Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Bản tin ngày 16 tháng 11 năm 2016



Tưởng Năng Tiến – Đại Úy & Đại Tá


Theo thứ tự cấp bậc, và tuổi đời (tính từ thấp lên cao và từ trẻ đến già) xin được giới thiệu trước về ông đại úy – theo thông tin của trang mạng
Tiếng Nói Trẻ:
Nguyễn Phương Hùng sinh năm 1946 tại Bắc Giang, sống tại Hà Nội và năm 1954 di cư vào Nam, thời kỳ chiến tranh đã từng là sỹ quan binh chủng Biệt động quân của Ngụy. Năm 1975 di tản sang định cư tại Mỹ. Từ khi sang Mỹ, do tiếc nuối thời "vàng son", Nguyễn Phương Hùng đã tích cực tham gia các hoạt động chống đối Việt Nam ở nước ngoài và từ năm 1985 bắt đầu tham gia các tổ chức phản động lưu vong. Suốt 36 năm kể từ khi định cư tại Mỹ, do định kiến cá nhân là người chống cộng và từng là sỹ quan Ngụy, do tiếp nhận những thông tin sai lệch về Việt Nam

Điểm Nhấn trong ngày

Việt Nam đứng hạng 76/88 về Tự Do Internet
Lấy đâu 30 tỷ USD xây các nhà máy điện trong 5 năm tới?
Lê Hồng Hà, thế hệ bất đồng chính kiến trước Internet


Tổng thống Pháp : Thỏa thuận Paris về Khí hậu là <không thể đảo ngược>.
 

Một tuần lễ sau chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tổng thống Pháp François Hollande dành cho đài RFI, France 24 và TV5Monde một cuộc phỏng vấn dài về các vấn đề chính trị quốc tế, trong đó cuộc chiến chống biến đổi Khí hậu là một trọng tâm. Phỏng vấn được thực hiện hôm qua, 14/11/2016, tại Marrakech, nơi đang diễn ra thượng đỉnh Khí hậu COP22 (*). Sau đây là phần trích đoạn cuộc phỏng vấn.
Việc ứng cử viên dân túy - có quan điểm phủ nhận thực trạng Trái đất bị hâm nóng do hoạt động của con người – đắc cử tổng thống Mỹ khiến không khí lo ngại bao trùm. Câu hỏi lơ lửng trong đầu rất nhiều người hiện nay là : Liệu Hoa Kỳ có rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về Khí hậu ?

Donald Trump Không có phép lạ
Nguyễn Xuân Nghĩa

Trước sự bàng hoàng của dư luận toàn cầu và các thị trường tài chánh thế giới về việc tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống một cách bất ngờ, người ta phải nhìn về đằng sau và mất nhiều năm để tìm ra những lý do giải thích tương đối hợp lý. Nhưng, trong khi đó kinh tế vẫn vận hành và sinh hoạt người dân vẫn tiếp tục. Khi ấy, ta cần cái nhìn “nóng”, tức thời, về tương lai trước mắt, xem chính sách kinh tế của vị Tổng thống Tân cử sẽ ảnh hưởng ra sao tới đời sống. Nghĩa là vì “kinh tế cũng là chính trị”, chúng ta cần lượng định xem chính trị chi phối kinh tế ra sao. Bài này được viết trong tinh thần đó….
Trung Cộng ăn mừng
Lê Phan


Tại diễn đàn vùng của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á và các đối tác ở Hà Nội vào ngày 23 Tháng Bảy năm 2010, Ngoại Trưởng Hillary R. Clinton tuyên bố: “Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có quyền lợi quốc gia về tự do hải hành, tiếp cận rộng rãi cho những khu vực hải dương chung của Á Châu, và cho sự tôn trọng luật lệ quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa… Hoa Kỳ ủng hộ tiến trình hợp tác ngoại giao của tất cả các quốc gia dành chủ quyền để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ không cưỡng bách. Chúng tôi chống lại mọi sử dụng hay đe dọa vũ lực của bất cứ một quốc gia tranh giành nào. Trong khi Hoa Kỳ không về phe nào trong những tranh chấp lãnh thổ trên những đảo ở Biển Nam Trung Hoa, chúng tôi tin là các phe phái phải theo đuổi chủ quyền và những quyền theo đó của một lãnh hải theo đúng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét