Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 29 tháng 8 năm 2020

Trần Dzạ Dzũng - Cáo lão từ quan

29/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1SrUID11CbfqojyaN_G8iKe5JA8LNWCtu/view?usp=sharing

 “Trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn…”

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”.

Định nghĩa về “đạo đức” như nêu trên là nằm trong sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 10, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhóm tác giả: Mai Văn Bính (Chủ biên), Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu Thủy.

Nguyễn Ngọc Chu: Có bao nhiêu ông Phạm Phú Quốc?

28/8/2020

FB Nguyễn Ngọc Chu

https://drive.google.com/file/d/10Ly_BHPJykTiGZ5Y3lD8YmDCzQV2GL1R/view?usp=sharing

1. Không lâu sau khi nhận chức (tháng 12/1997), cố TBT Lê khả Phiêu đã có được danh sách của hơn bốn mươi lãnh đạo cao cấp Việt Nam gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài. Đây là những lá bài quan trọng của ông Lê Khả Phiêu trong ván bài nhân sự và chống tham nhũng. Nhưng thực tế đã không theo ý muốn của ông Phiêu. Chẳng những không công khai được danh sách để chống tham nhũng, mà còn dẫn đến mâu thuẫn phe nhóm, làm cho ông Lê Khả Phiêu phải rời chức TBT vào tháng 4/2001, nhường chỗ cho ông Nông Đức Mạnh.

Trân Văn - Sắc thái của dân chủ, tự do

26/8/2020

VOA

 

https://drive.google.com/file/d/1e_hxmhfaZN5NPWO47NMjt9YiHg2zoNM4/view?usp=sharing

Dân Mỹ nghĩ về quân đội Mỹ và quân nhân Mỹ thế nào thì anh biết rồi. Tôi tin “military culture” góp phần đáng kể vào việc xây dựng sự tôn trọng và tình cảm đó. “Military culture” của quân đội Mỹ không có chỗ cho kể công, không buộc biết ơn và đòi phải đền ơn bằng cách phải nói điều này, phải làm điều kia cho xứng đáng với công lao. Đó không đơn thuần là khác biệt về “military culture” giữa quân đội của một số quốc gia. Đó là khác biệt căn bản về quan niệm và cách thực thi dân chủ, tự do. Đúng không?

Vương Trí Nhàn - Con người và tư tưởng thời bao cấp

 29/8/2020

https://drive.google.com/file/d/11NiIuN0d6H2YTbM1wMrY9RTEpdm90AqV/view?usp=sharing

NHÂN CUỘC TRƯNG BÀY VỀ

Cuộc sống Hà Nội 1975-86

 Một cách làm sử

       Mặt nghệt ra như mất sổ gạo. Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa. Những câu ca dao tục ngữ ấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồi được kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này phải gọi là “hoành tráng”.Đó là một căn hộ thu nhỏ với những vật dụng phổ biến một thời, kể cả cái hố xí được ngăn lại để nuôi lợn. Đó là một cửa hàng gạo có kèm theo thông báo tháng này bán gạo thế nào. Rồi một cửa hàng bách hóa với biển hiệu rỉ nát và những bao thuốc cũ mèm, tưởng như sắp mốc đến nơi.      

     Bộ sưu tập Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp đã trình diện như thế tại bảo tàng có uy tín số một hiện nay, Bảo tàng dân tộc học.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 29 tháng 8 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1s0KCc5ns1GtOVxkI6_OPJEC0Cz6d119y/view?usp=sharing

Trúc Giang - Tổng thống Donald Trump đòi công bằng lại cho nước Mỹ và Mỹ giữ vai trò lãnh đạo thế giới

Trúc Giang MN

28/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1uMas1UiFwC_Rbko0Kl5ZKkGz5G3lZLbq/view?usp=sharing

1. Mở bài

Trong những vị tổng thống Mỹ chưa có vị nào dám chơi xả láng đối với Trung Quốc như Tổng thống Donald Trump cả. Nhờ có Tổng thống Trump người ta mới thấy được sự ôn hòa yếu kém của những chính quyền Mỹ trước kia đối với Trung Quốc. Hoa Kỳ phải gánh chịu từ những bất công nầy đến những bất công khác đối với đồng minh và nhất là đối với Trung Quốc. Tổng thống Trump nêu khẩu hiệu Make America Great Again bằng những hành động cụ thể là “Đòi công bằng lại cho nước Mỹ”, và giữ vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Đòi công bằng cho nước Mỹ là chính nghĩa vì nó phục vụ cho quyền lợi của nước Mỹ. Đối với đồng minh từ NATO đến Nhật Bản, Hàn Quốc buộc phải chia xẻ, góp phần bình đẳng vào các chi phí quân sự như Hoa Kỳ.

Vũ Linh – Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần

CẬP NHẬT THỐNG KÊ COVID ngày 29 tháng 8

https://drive.google.com/file/d/1cFb1rMzxo-_3HPzxZX1YH1aGKWS3gBAU/view?usp=sharing

Kim Nguyễn  - Đảng Cộng Hòa Và Tương Lai Của Hoa Kỳ 

29/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1NAITbvnWmoZYMB4qrSYtZKIrUM6bWDb3/view?usp=sharing

Đại Hội đảng Cộng Hòa đã được bắt đầu tại hội trường Charlotte Convention Center, thành phố Charlotte thuộc tiểu bang North Carolina với sự hiện diện giới hạn của các đại biểu đảng Cộng Hòa đại diện cho 50 tiểu bang.  Sau đó đại hội được diễn ra mỗi đêm tại hội trường Andrew Mellon tại Washington, DC từ Thứ Hai ngày 24/8 và đã kết thúc trong đêm hôm qua, ngày 27/8.

Thăm châu Âu: ‘Sói chiến’ Vương Nghị bị người Hoa gọi là ‘cẩu nô tài’

Phụng Minh

29/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1Y-vK-qVdG8dfap0Y7gh-egvmFs3TT-DC/view?usp=sharing

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đang lâm vào tình cảnh “chuột băng qua đường, người người gọi đánh” khi đi tới đâu cũng bị người Hoa hải ngoại tới biểu tình mắng nhiếc.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, được mệnh danh là “chiến lang quan” (nhà ngoại giao sói chiến) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đang thăm 5 nước châu Âu. Ông không chỉ nhận được sự tiếp đón lạnh nhạt từ nhiều chính trị gia mà còn liên tục bị chất vấn về nhân quyền ở Đại lục. Hơn thế nữa, Vương Nghị đi đến đâu cũng xuất hiện cảnh “chuột băng qua đường, người người gọi đánh” rất đáng xấu hổ.

Ẩn sau Đập Tam Hiệp: những con số khổng lồ ‘biết nói’ và mối nguy hại khôn lường

Tâm An

29/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1kgPdEMPMjacyDbTO0ud7oI_zAPeke0Hr/view?usp=sharing

Mong ước xây dựng một “biểu tượng hùng mạnh” của Trung Quốc thế kỷ XXI để có thể sánh ngang công trình lịch sử Vạn Lý Trường Thành, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bỏ ngoài tai mọi lời can gián, bất chấp cả việc ẩn sau dự án Đập Tam Hiệp vĩ đại này là những “con số” khổng lồ về chi phí, thiệt hại...

Khi bắt đầu xây dựng vào năm 1994, Đập Tam Hiệp được thiết kế không chỉ để tạo ra điện nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc, mà còn để chế ngự con sông dài nhất nước này, theo hệ tư tưởng “đấu trời, đấu đất, đấu người” của ĐCSTQ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét