Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Hạn hán và chính sách “gạo là trên hết” đưa nông dân Việt Nam vào tình trạng nguy kịch



The New York Times
Drought and ‘Rice First’ Policy Imperil Vietnamese Farmers
Hạn hán và chính sách “gạo là trên hết” đưa nông dân Việt Nam vào tình trạng nguy kịch

(Song ngữ Anh-Việt)


Sóc Trăng, Việt Nam – Khi  những cây lúa non bắt đầu khô héo trên cánh đồng của cô Lâm Thị Lợi nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long – vùng thường xuyên xanh tươi của Việt Nam, cô Hợi đã phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: Để chúng chết trong đất khô hạn hay bơm nước mặn từ sông để cho cây lúa có một cơ hội sống.
Cũng như nhiều người nông dân đã có kinh nghiệm ở đây, cô Hợi đã mạo hiểm với nước mặn. Lúa trong ruộng của cô đã chết trong vòng vài ngày.

Điểm Nhấn trong ngày:

-         2.000 tỷ cứu hạn: Cây trồng đã chết khát, các Bộ vẫn họp bàn... giải ngân
-         Quá trình phê duyệt TPP “gặp phức tạp từ phía Mỹ”
-         “Thượng viện Mỹ sẽ không bỏ phiếu về TPP năm nay”
-         Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel phản đối TPP
-         Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng đường sắt Vũng Áng-Viêng Chăn
-         Đường sắt Côn Minh - Singapore


Chủ nghĩa tư bản với bản sắc Trung Quốc: Tại sao ĐCSTQ không danh chính ngôn thuận từ bỏ chủ nghĩa Marxist
Tác giả: Trình Hiểu Nông | Dịch giả: Phạm Duy


Tiến sĩ Trình Hiểu Nông (Cheng Xiaonong) là một học giả về chính trị và kinh tế của Trung Quốc tại New Jersey. Ông tốt nghiệp Đại học Nhân Dân – nơi ông lấy được bằng thạc sĩ kinh tế học, và Đại học Princeton – nơi ông lấy bằng tiến sĩ ngành xã hội học. Ở Trung Quốc, ông Trình là một nhà nghiên cứu chính sách và là trợ lý của cựu Lãnh đạo Đảng Triệu Tử Dương, khi ông Triệu là thủ tướng. Ông Trình từng là học giả thỉnh giảng tại Đại học Gottingen và Princeton, và ông từng là tổng biên tập của tạp chí nghiên cứu Trung Quốc hiện đại. Các bài bình luận và chuyên mục của ông thường xuyên xuất hiện trên truyền thông tiếng Hoa hải ngoại.

LS Nguyễn Văn Thân: Đối tác thương mại, đối thủ chiến lược


Vào ngày Thứ sáu 15/8 vừa qua, Tổng trưởng Ngân khố Scott Morrison đã chính thức loan báo là Úc sẽ không cho phép Grid Corp và Cheung Kong Infrastructure (CKI) tham gia đấu thầu mua lại 50.4% của Công ty Ausgrid qua hợp đồng thuê mướn 99 năm ước lượng trị giá hơn 14 tỷ Úc kim. Theo Tạp chí Fortune, Grid Corp là một tập đoàn công ty quốc doanh của Trung Quốc lớn thứ hai trên toàn thế giới có thu nhập hàng năm lên tới 330 tỷ Mỹ kim và chỉ đứng sau Walmart của Mỹ với thu nhập hàng năm khoảng 482 tỷ Mỹ kim (hơn gấp đôi GDP của Việt Nam). Còn CKI là một công ty Hồng Kông do tỷ phú Lý Gia Thành (Li Ka-shing) làm chủ với đa số cổ phiếu.

Hùng Tâm: Putin nhớ Gorbachev, và thương mình


Cách mạng Tháng Tám và ngày tàn Xô Viết

Tuần qua, thế giới lại quên một biến cố xảy ra 25 năm trước. Nếu nhớ ra, người ta có thể hiểu vì sao Liên bang Nga và Vladimir Putin lại chẳng nên mừng…
Biến cố đó là cuộc đảo chánh ngày 19 Tháng Tám năm lại Liên Bang Xô Viết nhằm lật đổ Chủ Tịch Mikhail Gorbachev để cứu lấy đảng Cộng Sản – với hậu quả là làm Liên Xô tan rã rồi sụp đổ. Tổng Thống Putin của Liên Bang Nga đang tiến hành một việc tương tự, nhưng trông mong một hậu quả khác.
Tiếp theo kỳ trước, kỳ này, Hồ Sơ Người-Việt nói về chuyện cũ để tìm hiểu tương lai của Putin.

ASEAN và con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc


Nằm trong Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (OBOR), Con đường tơ lụa trên biển (MSR) là một bước đi kinh tế có ảnh hưởng chiến lược tới khu vực Đông và Nam Á. Tuy nhiên, hiện có những nghi vấn về mục tiêu của Trung Quốc: MSR phải chăng vì kinh tế thuần túy hay đây chỉ là “bình phong” cho mục tiêu an ninh chính trị? Nếu chỉ là về lợi ích kinh tế thì mục tiêu cụ thể của MSR là gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét