Người trong cuộc: Ông Tần Cương bị đối xử “lạnh nhạt” tại Hoa Kỳ

Trước khi làm đại sứ tại Hoa Kỳ, ông Tần Cương không có kinh nghiệm đối phó với Hoa Kỳ, cũng không đóng quân tại Hoa Kỳ, ông chỉ làm trợ lý tin tức tại chi nhánh Bắc Kinh của United Press International (UPI) trước khi gia nhập Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ vào năm 1992.

Ông Tần Cương được ngoại giới coi là thân tín của ông Tập Cận Bình và đã tháp tùng ông Tập trong nhiều chuyến công du nước ngoài. Tờ Politico của Mỹ ngày 2/11 đưa tin, trong thời gian đảm nhiệm vị trí Đại sứ tại Mỹ hơn một năm, ông Tần Cương bị chính quyền ông Biden đối xử “lạnh nhạt” và chỉ gặp gỡ một số quan chức Mỹ. Điều này có thể làm phức tạp thêm quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo đó, ông Tần Cương phải dựa vào cố vấn kinh doanh Hoa Kỳ Juleanna Glover để thiết lập mối quan hệ với Washington và gần đây đã gặp gỡ các nhân vật cấp cao của Hoa Kỳ.

Theo đài NTDTV, các nguồn tin liên quan tiết lộ rằng, việc Washington đối xử “lạnh nhạt” với ông Tần Cương là hành động “có qua có lại”, vì ĐCSTQ đã ngăn cản đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh gặp gỡ các quan chức Trung Quốc.

Một cựu quan chức chính phủ Mỹ cho biết, ông Tần Cương đã bày tỏ sự thất vọng với nhiều người và cho rằng chính quyền ông Biden không muốn coi ông là kênh liên lạc thiết yếu với ông Tập Cận Bình.

Hôm 30/12, tờ Reuters đưa tin, ông Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Đức, nói rằng, mặc dù ông Tần Cương hiện đã được giao một công việc mới, nhưng rất có thể ông sẽ nhận chỉ thị từ cấp trên, đặc biệt là từ Tập Cận Bình, chưa kể đến còn cả ông Vương Nghị.

“Ông ấy chủ yếu sẽ là người thực thi chính sách đối ngoại của Trung Quốc (ĐCSTQ), chứ không phải là người trực tiếp ra quyết định”, ông nói.

Cho đến nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.

https://vietluan.com.au


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét