…Libération
dành nguyên trang nhất để đăng hình ảnh Fidel Castro cùng lời kể « Ngày xửa
ngày xưa có một cuộc Cách mạng » để bắt đầu câu chuyện về « một lãnh
tụ giải phóng dân tộc nhưng sau trở thành một nhà độc tài ». Bài xã luận,
trong phụ san đặc biệt của Libération cho rằng cái chết của vị lão trượng Cuba
đến quá muộn : 16 năm sau khi chấm dứt một thế kỷ cách mạnh mà Fidel Castro là
tâm điểm và 27 năm sau khi thế giới cộng sản tan rã.
Fidel
Castro từng bán máu tù nhân Cuba cho Việt Nam
« Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của
mình ». Câu nói đầy cảm động của Fidel Castro lâu nay vẫn được lưu truyền,
và báo chí Việt Nam thường xuyên nhắc lại.
Sự thật có lẽ phũ phàng hơn nhiều: Cuba đã từng chuyển
giao máu cho Việt Nam, nhưng máu không phải được hiến mà được bán!
Counting
victims of the Castro regime: Nearly 11,000 to date
The Cuba Archive project (www.cubaarchive.org) has
already begun the heavy lifting by attempting to document the loss of life
attributable to revolutionary zealotry. The project, based in Chatham, N.J.,
covers the period from May 1952 -when
the constitutional government fell to Gen. Fulgencio Batista - to the present. It has so far
verified the names of 9,240 10,723 victims
of the Castro regime and the circumstances of their deaths [through 2016].
Archive researchers meticulously insist on confirming stories of official
murder from two independent sources.
Vĩnh
biệt nhà giáo, nhà văn "Gỡ Rối Tơ Lòng" (1934-2016)
Một cây viết cộng tác thường xuyên của Nhật Báo Viễn
Đông đã ra đi vĩnh viễn. Theo thông báo của gia đình, bà Marie Elizabeth Nguyễn
Thị Hồng Diệp đã mãn phần thứ Sáu, ngày 25 tháng 11, 2016 tại Houston, Texas,
hưởng thọ 82 tuổi.
Trước khi bước vào nghề viết văn, viết báo sau năm
1975, bà Nguyễn Thị Hồng Diệp là giáo sư trường Trung Học Trưng Vương và trường
nữ Sainte Enfance ở Sài Gòn.
Hồi tôi còn đi học, một trong những cuốn sách được
coi như là nền tảng của ngành ngoại giao là cuốn sách của Sir Harold Nicolson,
một nhà ngoại giao Anh sau ra ứng cử hạ viện. Mang cái tên Diplomacy: A Basic
Guide to the Conduct of Contemporary Foreign Affairs, viết hồi năm 1939, cuốn
sách mỏng này trong một thời gian đã được coi như bửu bối của ngành ngoại giao.
Những
Vấn Đề Kiểm Phiếu Bầu Cử Tổng Thống Tại Wisconsin, Michigan, Pennsylvania
Gần đây cuộc bầu cử Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ
năm 2016 lại thêm hỗn độn do biến cố phát động bởi Jill Stein, UCV Tổng Thống đảng
độc lập Green Party. Đảng này theo khuynh hướng xã hội môi sinh [Eco-Socialist],
từng huy động mạnh bởi Ralph Nader trong mùa bầu cử 2008, nay sát cánh với đường
lối chính trị của Bernie Sanders, Dân Chủ khuynh tả gần Xã Hội Chủ Nghĩa.
RFI:
Trường Sa: Giải mã 5 loại công trình Trung Quốc đã xây
Một bệnh viện mới, ba phi đạo dài 3.000 mét, năm ngọn
hải đăng, một vùng phủ sóng viễn thông 4G ở mức 100%... Trong thời gian qua,
Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ vào việc xây dựng và mở rộng cơ sở
hạ tầng trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa. Mục
tiêu của Bắc Kinh rất hiển nhiên : củng cố quyền kiểm soát trên toàn bộ Biển
Đông thông qua các tiền đồn cách xa lục địa Trung Quốc cả ngàn cây số.
Trung
Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ được không?
Trước thềm Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Lima, Peru, dư luận phương Tây xuất
hiện nhiều lời bàn luận về vấn đề quản trị thế giới. Do ông Donald Trump đắc cử
Tổng thống Mỹ và trong thời gian tranh cử ông đưa ra cương lĩnh chính trị tuyên
bố nếu đắc cử thì sẽ hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
rút ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nên một số cơ quan
truyền thông phương Tây cho rằng Mỹ đang từ bỏ quyền lãnh đạo thế giới. Cũng có
thể là lời nói khi tức giận, họ cho rằng “siêu cường mới” Trung Quốc sẽ thay Mỹ
“lãnh đạo thế giới”.
Giới thiệu:Chính sách toàn cầu hóa kinh tế trong giai đoạn phát triển từ năm 1972 đến nay tròn 44 năm và đang được điều chỉnh. Thế giới đang điều chỉnh bằng cách trở lại thời kỳ bảo thủ (protectionism) dù vẫn phải bảo thủ trong nội dung toàn cầu hóa, bởi vì các mối tương quan và phụ thuộc về kinh tế quốc tế đã phát triển đến mức không thể hoàn toàn trở lại như thời kỳ trước Thếchiến Thứ hai. Dù dưới mức độ nào, đối với các nước đang phát triển đây là một khó khăn vì sự phát triển của các nước này phụ thuộc vào toàn cầu hóa và toàn cầu hóa đem lại cho họ nhiều mối lợi hơn các nước tiên tiến. Riêng với Việt Nam, ngoài lý do kinh tế còn có lý do chính trị vì Việt Nam giống như Trung Cộng đều đặt dưới sự cai trị bởi đảng CS độc tài. Với chiến thắng của Donald Trump và sự yếu kém của các quốc gia thuộc khối ASEAN, khả năng Việt Nam sẽ bị “Phần Lan Hóa” ngày càng rõ hơn. Một cách vắn tắt, “Phần Lan hóa” (Finlandization), có nghĩa “để trở nên Phần Lan”, là một khái niệm chính trị để chỉ ảnh hưởng của một cường quốc trên các chính sách đối nội, đối ngoại và quốc phòng của một quốc gia láng giềng nhỏ, bị cô lập, không phải là thành viên của một liên minh quân sự và không nhận được sự bảo vệ của các cường quốc. Khái niệm này bắt nguồn từ chính sách của chính phủ Phần Lan chấp nhận các chính sách của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ năm 1947 đến năm 1990 để đáp ứng với thực tế chính trị thời bấy giờ. Bài viết Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” (Finlandization) này được viết vào tháng 8, 2014, nay xin giới thiệu lần nữa khi các điều kiện chính trị đang diễn ra theo chiều hướng đã được bàn, đồng thời đây cũng là một đóng góp về kiến thức và lý luận cho những người Việt quan tâm đến tương lai đất nước.
Trong bài viết Việt Nam đối diện với việc “Phần Lan hóa” từ Trung Quốc (Vietnam Faces ‘Finlandization’ from China) cuối tháng Năm, 2014 trên báo Asiasentinel, David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, viết: “Như vậy, trong khi Washington dường như đã sẵn sàng vẽ một lằn ranh quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng có thể Singapore và eo biển Malacca, Hải quân Hoa Kỳ đang từ bỏ việc đương đầu tại một khoảng xa cách từ bờ biển Việt Nam.” Tác giả viết tiếp “Điều đó có thể được hiểu rằng, Mỹ đang dự định chấp nhận nhìn Việt Nam bị “Phần Lan hoá”.
Cập nhật thực trạng nông nghiệp Việt Nam ngày nay.
Từng có nhiều bài học cay đắng cho nông dân ĐBSCL khi ồ ạt chạy theo phong trào, thấy cây nào, con gì cho lợi nhuận cao thì đổ xô trồng, nuôi. Hậu quả là khi cung vượt cầu, nông dân lại trắng tay
Cách đây không lâu, thấy cam sành cho lợi nhuận cao, hàng loạt hộ dân tại Hậu Giang, Vĩnh Long đã chuyển diện tích làm lúa sang trồng loại cây này.
Phải bỏ xứ ra đi
Kết quả kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh có 700 ha đất lúa chuyển sang trồng cam sành, nâng diện tích loại cây này lên 8.000 ha/41.000 cây ăn trái. Theo nhiều nông dân, nếu không bị dịch bệnh, 1 ha cam sành có thể thu được trên 200 triệu đồng trong 1 hoặc 2 năm đầu thu hoạch.
Kẻ tội đồ trì hoãn tái cơ cấu nông nghiệp
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-11-17
Tái cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam được mô tả là vẫn dậm chậm tại chỗ sau nhiều năm được tuyên truyền rộng rãi, hứa hẹn tăng cao thu nhập cho nông dân và nâng cao đời sống ở nông thôn. Lý do nào khiến kế hoạch này bị ách tắc và cách biệt giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng lớn hơn.
Nông thôn hiện nay không còn an toàn trong cuộc sống, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nhìn nhận như vừa nêu trong phiên chất vấn tại Quốc hội hôm 15/11/2016. Trước đó hai tuần, cũng tại diễn đàn Quốc hội, ngày 2/11/2016 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu ý kiến là cần sửa Luật Đất đai 2013 hủy bỏ qui định về hạn điền, những nội dung nằm trong Điều 129, điều 130.
Hạn điền: Nút thắt nông nghiệp
Nov 24, 2016
Tái cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam được mô tả là vẫn dậm chân tại chỗ sau nhiều năm được tuyên truyền rộng rãi, hứa hẹn tăng cao thu nhập cho nông dân và nâng cao đời sống ở nông thôn. Lý do nào khiến kế hoạch này bị ách tắc và cách biệt giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn hơn.
Người Việt, Nhất và Bét
( Đọc báo trong nước)
Xuân Dương
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng phát biểu: “họ (người Việt) có những tố chất đáng khâm phục”.
Gần như khác hoàn toàn với ông Lý Quang Diệu, Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.
Đối lập với 5 đặc tính nêu trên, người Mỹ cho rằng:
“Người Việt cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn; Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt;
Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản.
Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt);
Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách không kéo dài; Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương)”. [1]
Nhật báo Người Việtphát hành từ Orange County, California (số ra ngày 29
tháng 10 năm 2016) vừa “hân hoan” cho biết:
Tổng Thống Philippines, Rodrigo Duterte, nói rằng ông vừa
hứa với Chúa là sẽ thôi không phát ngôn tục tằn nữa.
Ghé đến thành phố nhà Davao sau chuyến công du sang Nhật,
ông Duterte cho biết, Chúa đưa ra tối hậu thư này với ông khi ông đang ngồi
trên máy bay.
Trước mặt báo chí tại phi trường, ông Duterte nói: “Tôi nghe
một tiếng nói bảo tôi hãy ngưng chửi thề, nếu không thì máy bay sẽ rơi từ trên
không xuống, và thế là tôi hứa chấm dứt.
Hai
bức thư Hồ Chí Minh gởi Stalin xin chỉ thị để giết dân Việt Nam trong chiến dịch
"Cải Cách Ruộng Đất" và xin vũ khí Nga để giết dân Việt.
Bức thư thứ 1 Nội dung tạm dịch:
Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương
trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao
Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952
Nguồn tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga
Đã là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, thì
dù ít, dù nhiều cũng là đáng khinh cả, song đem những kẻ mặt to, tai lớn vì ham
mê phú quí mà lường thầy phản bạn, hại ngầm đồng bào so với những quân cắp đường,
cắp chợ giữa ban ngày để nuôi miệng thì tội đến nặng hơn biết bao nhiêu. Thế mà
trách đời chỉ biết chê cười những quân trộm cắp vặt chớ không biết trừng trị những
kẻ đại gian đại ác.
Bây giờ, đảng Dân Chủ và giới bình luận đang bàn cãi
xem bà Hillary Clinton có thể nào thuyết phục một số Đại cử tri của 30 tiểu
bang đã dồn phiếu cho ông Trump đảo ngược quyết định mà bầu cho liên danh Dân
Chủ hay chăng? Rất nhiều phần là không. Từ năm 1900 tới nay mới chỉ có tám người
đảo phiếu theo kiểu đó. Với 155 phiếu Đại cử tri phải cam kết theo luật mà
không đảo phiếu, ông Trump vẫn nắm phần thắng trong tay, trong khi các Đại cử
tri của bà Clinton lại có thể đảo phiếu cho… Nghị sĩ Bernie Sanders hay Thống đốc
Ohio là John Kasich!
Sau khi thất cử, nếu bà Clinton cũng nghe xui dại mà
đòi xét lại, thì mùng sáu Tháng Giêng tới, khi mọi chuyện trở thành chính thức,
người ta càng thấy là bà đáng thất cử: lấy ngọn bỏ gốc, lỡ quên các tiểu bang ở
giữa mà còn đòi xóa bỏ một hệ thống tuyển cử đã chứng tỏ giá trị, không những
ít tệ nhất mà lại phù hợp nhất cho nền dân chủ lạ kỳ này.
Phạm
Chí Dũng: ‘Thí điểm phá sản ngân hàng’ và di căn ung thư không tránh thoát
Một tờ báo trong nước nhận định: “Rất khó nhận diện
ngân hàng 0 đồng bởi nhiều ngân hàng không công bố số liệu và cũng chưa hẳn
công bố chính xác.” Xét về mặt quy mô, hiện nay vẫn còn khoảng 11 ngân hàng có
quy mô vốn điều lệ nhỏ hơn 5.000 tỷ đồng. Bề ngoài có thể “hào nhoáng,” nhưng ẩn
sâu trong đó là câu chuyện sở hữu chéo dẫn đến vốn ảo, cho vay “sân sau” với nền
tảng nợ xấu lớn. Với bài học của ngân hàng mang vỏ bọc đẹp đẽ Ocean Bank, sẽ
không ngạc nhiên khi một ngày đẹp trời nào đó có thêm một ngân hàng được đặt
trong tình huống mua lại với giá 0 đồng tương tự.