Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

THƯ QUÁN BẢN THẢO SỐ 71



THƯ QUÁN BẢN THẢO SỐ 71
THƯ TÒA SOẠN

Hằng năm mỗi gia đình Việt Nam đều không quên ngày giỗ kỵ. Đó là ngày để đốt lại nén hương, thẻ nhang, để bồi hồi tưởng nhớ người khuất bóng, nhắc nhở con cháu về tổ tiên ông bà hay những người đã đi trước...
TQBT cũng vậy. Chúng tôi tự xem nó như một mái nhà của văn học nghệ thuật miền Nam. Và ngày giỗ trong tháng 6 âm lịch này là ngày giỗ của nhà dịch giả tài hoa Phùng Thăng.
Chị đã ra đi cách đây 41 năm. Theo người nhà của chị, chị mất ngày 10 tháng 6 năm Ất Mão (nhằm ngày 18-7-1975) tại Campuchia.
Mục đích của kỳ báo này là - ngoài nỗi tiếc thương về một người tài hoa bạc mệnh- chúng tôi còn muốn bổ túc thêm một số bài viết và tài liệu sách báo mà mà chúng tôi nhận được sau khi TQBT số 59 chủ đề Phùng Thăng được phát
hành cách đây hai năm.
Phần hai của nội dung là “văn nạn miền Bắc 1963” mà ít ai biết kể từ sau vụ Nhân văn Giai phẩm bị đàn áp vào năm 1958. Đặc biệt là hai truyện dài: Phá Vây của Phù Thăng và Vào Đời của Hà Minh Tuân. Tác phẩm bị kết án, tác giả bị trù dập, cấm viết , chuyển ngành. Mãi đến nửa thế kỷ sau, danh dự của họ cùng với danh dự của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm được phục hồi. Tuy nhiên nhà nước CS vẫn coi việc trù dập này chỉ là “tai nạn văn chương” không hơn không kém!.

THƯ QUÁN BẢN THẢO SỐ 71 (pdf file)


Goi cac ban E book TQBT 71 de tuy nghi xu dung va pho bien den be ban.
Trường hợp cầndạng WORD xin vui lòng cho biết bài nào.
Báo giay đã được phát hành.

Thân mến
THT


Trần Thiện Đạo: Khi nghĩa tử không là nghĩa tận... Người viết: Trần hoài Thư


Tháng 8 năm 1967, bản dịch vở kịch “Những Ruồi” của J.P.Sartre do Phùng Thăng dịch được Thanh Hiên xuất bản. Đọc trên bìa ghi những tác phẩm sẽ xuất bản, chúng ta thấy Thanh Hiên là một nhà xuất bản chuyên trọng về lĩnh vực văn học và tư tưởng triết học. Các tác giả mà Thanh Hiên quảng cáo sắp in là Camus, J.P.Sartre, Nietzsche, Anderson, Tổ Quy Ngưỡng, Hermann Hesse, Sigmund Freud, Martin Heidegger,  Chơn Hạnh, Phạm Công Thiện, Bửu Đích, Tuệ Sỹ, Nguyễn Nguyên Phương. Riêng về tác phẩm Phùng Thăng sắp in ngoài  bản dịch Thế Giới Thiền  của Nancy Wilson Ross, Buồn Nôn của J. P. Sartre, Con sói miền hoang nguyên (sau này đổi thành Sói đồng hoang – dịch chung với Chơn Hạnh) của Hermann Hesse, “Thư cho Tiểu Phượng”,   một tuyển tập bốn tác giả: Linh Thoại, Phùng Thăng, Nhất Kiếm, Thiên Tứ (Tiểu Phượng là tên con gái đầu lòng của Phùng Thăng) ta thấy bà còn có thêm 2 tác phẩm triết luận là Theo Dấu Tình YêuChỉnh Lý tư tưởng Tây phương..  Điều này chứng tỏ ngoài khả năng dịch giả, bà  còn là nhà tư tưởng triết học  dù lúc ấy bà mới ngoài 20. 

DƯƠNG NHƯ NGUYỆN - THỬ BÀN VỀ VIỆC NHẬN ĐỊNH GIÁ TRỊ VĂN CHƯƠNG
NGHỆ THUẬT TRONG THI CA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI. (pdf file)


Từ thi ca hoài cổ đến sự ra đời của rừng cây mới:

Bắt đầu bằng một sự gợi ý: Từ Guy de Maupassant cho đến Thạch Lam – Sự rung động trong lòng người đọc văn chương sáng tác
Ngay từ thuở còn bé, tôi đã xúc động khi đọc truyện ngắn của Guy De Maupassant (“GDM”).
Câu chuyện đầu tiên tôi đọc là truyện một người phụ nữ mơ mộng, lấy chồng nghèo phải đi mượn một xâu chuỗi kim cương để dự một dạ hội của giới thượng lưu. Xâu chuỗi ấy đã làm thay đổi cả đời nàng. Trả cái giá thượng lưu.
Từ đó, cho đến khi khôn lớn, tôi tìm đọc tác phẩm của GDM, và không bao giờ thất vọng. Trong kho tàng văn chương thế giới, ông được coi là “ông hoàng của truyện ngắn” (King of ShortStories).
Nhà văn Hoa Kỳ Edgar Alan Poe rất thán phục GDM. Đối với tôi, từng truyện ngắn lãng mạn của GDM, ngay cả những truyện siêu thực có tính chất ma quái, vẫn là từng bài thơ xuôi rộng lớn về cuộc đời và tâm hồn con người, mà những chuỗi ngọc về sự mô tả tình tiết và tâm trạng.
Tuy nhiên, mãi cho đến ngày tôi 30 tuổi, tôi vẫn không hiểu rõ tại sao mình thích văn của GDM.
Đọc văn ông, tôi rung động như đọc Gió Đầu Mùa của Thạch Lam. Thạch Lam là Việt Nam và GDM là người Pháp. Đem so sánh giữa hai người đòi hỏi một sự thẩm định văn chương, nghệ thuật mà tôi không muốn làm, và chưa chắc đã đủ điều kiện để làm.
Vậy mà sự rung động trong tôi giống hệt nhau khi đọc văn của họ. Sự rung động đó từ đến từ đâu?
Sự rung động của độc giả chính là sự thành công của tác giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét