Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Tưởng Năng Tiến Việt Cộng / Trung Cộng



Tưởng Năng Tiến  Việt Cộng / Trung Cộng  


… Trung quốc có biên giới với hàng chục chục nước, có nước rất nhỏ bé, dân số chỉ có chưa đầy một triệu dân như Bhutan. Vậy mà Trung quốc không làm gì được, trong khi đó thì Trung quốc chỉ bắt nạt ta, chèn ép dân tộc ta. Sao thế?
Trăng với sao gì? Hèn hạ đến thế mà không bị bị bắt thì mới là chuyện lạ. Đời vẫn vốn không nương người thất thế mà Việt Cộng lại lựa thế qùi nên bị bợp tai và đá đít là lẽ tất nhiên.
Chỉ có điều cần minh định là không thể đồng nhất sự hung hãn của Đảng Cộng Sản Trung Hoa và sự bạc nhược của Đảng Cộng Sản Việt Nam với dân Tầu và dân Việt. Hai cái đảng ôn dịch này không có đủ tính chính danh và chính đáng để đại diện cho bất cứ ai ngoài chính chúng nó.
Có dân tộc nào mà ưa chuộng chiến tranh? Dân Tầu chả có lý do gì để hiếu chiến. Dân Việt Nam cũng thế. Tuy thế, dân tộc này chưa bao giờ ngại ngần trong việc chống lại ngoại xâm. 

Chuyện của một thời 


… Người Đà Lạt nói : “ba chiều, chín chiều”, nghĩa là ba chiều mưa, qua đến chiều thứ tư vẫn còn mưa, thì sẽ mưa thêm 5 chiều nữa. Đà Lạt lúc này đang mưa đến chiều thứ ba rồi, và có lẽ trong những ngày cuối tháng tư này, mai sẽ còn mưa nữa, mưa cho đủ chín chiều, có khác gì “cửu hồi trường”, chín chiều quặn đau?
Tôi nhìn ra sân vườn, mưa vẫn rơi rả rích. Mưa rơi trên khóm trúc sát bên cửa sổ, rơi từng giọt một, chẳng vội vàng gì. Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện 400 năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao nhiêu chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn !

Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu 


… Dương Nghiễm Mậu cần rất nhiều thời gian để vẽ vòng tròn văn chương của mình. Lịch sử và số phận cũng đặt lên vai Dương Nghiễm Mậu quá nhiều gánh nặng và thử thách. Những truyện ngắn đầu tiên của Dương Nghiễm Mậu viết về tình cảnh điêu tàn của Bắc Việt khi chiến tranh mới nổ ra, con người đất Bắc khốn khổ lao mình vào những trốn chạy không ngừng, và cũng không hy vọng. Vực thẳm chia cách đất nước ("không thể ngờ là lịch sử nước ta lại có một thời kỳ sông Gianh thứ hai" - lời một nhân vật của Dương Nghiễm Mậu) lại đòi hỏi những tác phẩm mới ở Dương Nghiễm Mậu. Tác phẩm văn chương lớn nhất về Mậu Thân là tác phẩm nào? Lại là Dương Nghiễm Mậu: đó là bút ký Địa ngục có thật. Vòng tròn của Dương Nghiễm Mậu cứ tiếp tục phải mở ra, mở đến mức nào thì mới chứa đựng được nhiều vực thẳm đến như vậy? Mà như thế đâu đã hết, sự chịu đựng của Dương Nghiễm Mậu còn bị thử thách tiếp, ngay cả sau năm 1975 - có thể đây mới là thử thách lớn nhất.

Gia tài người mẹ. Dương Nghiễm Mậu

… Tôi là đứa con ngoan trong một gia đình nền nếp, ngoan hơn tất cả các anh chị, thầy tôi vẫn gọi tôi là “con gái rượu”, mẹ tôi nói con út sẽ là đứa mẹ tôi được nhờ cậy lúc về già, và là đứa con sẽ được nhiều sung sướng. Nhưng không, tôi là đứa con cha mẹ không được nhờ, tôi đã cướp công tất cả, cho nên những lúc nghĩ lại tôi chỉ còn biết khóc. Nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Những đứa con tôi đã trưởng thành, có đứa đã chết...

Lênh đênh qua cửa thần phù. Dương Nghiễm Mậu

Gồm 3 truyện ngắn:
Gọi Hồn
Về Nhà
Kẻ Khắc Mặt Quỷ


Con đường Nguyễn Du 


Ta hãy bước vào một vùng trời khác.
Vùng trời của “trăm năm trong cõi người ta”. Câu thơ ấy tột cùng đơn giản, nhưng cứ nghĩ kỹ thêm, đến một lúc, ta nhận ra dường như đã không thực sự hiểu nó, và nghĩ thêm nữa, thêm thật nhiều nữa, có vẻ như ta hoàn toàn không hiểu câu thơ ấy nói gì. “Cõi người ta” thật ra là cõi người của chúng ta, hay là cõi của những người ta đâu đâu kia, chẳng một chút liên quan? Hiểu theo cách thứ nhất, Nguyễn Du ở trong, hiểu theo cách thứ hai, Nguyễn Du ở ngoài. Vòng tròn trăm năm ấy có Nguyễn Du ở trong hay để lọt Nguyễn Du ra bên ngoài? “Những điều trông thấy” là những điều trông thấy của sự tham dự hay những điều nhìn từ một khoảng cách?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét