70 năm nhìn lại: Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC
LẬP
Trong lịch sử tranh đấu giành độc
lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà
cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11
tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm
1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai
lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ
biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết
hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ
được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng
thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.
Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh’s Independence Declaration
Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí
Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts, K.
W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University
Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.
Nói về mặt chính trị, Tuyên ngôn Độc
lập do Hồ Chí Minh đọc trước đám đông ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945 là một trong
những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với nhiều
người thì nó biểu trưng cho hồi cáo chung của sự cai trị ngoại quốc, mặc dù
chuyện này còn cần đến chín năm thử thách bằng máu lửa. Chắc chắn nó đánh dấu
việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), tiền thân của hệ thống
nhà nước ngày nay, mặc dù ông Hồ đã cẩn trọng gọi tên chính quyền của mình là
lâm thời, đợi tổng tuyển cử cả nước và ban hành hiến pháp.
Cơ bản hơn thì bản Tuyên ngôn chứa
đựng một thế giới quan đầy kịch tính, một lịch sử cô đặc, một vài khẳng định
táo bạo, những cụm từ sinh động, và hình tượng đầy cảm xúc – tất thảy những điều
này nhằm cố gắng thu hút trí tưởng tượng của trước tiên là những khán thính giả
trực tiếp trong số hàng mấy trăm ngàn người, và sau đó là của hàng triệu người
Việt Nam khi họ nghe lại hoặc đọc nó trên báo chí. Cùng với hình ảnh trực quan
của một quý ông mảnh khảnh lúc tuyên bố độc lập cho Việt Nam sau 80 năm chịu
ách nô dịch, những điều Hồ Chí Minh nói với người dân ngày ấy đã giúp tiếp
nhiên liệu cho cuộc tranh đấu sau đó chống trước tiên là việc quay lại của người
Pháp, và tiếp sau là người Mỹ. Trớ trêu thay, tuy những phần then chốt trong bản
Tuyên ngôn không nhắm trực tiếp đến người Việt mà nhắm đến người nước ngoài
nhưng lại bị phần lớn những thành phần được nhắm tới đó làm lơ đi.
Jonathan London: Ngày 2 tháng 9 năm 1945
70 năm sau khi bản tuyên ngôn độc
lập được đọc tại Ba Đình, Hà Nội, xin chúc người dân Việt Nam mọi thành công
trên con đường đi đến một quốc gia độc lập, dân chủ, tự do, văn minh. Lịch sử
cho thấy, cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do và công bằng xã hội ít khi là một
con đường thẳng. Vậy, thì ta nên đánh giá thế nào thành tựu của Việt Nam đối với
những nguyện vọng được nêu ra cách đây đúng 70 năm? Hỏi lớn thế hả?
Tôi không dám trả lời, đó là công
trình lớn lắm. Chỉ đề nghị ta không nên nhìn lại quá khứ một cách lãng mạn, mà
cũng không nên nhìn hiện tại một cách ảo tưởng. Cũng xin chỉ trích câu nói
mà cho rằng Việt Nam của ngày nay “tự do hơn trước”, không phải vì nó không có
cơ sở mà vì nó không liên quan đến đúng vấn đề: Cần phải làm gì để Việt Nam trở
thành một xã hội dân chủ tự do văn minh.
Không nên kiếm cớ né tránh những
câu hỏi cần được trả lời như: Vì sao, và vì những lý do cụ thể gì, mà tới năm
2015 Việt Nam vẫn chưa làm được những điều được chính HCM tuyên bố ở Ba Đình
cách đây 70 năm? Và cần làm gì, cần khắc phục những gì cụ thể, để đạt được những
nguyện vọng đó. Nếu “đổi mới” suốt 30 năm mà chưa giải quyết những vấn đề đó
thì đổi mới thực sự có nghĩa gì?
Toàn văn Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
DECLARATION OF INDEPENDENCE OF THE
DEMOCRATIC REPUBLIC OF VlET-NAM
(September 2, 1945)
(Song ngữ Việt-Anh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét