Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016



ĐẢNG LẦM ĐƯỜNG-THANH NIÊN LẠC LỐI
Phạm Trần


Bộ máy tuyên truyền nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đánh lừa  nhân dân khi cho rằng Thanh niên “luôn trọn niềm tin với Đảng, trân trọng, bảo vệ và tiếp nối xứng đáng truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, của thế hệ cha anh; nêu cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.” (báo Quân đội Nhân dân(QĐND) ,27/06/2016)

Sự thật là thanh niên đã chán đảng vả chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đến tận cổ cả trong lời nói và hành động. Họ đã không đồng tình với đảng từ sau ngày 30/4/1975.

Lê Phan: Từ vệ binh đỏ đến tiểu phấn hồng
Thứ Hai, ngày 29 tháng 8 năm 2016


“Bắc Kinh, 24 tháng 8 năm 1966, nếu một nhóm Hồng vệ binh được quyền đưa ra chính sách thì từ hôm nay, đèn xanh đèn đỏ trên các đường phố của thủ đô Bắc Kinh sẽ phải đổi màu.
“Những vệ binh đã dán đầy bức tường thành hôm nay với những bích chương nói màu đỏ là màu của cách mạng và phải được dùng để chỉ sự đi tới chứ không phải ngừng lại. Những quan sát viên nói những bích chương này có vẻ không được chính quyền cho phép nhưng chỉ là đề nghị của một nhóm vệ binh.

Chuyên đề: Phan Chu Trinh
Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.
Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo.


Gồm các bài viết:
 
Bài “Chi bằng học“ – tư tưởng chủ đạo của Phan Châu Trinh trong sự nghiệp Duy Tân đất nước
GS. Vũ Ngọc Khánh

Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh
Mai Thái Lĩnh

Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Châu Trinh
 Vĩnh Sính 

Phan Châu Trinh
Tác giả: Vu Gia

Phan Châu Trinh và công cuộc vận động duy tân
Trần Gia Phụng

Phan Châu Trinh

PHONG TRÀO DUY TÂN MỘT TRĂM NĂM HỘI NHẬP
(Trình bày tại Đại hội Quảng Nam tại Community Meeting Center,
Garden Grove, California ngày 4-9-2005 )
Trần Gia Phụng

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Hạn hán và chính sách “gạo là trên hết” đưa nông dân Việt Nam vào tình trạng nguy kịch



The New York Times
Drought and ‘Rice First’ Policy Imperil Vietnamese Farmers
Hạn hán và chính sách “gạo là trên hết” đưa nông dân Việt Nam vào tình trạng nguy kịch

(Song ngữ Anh-Việt)


Sóc Trăng, Việt Nam – Khi  những cây lúa non bắt đầu khô héo trên cánh đồng của cô Lâm Thị Lợi nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long – vùng thường xuyên xanh tươi của Việt Nam, cô Hợi đã phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: Để chúng chết trong đất khô hạn hay bơm nước mặn từ sông để cho cây lúa có một cơ hội sống.
Cũng như nhiều người nông dân đã có kinh nghiệm ở đây, cô Hợi đã mạo hiểm với nước mặn. Lúa trong ruộng của cô đã chết trong vòng vài ngày.

Điểm Nhấn trong ngày:

-         2.000 tỷ cứu hạn: Cây trồng đã chết khát, các Bộ vẫn họp bàn... giải ngân
-         Quá trình phê duyệt TPP “gặp phức tạp từ phía Mỹ”
-         “Thượng viện Mỹ sẽ không bỏ phiếu về TPP năm nay”
-         Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel phản đối TPP
-         Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng đường sắt Vũng Áng-Viêng Chăn
-         Đường sắt Côn Minh - Singapore


Chủ nghĩa tư bản với bản sắc Trung Quốc: Tại sao ĐCSTQ không danh chính ngôn thuận từ bỏ chủ nghĩa Marxist
Tác giả: Trình Hiểu Nông | Dịch giả: Phạm Duy


Tiến sĩ Trình Hiểu Nông (Cheng Xiaonong) là một học giả về chính trị và kinh tế của Trung Quốc tại New Jersey. Ông tốt nghiệp Đại học Nhân Dân – nơi ông lấy được bằng thạc sĩ kinh tế học, và Đại học Princeton – nơi ông lấy bằng tiến sĩ ngành xã hội học. Ở Trung Quốc, ông Trình là một nhà nghiên cứu chính sách và là trợ lý của cựu Lãnh đạo Đảng Triệu Tử Dương, khi ông Triệu là thủ tướng. Ông Trình từng là học giả thỉnh giảng tại Đại học Gottingen và Princeton, và ông từng là tổng biên tập của tạp chí nghiên cứu Trung Quốc hiện đại. Các bài bình luận và chuyên mục của ông thường xuyên xuất hiện trên truyền thông tiếng Hoa hải ngoại.

LS Nguyễn Văn Thân: Đối tác thương mại, đối thủ chiến lược


Vào ngày Thứ sáu 15/8 vừa qua, Tổng trưởng Ngân khố Scott Morrison đã chính thức loan báo là Úc sẽ không cho phép Grid Corp và Cheung Kong Infrastructure (CKI) tham gia đấu thầu mua lại 50.4% của Công ty Ausgrid qua hợp đồng thuê mướn 99 năm ước lượng trị giá hơn 14 tỷ Úc kim. Theo Tạp chí Fortune, Grid Corp là một tập đoàn công ty quốc doanh của Trung Quốc lớn thứ hai trên toàn thế giới có thu nhập hàng năm lên tới 330 tỷ Mỹ kim và chỉ đứng sau Walmart của Mỹ với thu nhập hàng năm khoảng 482 tỷ Mỹ kim (hơn gấp đôi GDP của Việt Nam). Còn CKI là một công ty Hồng Kông do tỷ phú Lý Gia Thành (Li Ka-shing) làm chủ với đa số cổ phiếu.

Hùng Tâm: Putin nhớ Gorbachev, và thương mình


Cách mạng Tháng Tám và ngày tàn Xô Viết

Tuần qua, thế giới lại quên một biến cố xảy ra 25 năm trước. Nếu nhớ ra, người ta có thể hiểu vì sao Liên bang Nga và Vladimir Putin lại chẳng nên mừng…
Biến cố đó là cuộc đảo chánh ngày 19 Tháng Tám năm lại Liên Bang Xô Viết nhằm lật đổ Chủ Tịch Mikhail Gorbachev để cứu lấy đảng Cộng Sản – với hậu quả là làm Liên Xô tan rã rồi sụp đổ. Tổng Thống Putin của Liên Bang Nga đang tiến hành một việc tương tự, nhưng trông mong một hậu quả khác.
Tiếp theo kỳ trước, kỳ này, Hồ Sơ Người-Việt nói về chuyện cũ để tìm hiểu tương lai của Putin.

ASEAN và con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc


Nằm trong Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (OBOR), Con đường tơ lụa trên biển (MSR) là một bước đi kinh tế có ảnh hưởng chiến lược tới khu vực Đông và Nam Á. Tuy nhiên, hiện có những nghi vấn về mục tiêu của Trung Quốc: MSR phải chăng vì kinh tế thuần túy hay đây chỉ là “bình phong” cho mục tiêu an ninh chính trị? Nếu chỉ là về lợi ích kinh tế thì mục tiêu cụ thể của MSR là gì?

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Tưởng Năng Tiến – Nó Sập Rồi Sao



Tưởng Năng Tiến – Nó Sập Rồi Sao


Chế độ này thế nào cũng sụp đổ.
Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?

Tôi vốn hay lo nên cứ chần chừ mãi mà vẫn chưa lần nào (dám) ghé thăm Hà Nội. Đường thì xa, vé tầu thì mắc, thực phẩm thì không an toàn, và lỡ hành lý lại bị mất ráo ở phi trường (Nội Bài) thì thấy mẹ!
Đã thế, nhà cửa Hà Nội lại còn hay bị sập. Khoảng giờ này năm ngoái, ngày 23 tháng 9 năm 2015, báo Ngày Nay buồn bã loan tin: “Sập nhà 107 Trần Hưng Đạo khiến hai người chết.”

Mai Loan: CHỪNG NÀO THÌ DONALD TRUMP MỚI “THỨC TỈNH”?


… Tình hình thời sự chính trị tại Hoa Kỳ, đặc biệt liên quan đến cuộc vận động bầu cử tổng thống, thường là chỉ thực sự sôi nổi trở lại vào đầu tháng 9, sau ngày lễ Lao Động, cùng thời điểm với mùa tựu trường của đa số học sinh và sinh viên trên toàn quốc. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu thời điểm tranh đua ráo riết giữa 2 ứng cử viên của 2 chính đảng trong 2 tháng cuối cùng để mong lấy phiếu ủng hộ của đa số các cử tri thuộc khuynh hướng trung dung hoặc độc lập, và đến lúc đó vẫn còn chưa quyết định sẽ ủng hộ cho ai…

Trách nhiệm pháp lý của chính phủ Lào         
Hoàng Việt gửi cho BBC từ TP HCM 


Chính phủ Lào luôn mong muốn trở thành “bình ắc quy của khu vực Đông Nam Á” vì nếu làm được như vậy, họ có điều kiện để phát triển nền kinh tế của họ.
Để đạt được mục tiêu này, Lào có kế hoạch xây dựng khoảng 70 đập thủy điện trên cả dòng chính lẫn dòng nhánh của sông Mekong.
Tuy nhiên, có rất ít hoặc gần như không có quy hoạch về môi trường trong kế hoạch phát triển thủy điện của Chính phủ Lào. Điều này đã gây ra tranh cãi về những mâu thuẫn giữa một bên là chính sách phát triển kinh tế của Lào với một bên là việc gìn giữ, bảo vệ môi trường đối với khu vực hạ lưu sông Mekong.

Bất tuân dân sự
(Song ngữ Việt-Anh)

Henry David Thoreau (1817-1861)
Phạm Nguyên Trường dịch 


“Civil Disobedience”, bài luận nổi tiếng nhất của Henry David Thoreau (1817-1862), nhà văn và nhà tư tưởng Mỹ, ra đời sau khi ông bị giam một đêm trong tù vì khước từ đóng thuế để phản đối cuộc Chiến tranh Mexico và chế độ nô lệ đang phát triển ở Mỹ. 160 năm sau, sau những gì đang diễn ra trên khắp thế giới càng thấy bài tiểu luận này vẫn đầy tính thời sự, và không chỉ đối với nước Mỹ. 

Lần Dở Những Trang Ký Sự Cũ Của Cụ Trần Văn Ân:

MỘT CUỘC ĐỜI, MỘT THẾ KỶ VÀI NÉT VỀ ĐẤU SĨ TRẦN VĂN ÂN
Nguyễn Văn Trần


Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Lê Phan: Chuyện ông phó đại sứ Bắc Hàn



Lê Phan: Chuyện ông phó đại sứ Bắc Hàn 


Hôm thứ ba vừa qua, trước là báo chí sau đó chính phủ Nam Hàn chính thức công nhận là ông Thae Yong Ho, phó đại sứ Bắc Hàn tại Luân Đôn, đã bỏ hàng ngũ và đã được chính phủ cho tị nạn ở Nam Hàn.
Ông Thae, như vậy, đã là nhân vật cao cấp nhất trong hàng ngũ ngoại giao Bắc Hàn đào thoát. Nghe đâu chính quyền Bình Nhưỡng đã hoàn toàn bất ngờ trước tin này và hầu như lúc đầu ú ớ không có phản ứng. Mà ngạc nhiên cũng phải vì các nhà ngoại giao Bắc Hàn là những người được tín nhiệm cũng như được hưởng nhiều đặc quyền nhất trong thế giới kỳ lạ của Bắc Hàn. Vậy điều gì khiến ông Thae khác hẳn những người khác?

Bộ phim tài liệu lên án quan chức Trung Quốc hiếp dâm trẻ em đoạt nhiều giải thưởng


Los Angelles – Nhà làm phim Nanfu Wang, có trụ sở tại thành phố New York, vừa mới hoàn thành xong bộ phim tài liệu đầu tay của cô tại Trung Quốc nói về một chuyến đi thăm nhà hoạt động nữ quyền đầy cá tính có biệt danh là “Côn đồ Sparrow” (Hooligan Sparrow). Cô Wang cho biết rằng, trong chuyến đi vào mùa hè đó, bản thân cô đã bị sốc nặng khi phải chứng kiến những sự kiện xảy ra trên chính quê hương của mình.
“Ngay tại thời điểm đó, tất cả những gì tôi muốn làm là phải quay một bộ phim tài liệu về chuyện đó”, cô nói. “Tôi muốn phơi bày cho cả thế giới biết. Tôi muốn mọi người thấy rõ về nó”.

Trò Chơi Thế Vận
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 160822


Thế Vận Hội 2016 tại Rio de Janeiro đã kết thúc hôm 21 và xứ Brazil thở ra nhẹ nhõm.

Sau gần 10 năm chuẩn bị, tốn 12 tỷ đô la cho một sinh hoạt thể thao quốc tế qua 16 ngày thi đấu giữa 11 ngàn lực sĩ từ 207 phái đoàn, mà không có tai nạn đáng kể, Cộng hòa Liên bang Ba Tây, República Federativa do Brasil theo tiếng Bồ Đào Nha, bắt đầu thu dọn chiến trường và tính sổ lời lỗ. Nhiều phần thì lỗ hơn lời, nhưng được tiếng là quốc gia Nam Mỹ đầu tiên được tổ chức Thế Vận Hội.

Khi ấy chúng ta mới thấm thía cái tên gọi, Olympic Games hay Jeux Olympiques, Trò chơi Thế vận, trò chơi tốn tiền.... Như trong mọi bài kế toán kinh tế, ai bị tốn và ai hưởng? 

HIỆP ĐỊNH PARIS KHÔNG CỨU ĐỒNG BẰNG CỬU LONG KHỎI NGẬP MẶN
Thanh Phương - RFI 


Vào cuối tháng 4 vừa qua, 175 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đã được thông qua tại hội nghị COP21 ở Paris cuối tháng 12 năm ngoái. Hiệp định Paris đề ra mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2°C, với kỳ vọng là không quá 1,5°C vào cuối thế kỷ 21. Nhưng cho dù có đạt được mục tiêu này thì Hiệp định Paris vẫn không thể chặn đứng được tình trạng nước biển dâng cao, tức là sẽ không ngăn chận được tình trạng ngập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Lưu Tường Quang - Hiệp Định Genève 1954: bài học gì cho Bộ Chính Trị
ĐCSVN ngày nay?


Hiệp định Genève 1954 là hiệp định đình chiến được kí kết tại thành phố Genève, Thụy Sỹ để khôi phục hòa bình ở Đông Dương.
Bài viết đánh dấu 60 năm Hiệp Định Genève được soạn thảo với một hi vọng nho nhỏ là chúng ta có thể học được kinh nghiệm của quá khứ đau buồn mà đất nước Việt Nam thân yêu đã phải trải qua. Hiệp Định nầy và hậu quả của nó đã được trình bày từ nhiều quan điểm khác nhau, kể cả tài liệu khá đầy đủ của Bộ Quốc Phòng Mỹ, The Pentagon Papers (1971).

Hiệp định Genève (20-7-1954)
Trần Gia Phụng


Chiến tranh Triều Tiên hay Cao Ly (Korea) kết thúc bằng hiệp ước đình chiến được ký kết ở  Panmunjon (Bàn Môn Điếm), ngày 27-7-1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38.  Đây chỉ là hiệp ước đình chiến, chứ không phải là hòa ước giữa các bên lâm chiến.  Dầu vậy, hiệp ước và giải pháp chia hai nước Triều Tiên được một số nước, kể cả Pháp, xem là mẫu mực để giải quyết vấn đề Đông Dương.
Ngày 4-8-1953 Liên Xô đề nghị họp hội nghị ngũ cường gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) vào tháng 9-1953 để tiếp tục giải quyết những tranh chấp ở Triều Tiên, đồng thời tại khu vực Á Châu, trong đó nóng bỏng nhất là vấn đề Việt Nam.