Ngô Nhân Dụng - Donald Trump, và Trung Quốc
Các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ
thường không thay đổi chính sách ngoại giao; vì đại đa số cử tri chọn lá phiếu
dựa trên các vấn đề trong nước. Đối với ông Donald
Trump thì hơi khác, vì cả thế giới đang sửng sốt và không biết ông sẽ
thay đổi chính sách ngoại giao của Mỹ như thế nào. Điều khiến mọi người lo lắng nhất là ông Trump đã nói nhiều điều khác
hẳn những quan điểm “truyền thống” của đảng Cộng Hòa. Ông chống tự do mậu dịch;
muốn giảm bớt những cam kết an ninh của Mỹ trên thế giới từ Châu Âu tới Đông
Bắc Á châu; ông còn khen Vladimir Putin và cả Saddam Hussein là những
nhà lãnh đạo tài giỏi mà không chê họ vi phạm nhân quyền. Ngay sau khi ông Trump đắc cử, một cố vấn gần gũi nhất của
Vladimir Putin là Sergei Glazyev nói với hãng thông tấn Itar-Tass rằng chắc
chính phủ Trump sẽ bãi bỏ chính sách của ông Obama cấm vận kinh tế Nga.
Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ
những gì mà người ta muốn xem
Hãy hình dung ra một ngày nào đó, bỗng dưng có một đảng phái chính trị
tuyên bố rằng họ sẽ đưa ra một phương thức mới để kiểm duyệt tất cả các phim
của Hollywood, cấm chiếu tất cả những bộ phim có cảnh quay miêu tả tiêu cực về
đảng phái đó cũng như lực lượng cảnh vệ và quân đội của họ. Hãy hình dung rằng,
họ sẽ cấm những thước phim có nội dung đề cao tôn giáo và sự siêu nhiên. Họ
cũng sẽ không cho phép trình chiếu những hình ảnh trong đó người dân đang
vi phạm luật lệ của họ.
Thực tế là hiện nay Hollywood đã và đang tuân theo tất cả những yêu cầu đó,
nhưng không phải là họ làm theo chỉ định của một đảng phái chính trị nào đó ở
Mỹ. Thay vào đó, họ tự kiểm duyệt nội dung các tác phẩm của mình để làm hài
lòng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với hy vọng là những bộ phim của họ sẽ
thâm nhập vào thị trường đông dân nhất thế giới này. Và sau khi những bộ phim
này được thay đổi nội dung để lấy lòng chính quyền Trung Quốc, thì chúng được
công chiếu khắp toàn cầu, ngay cả ở Mỹ, chứ không chỉ riêng tại các rạp phim
của Trung Quốc.
Đại nạn
Trung Hoa thời nhà Minh
Trần
Gia Phụng
Bên Trung Hoa, năm 1368 (mậu thân), Chu Nguyên Chương (Zhu Yuan Zhang) lật
đổ nhà Nguyên, lên ngôi hoàng đế tức Minh Thái Tổ (trị vì 1368-1398), lập ra
nhà Minh (1368-1644). Đối với người Trung Hoa, nhà Nguyên là ngoại tộc,
vì thuộc giống Mông Cổ; còn nhà Minh mới là chính tông người Hán. Minh
Thái Tổ (Ming Tai Zu) từ trần năm 1398 (mậu dần), truyền ngôi lại cho cháu đích
tôn là Minh Huệ Đế (trị vì 1399-1403), vì cha của Huệ Đế là hoàng thái tử Tiêu
đã qua đời.
Minh Huệ Đế (Ming Hui Di) chủ trương tập trung quyền hành về trung ương,
mưu trừ và giết hại các phiên vương. Phiên vương nước Yên tên là Lệ, ở
phía bắc Trung Hoa, con trai thứ của Minh Thái Tổ và là chú của Minh Huệ Đế,
tức giận nổi lên chống Huệ Đế. Yên Vương Lệ là một người có tài cầm quân,
đánh thẳng vào kinh đô Kim Lăng (Jin Ling) (Nam Kinh ngày nay), lật đổ Huệ Đế,
rồi tự mình lên làm vua tức Minh Thành Tổ (trị vì 1403-1424).
Mặt trời lại
mọc
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Giải phẫu sự thất bại của đảng Dân Chủ
Sau hơn một năm tranh cử, với các ứng cử viên
trình bày chủ trương của mình và quan điểm về các đối thủ - đặc biệt phũ phàng
trong cuộc tranh cử tổng thống – đến lượt cử tri được phép trả lời bằng lá
phiếu. Phán quyết của họ gây ngạc nhiên, làm các thị trường tài chánh hốt hoảng
tuột giá, rồi kết quả được thấy sau nửa đêm, giờ miền Đông.
Hôm sau, mặt trời vẫn mọc trên một khung cảnh
chính trị mới của Hoa Kỳ.
Chiến thắng của Trump chứng
minh Mỹ không là ngoại lệ
Leonid
Bershidsky
Phạm Nguyên Trường dịch
Phạm Nguyên Trường dịch
Thưa các bạn người
Mĩ thân mến của tôi, chẳng cần khóc, cũng chằng cần phải bẻ ngón tay như thế. Sự
kiện xảy ra hôm thứ ba vừa rồi không phải là sự sụp đổ chế độ dân chủ của các bạn
– nó chỉ là một cú đấm mạnh vào quan niệm cho rằng Mĩ là trường hợp ngoại lệ và
thói kiêu ngạo không đúng chỗ của giới ăn trên ngồi trốc của Mĩ mà thôi.
Donald Trump thắng vì ông ta đã biết sử dụng biện pháp hỗn hợp, tỏ ra có hiệu quả ở Đông Âu từ đầu thế kỉ XX: Kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ trương bài trừ nạn tham nhũng.
Donald Trump thắng vì ông ta đã biết sử dụng biện pháp hỗn hợp, tỏ ra có hiệu quả ở Đông Âu từ đầu thế kỉ XX: Kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ trương bài trừ nạn tham nhũng.
Sẽ xem xét
thủy điện Tây nguyên ảnh hưởng đất rừng
Gửi 07:30pm
| 13/11/2016
Hiện
cả nước có 306 dự án có công suất 15.474,3 MW đang phát điện; 193 dự án
(5.662,66 MW) đang xây dựng; 245 dự án (3.006 MW) đang nghiên cứu đầu tư;
còn lại 59 dự án (421,88 MW) có quy mô nhỏ, đang được tiếp tục rà soát.
Vì sao khai
tử điện hạt nhân Ninh Thuận?
Quốc hội Việt Nam sẽ chính thức biểu quyết khai tử dự án điện hạt nhân Ninh
Thuận vào ngày 22/11/2016 sắp tới theo Nghị quyết do Chính phủ đệ trình.
Báo chí dòng chính mô tả việc dừng điện hạt nhân Ninh Thuận là quyết định
dũng cảm, trong bối cảnh dự án đã tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng cho việc lập dự án
tiền khả thi, giải phóng mặt bằng và đưa hàng trăm người đi đào tạo ở nước
ngoài.
Nhà nghèo chơi sang
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS một tổ
chức độc lập đã tự giải thể từ Hà Nội nhận định:
“Có lẽ họ ở vào một cái thế rất là
bí, thực sự là không có tiền mà không tiền thì chẳng có thể làm được cái gì cả.
Hết các khả năng mà người ta cho vay rồi, tôi nghĩ nếu mà vẫn có ai đó cho vay
tiền thì họ vẫn kiên quyết làm, chứ không phải vì họ nghe chúng tôi phản biện
hay là phân tích mà họ làm đâu, thuần túy đơn giản nhất là hết tiền…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét