*Tiến sỹ Tô Văn Trường là chuyên gia độc lập về tài nguyên và môi trường. Ông đã có thời gian từ 1988-9/1996 là chuyên gia ở Ủy hội sông Mekong (MRC) Bangkok-Thái Lan. Từ 10/1996-01/2009 là Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam.
11/01/2023
Bà Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan (Thanh Niên)
Người dân thấu hiểu: vượt lên những đau thương và mất mát, năm 2021 đã cho chúng ta những bài học xương máu về quản trị quốc gia từ đại dịch COVID-19.
Một dân tộc cường thịnh, trước hết hãy nhìn vào sức mạnh của ngành y tế và sự thụ hưởng về chăm sóc sức khoẻ của người dân. Do đó, chúng ta cần có một triết lý về y tế. Quả thực là vô cùng khó đối với những việc có liên quan đến tính mạng, niềm tin, sức khoẻ con người, mà lại không thể cưa đứt đục suốt theo cơ chế thị trường.
Nền y tế của Việt Nam phục vụ cho ai, theo tiêu chuẩn nào, ai là người trả tiền? Quyền lợi chăm sóc sức khỏe giữa người nghèo và người giàu khác nhau chỗ nào? Người có chức quyền, có quan hệ và người dân bình thường có công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế? Nếu đã không công bằng thì nên phân cấp như thế nào? Chính sách giữa y tế công và y tế tư khác nhau ra sao? Cơ sở khoa học lý luận nào cho sự khác biệt đó? V.v.
Có lần tôi tiếp xúc với cán bộ y tế của một bệnh viện ở Thái Bình, được biết ngay cả việc xét nghiệm máu cũng hạn chế vì thiếu hoá chất. Về xét nghiệm máu, theo tôi biết các máy xét nghiệm hầu như đều được các hãng bán rất rẻ. Vấn đề là máy của hãng nào sẽ dùng hóa chất của hãng đó. Các bệnh viện, hay sở y tế không thể mua hóa chất từ chính hãng. Họ phải mua qua các đại lý (đại lý cấp 1, hay cấp 2). Đấu thầu thì các đại lý đấu với nhau. Do đó tình trạng thông thầu là rất cao.
Một kết quả xét nghiệm chính xác đòi hỏi các yếu tố: thiết bị, hóa chất và kỹ thuật. Bộ Y tế không có bất cứ đơn vị hay bộ phận nào đánh giá, kiểm tra các yếu tố trên tại các bệnh viện.
Cử tri vẫn còn nhớ một đại biểu Quốc hội, cũng là Giám đốc một bệnh viện từng phát biểu: “Những khó khăn trước đây như thu nhập nhân viên y tế thấp, mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, thuốc… đến nay không được cải thiện mà còn tệ hơn bao giờ hết”, “…đi đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai, bởi hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh.”
‘Cán bộ y tế rất hoang mang vì làm gì cũng có thể sai’ – https://vnexpress.net/can-bo-y-te-rat-hoang-mang-vi-lam-gi-cung-co-the-sai-4470608.html
“Hiện nay nhiều người cho rằng, bây giờ làm việc gì cũng sợ sai, làm xong rồi cũng không biết có sai hay không, sai cũng không biết sai chỗ nào và thậm chí không làm gì cũng có thể dẫn đến sai phạm.”
‘Bây giờ làm gì cũng sợ sai, thậm chí không làm gì cũng có thể sai phạm’ – https://thanhnien.vn/bay-gio-lam-gi-cung-so-sai-tham-chi-khong-lam-gi-cung-co-the-sai-pham-post1464676.html
“…chậm thanh toán đã gây tổn thương đến tinh thần của lực lượng tuyến đầu khi tham gia chống dịch”
Đại biểu Quốc hội: Chậm thanh toán phòng chống dịch Covid-19 do sợ sai, sợ trách nhiệm? – https://thanhnien.vn/dai-bieu-quoc-hoi-cham-thanh-toan-phong-chong-dich-covid-19-do-so-sai-so-trach-nhiem-post1539918.html
Sau hai năm thí điểm, tất cả bệnh viện trong nhóm thí điểm đều từ chối tiếp tục tự chủ toàn diện. Bệnh viện lỗ, không có tiền đầu tư thiết bị, thu nhập thấp, cán bộ y tế chuyển sang bệnh viện tư… là các lý do chính được đặt ra.
Bệnh viện ‘đồng thanh’ từ chối tự chủ toàn diện – https://tuoitre.vn/benh-vien-dong-thanh-tu-choi-tu-chu-toan-dien-20221018222929722.htm
…tự chủ hiện nay không phải tự chủ đúng nghĩa, chỉ tự chủ trên danh nghĩa, giao tự chủ cho các bệnh viện nhưng lại “trói chân, trói tay họ lại, quẳng xuống sông rồi bảo anh tự bơi đi” – vậy thì làm sao họ có thể bơi được?
Không thể tự chủ bệnh viện trên danh nghĩa – https://laodong.vn/xa-hoi/khong-the-tu-chu-benh-vien-tren-danh-nghia-1114377.ldo
Vậy mà có vẻ như dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sẽ được thông qua trong vài ngày tới vẫn còn quá nhiều vướng mắc.
…Dự thảo quy định các bệnh viện tự chủ được tự chủ trong tổ chức nhân sự, tài chính, song lại nói “theo quy định của pháp luật” mà không rõ là luật nào.
…Dự thảo luật nói cho phép các bệnh viện tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên được quyền làm một số việc như xác định giá, tổ chức bộ máy, nhân sự… song “đọc kỹ vào từng điều khoản của dự thảo thì thấy các quyền này gần như không thực hiện được”.
Vẫn loay hoay với giá khám, chữa bệnh – https://thanhnien.vn/van-loay-hoay-voi-gia-kham-chua-benh-post1539753.html
Tức là vấn đề nóng vẫn còn nóng, bao nhiêu là vướng mắc vẫn còn đó. Bởi vì theo luật mới, làm việc gì cũng vẫn có thể là sai phạm! Luật mới nói là “mở” nhưng vẫn “thòng” theo điều kiện “trói” bởi những luật khác. Như thế này thì làm thế nào ngành y tế có thể cải thiện tình hình được? Thưa bà Bộ trưởng Y tế, bà phải làm gì đi chứ!!!
Người dân qua theo dõi, nhận thấy tự chủ đã được thí điểm, nhưng có cũng như không, vì chỉ trao quyền hình thức, có được quyết gì đâu? Nếu có quyết, mà bị phát hiện ra sai sót thì bị xử luôn (ví dụ như ở bệnh viện Bạch Mai). Thảo luận dự luật khám chữa bệnh sửa đổi nhiều ý kiến rất xác đáng, nhưng Bộ trưởng Y tế không có chuyên môn nghiệp vụ, làm sao mà biết tiếp thu? Cơ chế làm luật trao cho cơ quan soạn thảo quyền được tiếp thu hay không tiếp thu.
Đến lượt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền trình ra các ý kiến của mình và các đại biểu Quốc hội đồng tình bấm nút, ngoại trừ một số đại biểu Quốc hội có trình độ và bản lĩnh, bởi thế khá nhiều luật của ta làm ra chưa “ấm chỗ” đã phải sửa đổi!
Xin có mấy câu thơ thay cho lời kết của bài viết này:
MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG
Ai sống chỉ bằng lương?
Thường dân – Họ tự kiếm
Quan chức – Cũng khá hiếm
Ngoài lương, phải làm thêm
Muốn gia đình ấm êm
Với nguồn thu chính đáng
Hỏi cả trong, ngoài Đảng
Có mấy người, thử xem?
Không bổng lộc đi kèm
Thì “cạp đất” mà sống?
Hỏi đâu là lỗ hổng
Trong cơ cấu hiện hành?
Chỉ những vị “hiền lành”
Mới không thấy điều ấy
Công bằng sao lại vậy
Muốn sống, phải tự lo?
Ngành y tế “mất bò”
“Mới lo làm chuồng” đấy
Cũng như Giáo dục vậy
Chẳng khác gì nhau đâu
Quốc hội bàn còn lâu
Việc nóng chưa thấy nguội
Ngành chủ quản bối rối
Thế thì dân mất nhờ!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét