Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Lê Phan: Chuyện ông phó đại sứ Bắc Hàn



Lê Phan: Chuyện ông phó đại sứ Bắc Hàn 


Hôm thứ ba vừa qua, trước là báo chí sau đó chính phủ Nam Hàn chính thức công nhận là ông Thae Yong Ho, phó đại sứ Bắc Hàn tại Luân Đôn, đã bỏ hàng ngũ và đã được chính phủ cho tị nạn ở Nam Hàn.
Ông Thae, như vậy, đã là nhân vật cao cấp nhất trong hàng ngũ ngoại giao Bắc Hàn đào thoát. Nghe đâu chính quyền Bình Nhưỡng đã hoàn toàn bất ngờ trước tin này và hầu như lúc đầu ú ớ không có phản ứng. Mà ngạc nhiên cũng phải vì các nhà ngoại giao Bắc Hàn là những người được tín nhiệm cũng như được hưởng nhiều đặc quyền nhất trong thế giới kỳ lạ của Bắc Hàn. Vậy điều gì khiến ông Thae khác hẳn những người khác?

Bộ phim tài liệu lên án quan chức Trung Quốc hiếp dâm trẻ em đoạt nhiều giải thưởng


Los Angelles – Nhà làm phim Nanfu Wang, có trụ sở tại thành phố New York, vừa mới hoàn thành xong bộ phim tài liệu đầu tay của cô tại Trung Quốc nói về một chuyến đi thăm nhà hoạt động nữ quyền đầy cá tính có biệt danh là “Côn đồ Sparrow” (Hooligan Sparrow). Cô Wang cho biết rằng, trong chuyến đi vào mùa hè đó, bản thân cô đã bị sốc nặng khi phải chứng kiến những sự kiện xảy ra trên chính quê hương của mình.
“Ngay tại thời điểm đó, tất cả những gì tôi muốn làm là phải quay một bộ phim tài liệu về chuyện đó”, cô nói. “Tôi muốn phơi bày cho cả thế giới biết. Tôi muốn mọi người thấy rõ về nó”.

Trò Chơi Thế Vận
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 160822


Thế Vận Hội 2016 tại Rio de Janeiro đã kết thúc hôm 21 và xứ Brazil thở ra nhẹ nhõm.

Sau gần 10 năm chuẩn bị, tốn 12 tỷ đô la cho một sinh hoạt thể thao quốc tế qua 16 ngày thi đấu giữa 11 ngàn lực sĩ từ 207 phái đoàn, mà không có tai nạn đáng kể, Cộng hòa Liên bang Ba Tây, República Federativa do Brasil theo tiếng Bồ Đào Nha, bắt đầu thu dọn chiến trường và tính sổ lời lỗ. Nhiều phần thì lỗ hơn lời, nhưng được tiếng là quốc gia Nam Mỹ đầu tiên được tổ chức Thế Vận Hội.

Khi ấy chúng ta mới thấm thía cái tên gọi, Olympic Games hay Jeux Olympiques, Trò chơi Thế vận, trò chơi tốn tiền.... Như trong mọi bài kế toán kinh tế, ai bị tốn và ai hưởng? 

HIỆP ĐỊNH PARIS KHÔNG CỨU ĐỒNG BẰNG CỬU LONG KHỎI NGẬP MẶN
Thanh Phương - RFI 


Vào cuối tháng 4 vừa qua, 175 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đã được thông qua tại hội nghị COP21 ở Paris cuối tháng 12 năm ngoái. Hiệp định Paris đề ra mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2°C, với kỳ vọng là không quá 1,5°C vào cuối thế kỷ 21. Nhưng cho dù có đạt được mục tiêu này thì Hiệp định Paris vẫn không thể chặn đứng được tình trạng nước biển dâng cao, tức là sẽ không ngăn chận được tình trạng ngập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Lưu Tường Quang - Hiệp Định Genève 1954: bài học gì cho Bộ Chính Trị
ĐCSVN ngày nay?


Hiệp định Genève 1954 là hiệp định đình chiến được kí kết tại thành phố Genève, Thụy Sỹ để khôi phục hòa bình ở Đông Dương.
Bài viết đánh dấu 60 năm Hiệp Định Genève được soạn thảo với một hi vọng nho nhỏ là chúng ta có thể học được kinh nghiệm của quá khứ đau buồn mà đất nước Việt Nam thân yêu đã phải trải qua. Hiệp Định nầy và hậu quả của nó đã được trình bày từ nhiều quan điểm khác nhau, kể cả tài liệu khá đầy đủ của Bộ Quốc Phòng Mỹ, The Pentagon Papers (1971).

Hiệp định Genève (20-7-1954)
Trần Gia Phụng


Chiến tranh Triều Tiên hay Cao Ly (Korea) kết thúc bằng hiệp ước đình chiến được ký kết ở  Panmunjon (Bàn Môn Điếm), ngày 27-7-1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38.  Đây chỉ là hiệp ước đình chiến, chứ không phải là hòa ước giữa các bên lâm chiến.  Dầu vậy, hiệp ước và giải pháp chia hai nước Triều Tiên được một số nước, kể cả Pháp, xem là mẫu mực để giải quyết vấn đề Đông Dương.
Ngày 4-8-1953 Liên Xô đề nghị họp hội nghị ngũ cường gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) vào tháng 9-1953 để tiếp tục giải quyết những tranh chấp ở Triều Tiên, đồng thời tại khu vực Á Châu, trong đó nóng bỏng nhất là vấn đề Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét