TS. Đinh Hoàng Thắng - Giải mã một hiện tượng truyền thông
15/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1BYqoJaseD_m4RQxoVl8GgLvsvfKMlqjk/view?usp=sharing
Vấn đề cần giải mã ở đây là cái gì đứng đằng sau quyết định chiếu bộ phim về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ngày 17/2/1979 vào giờ vàng của VTV1? Phải chăng đây là sự “xoay trục” của Ban Tuyên giáo? Hay đơn giản, đây là thông điệp muốn gửi tới Trung Quốc, hoặc đây chỉ là động thái tuyên truyền như bao ấn phẩm khác, sau khi được các cấp hữu quan bật đèn xanh…
Tối 11/8/2020, nhiều người lính còn sót lại từ cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979 đã khóc khi xem bộ phim “Biên niên sử truyền hình: Năm 1979”. Còn các chuyên gia trong và ngoài nước thì “bình loạn” về mọi chiều kích vốn rất đỗi bình thường nhưng lại rất bất thường liên quan đến một sự kiện lịch sử cách đây 41 năm.
Ls. Luân Lê - Hai vấn đề trọng yếu trong vụ án nhà báo Trương Duy Nhất
16/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1RpeTdmWnL5iyZHQmqNFY8idTwMuGrQ4D/view?usp=sharing
Bắt nguồn từ vấn đề tư duy và nhận thức pháp luật của Hội đồng xét xử sơ thẩm, do đánh giá và vận dụng sai luật pháp về nội dung nên việc đánh giá về chứng cứ và việc chứng minh cũng từ đó mà bị sai lạc và dẫn tới việc kết tội oan sai cho người bị buộc tội.
Vụ án nhà báo Trương Duy Nhất, có hai vấn đề pháp lý chính yếu quan trọng nhất được tôi đưa ra để biện hộ.
Trần Trường Sa - Mỹ có xâm lược Việt Nam hay không ?
15/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1BJk7vfqsqSIcLTQBDCnjWN4C3GOMyRu3/view?usp=sharing
Hôm nay là ngày ông Lê Khả Phiêu về với đất. Vấn đề này tôi không hề quan tâm. Dù không muốn, nhưng tôi buộc phải nhắc tới ông, không phải vì ông, mà vì suy nghĩ của một vài người về câu phát biểu của ông khi tiếp Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton:
“…. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải tiến hành… Việt Nam có đem quân đi đánh Mỹ đâu mà Mỹ lại đem quân sang đánh Việt Nam?”
Đại hội 13 – Khoảng trống quyền lực khi Nguyễn Phú Trọng quá già
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
15/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1CeIAgvYMZYbwiMBHqu2Vjv0YuO2lP-DH/view?usp=sharing
Việt Nam vừa bị ảnh hưởng kinh tế do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung giống với nhiều nước, ngoài ra còn bị khủng hoảng đường lối phát triển do mô hình dập khuôn theo kiểu Trung Quốc lâu nay.
Hoàn cảnh đó đặt ra đòi hỏi cấp bách về nhân sự lãnh đạo tài năng để chèo lái con thuyền đất nước, nhưng thực tế lại đang tồn tại nhiều khoảng trống về sự lãnh đạo.
Vũ Tường - Cuộc cách mạng cộng sản của Việt Nam Quyền lực và những giới hạn của ý thức hệ (phần 1)
Nguyễn Trung Kiên dịch [kỳ 1]
16/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1JaCbkTsPKI8QnfITXRzActTpgXncvR74/view?usp=sharing
GIỚI THIỆU: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Các cuộc cách mạng trong bất kỳ xã hội nào cũng đều khó thành công bởi những điều kiện bất lợi. Hầu hết các cuộc cách mạng đều chưa từng có cơ hội sử dụng quyền lực nhà nước bởi ngay cả các chính quyền yếu kém cũng có thể chỉ huy được lực lượng đủ để đánh bại chúng. Ngay cả khi các cuộc cách mạng lật đổ thành công chế độ cũ, các nhà nước cách mạng non trẻ từ Pháp đến Nga vẫn thường xuyên phải đối mặt với những kẻ thù nước ngoài hùng mạnh khiến cho sự tồn tại của chúng càng trở nên hiếm hoi hơn. Cuốn sách này tập trung vào Việt Nam như một trong những ngoại lệ hiếm hoi đó trong lịch sử thế giới hiện đại, khi cuộc cách mạng thành công và trường tồn.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 16 tháng 8 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1Cf1XHzqc6RCAkEKodztzcxIUl_vB-c9L/view?usp=sharing
Y Chan - Chủ nghĩa dân tộc vaccine và canh bạc của Việt Nam
15/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1TAeU00NHUSepSjN92LYD1NfFCWCSpvxx/view?usp=sharing
Thông tin Việt Nam đặt mua 50-150 triệu liều vaccine của Nga được xác nhận vào hôm qua 14/8 đã tạo ra nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận Việt Nam. Phần lớn trong đó là lo ngại, và đó cũng là phản ứng của số đông các nhà khoa học trên thế giới sau khi chính quyền Nga công bố thông tin vào ngày 11/8 về việc “phát triển thành công vaccine”.
Các ý kiến của những chuyên gia hàng đầu đều tập trung vào việc thử nghiệm vaccine của Nga không/ chưa chia sẻ dữ liệu công khai với giới khoa học, và vì vậy không ai có thể biết được mức độ xác thực về hiệu quả của nghiên cứu này.
Các bé sơ sinh bị mắc kẹt trong thảm hoạ Virus Corona
Lizzie Widdicombe, The New Yorker, 20/7/2020
Nguyễn Trung Kiên dịch
[Tặng em. Và các con. (NTK)]
https://drive.google.com/file/d/1iBe8atDSV7L8v0mRXwcoDCcXrJ63PFy6/view?usp=sharing
Con gái của một cặp vợ chồng tại Brooklyn (New York) được dự sinh vào tháng Tư, bởi một người mang thai hộ tại Ukraine. Rồi virus đã tấn công.
Chuyện tình của Ben và Abbie Rosenberg bắt đầu theo cách thật lỗi thời. Không phải cuộc gặp gỡ ban đầu của họ đã diễn ra trên ‘Jdate’ - một trang web hẹn hò của người Do Thái, mà sự tán tỉnh giữa họ diễn ra chủ yếu bằng văn bản. Cả hai đều sống ở New York vào thời điểm đó, nhưng Abbie - người lập kế hoạch cho các sự kiện, đang đi công tác, để mở một nhà hàng ở Miami, khi Ben lần đầu nhắn tin cho nàng. Sau đó Ben đi thăm gia đình ở Israel.
Những nước nào quan tâm tới vaccine COVID-19 mới của Nga?
Der Mythos vom Run auf Russlands Impfstoff
Stand: 12.08.2020
Von Marc Pfitzenmaier
Xuân Hoài dịch
16/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1Rx-oF4fbhDFxOs_2DtznVnvwZjQlf20F/view?usp=sharing
Nga khẳng định đã có 20 nước đặt mua loại vaccine chống COVID-19 “Sputnik V” do nước này mới chế tạo ra.
Trong bối cảnh giới khoa học các nước tham gia cuộc chạy đua tìm kiếm vaccine chống virus corona chủng mới từ nhiều tháng nay thì tuyên bố của Nga về việc đã phê chuẩn loại vaccine đầu tiên chống COVID-19 có hiệu quả thực sự đã gây xôn xao dư luận. Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố trên đài truyền hình nhà nước rằng sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm lâm sàng, Nga đã công nhận loại vaccine này và bán ra thị trường với cái tên “Sputnik V” – dựa theo tên của vệ tinh đầu tiên được đưa lên vũ trụ.
Tần Tựu Thạch - Cuộc chiến sinh học giữa Mỹ và ĐCSTQ
16/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1wqS6UR1k9XpIbkrWvJPKPcnkoc4S_mTD/view?usp=sharing
Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã thấy rằng mặc dù trước đây mọi người khó tưởng tượng rằng ĐCSTQ sẽ tạo ra một loại virus, nhưng giờ đây khi ĐCSTQ nhận thấy “tính dễ bị tổn thương” của xã hội Mỹ khi đối mặt với virus, thì ĐCSTQ, vốn thù địch sâu sắc với Hoa Kỳ, lẽ nào sẽ không “khuyến khích” phát triển mạnh mẽ virus như một vũ khí? Nếu một loại virus độc hại hơn lây lan từ Đại Lục trong tương lai, Hoa Kỳ và cộng đồng toàn cầu sẽ ứng phó ra sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét