Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 6 tháng 8 năm 2020

Phạm Trần: Dân chủ giả cầy

6/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1GNrgnXwugBCeS2tDmXc5PFwwRMoU7nC5/view?usp=sharing

Tiếng Việt của ta rất phong phú và có ý nghĩa thâm sâu. Khi áp dụng vào chính trị thì nghĩa chữ càng tím ruột, lộn gan lên đầu.

Tỷ dụ như khi báo Nhân Dân, tiếng nói chính thức của Đảng và Nhà nước CSVN nghêu ngao rằng “dân chủ là bản chất chế độ xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước” (ngày 10/07/2020) thì dân Nam Kỳ Lục Tỉnh biết ngay đó là xạo ke, ba xạo, ba đía, hay là chuyện tào lao thiên địa, bá láp bá xàm.

Võ Văn Quản  - Người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ai?

Trong suốt một thời gian dài, người Mỹ gốc Việt là thành trì ủng hộ trung kiên của Đảng Cộng hoà. Tình hình có vẻ đang thay đổi.

06/08/2020

https://drive.google.com/file/d/1XSp7ShqaQ5dLqDcCGhzLDrupzXZVE_8T/view?usp=sharing

Có hơn hai triệu người gốc Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ, theo thống kê chính thức năm 2018. (trong bài này, xin gọi tắt là “người Việt”). Khoảng 60% trong số này (tương đương 1,3 triệu người) đủ tiêu chuẩn đi bầu vào năm 2020. Người gốc Việt là nhóm đông dân thứ tư trong số các nhóm người Mỹ gốc châu Á, xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ, và Philippines. 

Theo phân tích của Pew Research Center, phần lớn người Mỹ gốc châu Á (khoảng 67%) là người nhập cư trở thành công dân Mỹ sau quá trình thường trú lâu dài, chứ không sinh ra tại Mỹ (quá trình này gọi là naturalization). Cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng có đặc điểm tương tự. Việc sinh trưởng tại một quốc gia khác chắc chắn có ảnh hưởng đến quan điểm chính trị và hành vi bầu cử của họ. 

Biển Đông: Việt Nam cần tính đến kịch bản Trung Quốc 'tấn công' từ nhiều hướng?

Quốc Phương

BBC News Tiếng Việt

6/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1CZ9zN3NhfV4YopD0BFK-dTRRHcSSYX2v/view?usp=sharing

Hôm 6/8, Việt Nam chính thức bình luận về video Trung Quốc tập trận gần đây, trong đó có triển khai máy bay chiến đấu tới Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố của mình.

"Trước tiên, có thể khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Mọi hoạt động tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vô giá trị và không có lợi cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói tại họp báo thường kỳ chiều 6/8.

Lê Minh Hải - Du Học Sinh Mới Nhận Visa Vẫn Phải Học Hybrid

Lịch cấp chiếu khán  và chuyển diện cư trú tại Hoa Kỳ tháng 8/2020

4/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1j1r62OLZsw0mTJPrNM1K7gfWBpwvqU9c/view?usp=sharing

Ngày 24 tháng 7, 2020, một tuần sau lệnh hủy bỏ du học sinh học online và đến lớp, giới chức di trú liên bang thông báo du học sinh sẽ bị cấm nhập cảnh Mỹ nếu chỉ học chương trình online vào mùa Thu năm nay.

Trong một thông báo gửi đến giới chức các trường đại học, cơ quan ICE, tức cơ quan thi hành luật di trú và thuế quan nói rằng nếu du học sinh chưa ghi danh học khóa tháng 3, 2020 thì sẽ không được cấp visa hay nhập cảnh để học chương trình online mùa Thu 2020.

Trận chiến công hàm ở Biển Đông

South China Sea: The Battle of the Diplomatic Notes Continues

The latest round of diplomatic note exchanges resurrected the 2016 arbitral tribunal award.

By Nguyen Hong Thao

August 04, 2020

Anh Khoa dịch 

https://drive.google.com/file/d/1R49OGHSN6jOpty-6ikXz_eYjXPZ78vRa/view?usp=sharing

Trận chiến công hàm ngoại giao mới đây đã làm hồi sinh phán quyết của toà trọng tài năm 2016

Malaysia và Việt Nam đệ đơn chung và Việt Nam đệ đơn riêng một phần vào ngày 6 và 7 tháng 5 năm 2009 lên Ủy ban Liên hợp quốc về giới hạn thềm lục địa (CLCS), Sự kiện này đã bắt đầu cuộc chiến pháp lý đầu tiên ở Biển Đông. Mười hai công hàm đã được trao đổi từ năm 2009 đến 2011 (ba của Trung Quốc, hai của Malaysia, ba của Philippines, ba của Việt Nam và một của Indonesia). Trung Quốc đã phản ứng vào năm 2009 khi lần đầu tiên xuất bản chính thức bản đồ có đường chín đoạn, lần thứ hai là khi diễn racuộc đình chiến bãi cạn Scarborough vào năm 2012, và cuối cùng là cải tạo đất của một số đảo chìm tại quần đảoTrường Sa năm 2014. Dưới áp lực của Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông đã bị loại khỏi Tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012. Hành động của Trung Quốc cho thấy họ gần như không có đối thủ ở đây.

Trần Văn Đạt, Ph. D. –  HIROSHIMA  và thông điệp hoà bình

6/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1E47KKkLEUxH5AGaroPqUDSbPLBMLkA16/view?usp=sharing

Vào đầu tháng 10-2019, người viết có dịp đến thăm thành phố Hiroshima, cảm thấy xúc động ngay phút đầu tiên khi nhìn tận mắt “Vòm bom nguyên tử” (Genbaku Domu), tòa nhà duy nhứt còn sót lại trong tâm điểm của vụ nổ bom nguyên tử ở thành phố này. Mặc dù đã đến công tác tại Nhựt Bổn nhiều lần từ thập niên 1970, nhưng đây là lần đầu tiên người viết ghé thăm một địa danh nổi tiếng thế giới hiện còn lưu lại trong lòng nhiều ấn tượng khó quên khi viết ra những dòng chữ này…

Tổng quan

Ngày 6-8-1945, lúc 8:15 giờ sáng Lực lượng không quân Mỹ thả trái bom nguyên tử đầu tiên có tên “Little boy” xuống thành phố Hiroshima, cách thủ đô Tokyo 681 cây số về phía nam, làm cho khoảng 140.000 người thiệt mạng do vụ nổ và hậu quả của nó. Ba ngày sau, Mỹ thả trái bom thứ hai trên thành phố Nagasaki, cách Hiroshima khoảng 421 cây số về phía tây-nam, giết 74.000 người (1). Nước Nhựt tuyên bố đầu hàng!

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 6 tháng 8 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1GUqvd8nhk6TQ1UKIJ_tYiQRPVCNGxK-r/view?usp=sharing

Cơ hội cho ứng dụng Ấn Độ sau lệnh cấm TikTok, WeChat và Baidu

Gia Huy, theo Nikkei Asia Review.

6/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1uTeUBihO_YPs2k0w4NUkeRyvh9zHKb7L/view?usp=sharing

Sau cuộc đụng độ biên giới tại Ladakh, Ấn Độ đang tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện với Trung Quốc khi ban bố lệnh cấm từ các ứng dụng di động phổ biến cho đến việc đấu thầu các dự án công.

Vào cuối tháng 6, chính phủ Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, trong đó có TikTok của ByteDance, WeChat của Tencent, trình duyệt của Alibaba và bản đồ Baidu.

Đại-Dương  - Kết quả khác biệt giữa sáng tạo và sao chép

6/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1Gih000B8Rr1wRUY_2TWIhifglHaZ2XmI/view?usp=sharing

Chuẩn tướng Không quân Mỹ đã xuất ngũ, Robert Spalding, cho rằng Trung Cộng đã phát động cuộc Thế chiến Thứ ba từ nhiều thập niên trước trong cuốn sách “Stealth War: How China Took Over While America’s Elite Slept”. Ông viết “Đảng Cộng sản Trung Cộng không sử dụng súng, đạn kể cả vũ khí nguyên tử mà dựa vào tiền bạc và công nghệ trong bối cảnh giới tinh hoa Mỹ đang say ngủ”.

Khi làm việc trong Toà Bạch Ốc, ông Spaldinh đã từng yêu cầu giới luật sự, các trung tâm nghiên cứu tiết lộ hành vi của Đảng Cộng sản Trung Hoa, hoặc định hình chính sách chống Trung Cộng. Nhưng, chỉ nhận được phản hồi “Xin lỗi, chúng tôi không muốn chọc giận giới đầu tư Trung Cộng  hoặc khách hàng Trung Cộng”.

Ông Tập lo ngại trước việc Nhật Bản “di cư sản xuất” khỏi Trung Quốc

Xuân Lan (tổng hợp từ Nikkei)

6/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1c1nRGsU-PS5Fu_tmeKEIWkx8awNbpg6S/view?usp=sharing

Giữa đại dịch virus corona, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế giảm thiểu phụ thuộc vào Trung Quốc để nước này có thể tránh rủi ro chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Lời kêu gọi của ông Abe đã khiến chính trường Trung Quốc tranh luận sôi nổi.

Tại Trung Nam Hải, cơ quan đầu não của ĐCSTQ ở Bắc Kinh, hiện đang có những lo ngại nghiêm trọng về việc các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, một nguồn thạo tin nói với tờ Nikkei. “Điều đặc biệt được nói đến là điều khoản trong gói kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản khuyến khích (và tài trợ) việc tái lập chuỗi cung ứng [ngoài Trung Quốc].”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét