Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Bản tin ngày 20 tháng 11 năm 2016



Giải phẩu trò chơi  quyền lực Mỹ
Nguyễn Quang Dy


Bây giờ, khi Donald Trump đã thắng, TPP đã hết cơ hội, và chủ trương xoay trục có thể thay đổi, thì mọi mong muốn hay cố gắng của Hà Nội là quá muộn (too little too late), vì trò chơi đã kết thúc. Trò chơi mới sẽ khó hơn và nguy hiểm hơn, với cái giá phải trả cũng lớn hơn, tại Biển Đông cũng như trong cải cách kinh tế và chính trị, để khắc phục một thể chế đang bị phân liệt.

Tại sao Trump ít phiếu phổ thông hơn lại thắng?
Tóm lại, đại cử tri là cái chi chi? 


Nhiều người Việt Nam đặt ra câu hỏi: tóm lại, cử tri Mỹ hay đại cử tri mới là người bầu ra tổng thống? Câu trả lời chính xác nhất là: cả hai.
Thông thường, có hai cách để bầu ra Tổng thống:
(i) Trực tiếp: toàn bộ cử tri đi bầu, ai nhiều phiếu phổ thông hơn thì thắng. Mô hình này gọi là dân chủ trực tiếp.
(ii) Gián tiếp: toàn bộ cử tri đi bầu đại biểu Quốc hội, rồi đến lượt mình đại biểu Quốc hội bầu ra tổng thống. Mô hình này gọi là dân chủ đại diện.
Mỹ chẳng theo mô hình nào trong hai mô hình trên. Trên thực tế, mô hình của họ là rất hiếm thấy, nếu không muốn nói là có một không hai. Hãy xem quy trình bầu cử của họ trước

Bob Dylan và những chuyện chung quanh giải Nobel văn chương 2016
( hay là cuộc “cách mạng văn học của thế kỷ 21…??)
Bob Dylan unable to attend Nobel Prize Ceremony


Đến giờ, người ta vẫn không cho biết lý do tại sao Bob Dylan giữ im lặng rất lâu trước việc ông được tặng giải Nobel văn chương khiến cho Hàn Lâm Viện Thụy Điển bực tức, phê bình ông là “kiêu ngạo” và “bất lịch sự”. Sự im lặng khó hiểu này đồng thời cũng khiến cho tờ  New York Times nhảy vào cuộc. Trong bài viết mang tựa đề “Ý nghĩa của việc im lặng của Bob Dylan” (The Meaning of Bob Dylan’s Silence),[1]Adam Kirsch cho rằng có vẻ như Dylan muốn theo bước chân của Sartre khi triết gia này từ khước nhận giải Nobel năm 1964. Sartre khẳng định, nhà văn phải từ chối cho phép mình biến thành một tượng đài (institution), ngay cả khi điều này diễn ra trong những trường hợp đáng vinh dự nhất. Trở thành một người đoạt giải Nobel, có nghĩa là cho phép “người ta” định nghĩa mình là ai, là trở thành một sự vật và một khuôn mặt công cộng hơn là một cá nhân tự do. Cùng một ý, Dylan đã từng tuyên bố rằng ông “không còn muốn viết cho người ta nữa” mà chỉ muốn “viết từ thôi thúc bên trong tôi.” (write from inside me). Đi xa hơn cả Sartre, nếu tiếp tục im lặng như một sự khước từ, Dylan chứng tỏ rằng ông là một người thực sự tự do, về triết lý cũng như về mặt nghệ thuật, theo Adam Kirsch.

BẢN ĐỒ THẾ GIỚI CỦA  BÁ QUYỀN TRUNG QUỐC
Steven W. Mosher
Population Research Institute, President
Ngô Bắc dịch


Lời Người Dịch
       Bài dịch dưới đây là một Chương trong quyển sách nhan đề Bá Chủ: Kế Hoạch Của Trung Quốc Để Thống Trị Á Châu và Thế Giới, xuất bản năm 2000, và được Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Dana Rohrabacher đánh giá là “có giá trị hơn cả các sự thuyết trình của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA)”.

Sách “Dân chủ và dân chủ hóa”: Nhận thức cần thiết về dân chủ  


Dân chủ hóa là quá trình chuyển đổi từ các thể chế quân chủ, độc tài, toàn trị sang thể chế dân chủ. Trong lịch sử nhân loại, tiến trình dân chủ hóa trải qua nhiều giai đoạn.
Theo Huntington, cho đến nay nhân loại đã trải qua ba làn sóng dân chủ hóa. Làn sóng thứ nhất theo sau Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp kéo dài từ năm 1828 cho đến 1926, tại đó một số quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ… bắt đầu chuyển đổi sang thể chế dân chủ.

Đọc sách: Dân Chủ và Dân Chủ hóa: nhận thức cần thiết về Dân Chủ


Tủ sách “Nhập môn Triết học chính trị” là tủ sách nhập môn bàn về các chủ đề cơ bản trong lĩnh vực Triết học chính trị, do nhóm Tinh Thần Khai Minh sưu tầm, biên tập và chuyển ngữ từ các bài viết của các học giả trong và ngoài nước. Chúng tôi rất cám ơn Luật Khoa Tạp chí đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng tôi phát triển Tủ sách này. Chúng tôi cũng tỏ lòng biết ơn đến các học giả đã dày công viết nên những bài viết chất lượng, bổ ích.
Quyển sách này là tập hợp các bài viết giới thiệu các lý thuyết đương đại về khái niệm dân chủ cũng như tiến trình dân chủ hóa diễn ra trên khắp thế giới trong những năm gần đây. Chúng tôi tập trung khai thác tiến trình dân chủ hóa tại các nước khu vực Châu Á và châu Mỹ Latinh, trên góc độ tương quan tương đối về mặt văn hóa, chính trị hoặc kinh tế so với Việt Nam. Qua đó, chúng tôi mong muốn cung cấp cho độc giả những ví dụ thực tiễn, làm cơ sở đối chiếu với tiến trình ở Việt Nam hiện tại.
Mọi thắc mắc, góp ý xin liên hệ email tinhthankhaiminh@gmail.com. Xin cám ơn quý độc giả.
Trân trọng,
Nhóm Tinh Thần Khai Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét