Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 21 tháng 8 năm 2020

Trần Trung Đạo –Đảng Cộng sản Việt Nam mới thật sự là ký sinh trùng

21/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1xTWYS2ykYc_tUa6kQRdhjkjmIFNnWgQO/view?usp=sharing

Theo Wikipedia: “Ký sinh là một mối quan hệ cộng sinh không tương hỗ giữa các loài, trong đó có một loài là ký sinh, sống bám vào loài kia là vật chủ hay ký chủ.”

Chữ quan trọng trong định nghĩa là quan hệ “không hỗ tương” giữa loài ký sinh và ký chủ. Ký sinh không đem lại lợi lộc gì mà chỉ gây hại cho ký chủ.

Áp dụng vào chính trị, đảng CSVN đúng là một loài ký sinh trên thân cây Việt Nam.

Suốt 45 năm qua, đảng CSVN bám sâu vào cây đại thụ Việt Nam, sinh sôi nẩy nở bằng nhựa nguyên và nhựa luyện Việt Nam. Họ không làm gì cả, quanh năm chỉ đo mình trên thân thể ốm oi, gầy guộc của dân tộc Việt Nam để hưởng thụ.

Ai bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước? Ai bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng chính phủ? Ai bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch quốc hội?

Chính họ cũng biết là không ai bầu.

COVID-19 đợt hai đang đến, cần chuẩn bị những gì?

Phỏng vấn GS TS Nguyễn Sĩ Huyên
Thực hiện: Nhóm Diễn Đàn Khai Phóng

20/8/2020

https://drive.google.com/file/d/18cvyMrZonbBDqtZaNPVd48LB_8N0pOtD/view?usp=sharing

Dịch COVID-19 chưa thuyên giảm, và xem ra có chiều tăng lên. Nguy cơ của làn sóng thứ hai đã dần dần trở thành hiện thực. Thêm vào đó, cuộc đua nước rút về nghiên cứu và sản xuất vắc-xin đang trong giai đoạn chung kết, cho nên tin tức liên hệ trở nên nhiều đến mức lạm phát. Bao giờ thì chúng ta sẵn sàng chích ngừa? Thuốc chủng nào chúng ta nên chọn? Tiêu chuẩn nào để chọn thuốc? Đó là những câu hỏi mỗi người nên biết. Vì thế, chúng tôi rất vui mừng được phỏng vấn GS TS Nguyễn Sĩ Huyên, người đã có những tiếp cận hàng ngày với đồng nghiệp chữa trị COVID-19 cũng như đồng nghiệp nghiên cứu vắc-xin bệnh truyền nhiễm. Ý kiến của GS Nguyễn Sĩ Huyên chắc chắn sẽ vô cùng có ích cho mọi người.  

Song Chi - Từ câu nói “ký sinh trùng” nghĩ về những phận đời sống “bên lề”

20/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1G6IlaMhgJkDv2Mfv0gv3OIl8PYZICGzF/view?usp=sharing

Tất cả những phản ứng đó có thể hiểu được. Còn nói như bài báo “Biên tập viên VTV đã xin lỗi, tại sao dân mạng cứ phải 'đánh người chạy lại' đến toác đầu mẻ trán mới hả lòng?” (Tin tức online): “Phải chăng vì đang dịch bệnh nên một bộ phận dân mạng hơi rảnh và cần chỗ xả stress?", hoặc bảo những người chửi mắng kia là “Đu fame' để câu like, câu tương tác” là không đúng, vì như đã nói ở trên, những người chịu trách nhiệm cao nhất từ Trưởng Ban Biên tập cho đến Giám đốc Đài vẫn chưa chính thức xin lỗi.

Báo chí truyền thông là để phục vụ nhân dân mà đi miệt thị nhân dân, những người đã đóng thuế vào ngân sách nhà nước để nhà nước trả lương cho mình, rồi khi làm sai thì những người chịu trách nhiệm cao nhất lại né thì dư luận phản ứng là phải.

Bài viết này không nhằm nhắc lại những chuyện đó, mà nói đến những chuyện khác.

Trung Quốc đâm bị thóc thọc bị gạo ở Biển Đông

Nguyệt Đình 

21/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1VH4uYjHSvYr6Gefbeb2ZUZNQyexyOGlb/view?usp=sharing

Hôm 7 tháng 8 năm 2020, cơ quan Sáng kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), trực thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương của Đại học Bắc Kinh, đã công bố một báo cáo tố cáo tàu cá Việt Nam xâm nhập lãnh hải các quốc gia khác trong vùng biển Đông.

Bản báo cáo có tiêu đề  “Hoạt động bất hợp pháp của tàu đánh cá Việt Nam vẫn ở mức cao trong tháng 7” cho biết có hàng ngàn tàu cá Việt Nam đang hoạt động ở Biển Đông và hàng trăm tàu trong số đó đang xâm nhập  lãnh hải và tiến hành đánh bắt cá trái phép trong hải phận của các quốc gia trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Campuchia.

Theo báo cáo khoảng 100 tàu cá Việt Nam đang họat động trong vùng hải phận Campuchia thuộc Vịnh Thái Lan. Con số này đã giảm đi 30% so với 157 tàu cá trong khu vực này hồi tháng Sáu.

Nguyễn Lân Thắng - BELARUS, THÁI LAN... có gì mong chờ nhau

20/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1Z9Dv5bEB3ZGBA8uaLEEfzlRjj6nl6X2z/view?usp=sharing

Trong mấy tuần qua ngoài việc virus Vũ Hán vẫn đang gây ảnh hưởng đến sự thay đổi toàn diện trên toàn cầu thì có một vài sự kiện chính trị khác xảy ra. Đó là cuộc biểu tình chống chính phủ ở Belarus và cuộc biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ tự do. Tuy những sự kiện này trông có vẻ rời rạc, nhưng lại là những biểu hiện của sự thay đổi to lớn trên trường quốc tế, và phần nào có ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ hoá Việt Nam.

Mặt trận dân chủ chống độc tài cùng với những phong trào khác đã tạo ra những đột biến chính trị quan trọng trên đất nước Thái Lan, thay đổi tâm thức của người Thái, tạo cho phong trào đòi dân chủ ở Thái gần đây tưởng chừng như đã bị đè bẹp bởi chính quyền quân sự và hoàng gia Thái Lan quay trở lại, với một sức sống đáng kinh ngạc.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, một người Việt Nam trẻ tuổi sống ở Thái, làm việc cho tổ chức Amnesty International, ngày 20/8/2020 cho biết: "một trong những bước ngoặt của phong trào dân chủ ở đây đó là sự ra đời của bản nhạc rap có tên Rap Against Dictatorship (Rap Chống Độc tài) vào tháng 10 năm 2018"

Vũ Tường – Cuộc cách mạng Cộng sản của Việt Nam: Quyền lực và những giới hạn của Ý thứ hệ ( phần 4)

Nguyễn Trung Kiên dịch

 21/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1wq826XoH57_TOSFELKZ4ozTrfJVuYLZe/view?usp=sharing

 Chương trình của ĐCSVN cam kết ngắn gọn, mà không cần chi tiết hơn, đó là: “thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản”.[123] Công thức mới này ngắn gọn và thô sơ, nhưng về cơ bản nó không mâu thuẫn với khái niệm “cuộc cách mạng hai giai đoạn” mà ĐCSĐD đã ủng hộ từ trước đó. Theo biên bản cuộc họp, ĐCSĐD bị chỉ trích vì quá hạn chế trong chính sách kết nạp đảng viên, tổ chức “như một nhóm xa cách quần chúng”, và gây ra việc giải tán Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đảng (VNTNCMĐ) và Đảng Tân Việt theo chính sách của Quốc tế Cộng sản (QTCS).[124] Đáng chú ý là, những lời chỉ trích đó dựa trên chính sách của QTCS và chủ yếu nhắm vào hoạt động tổ chức của ĐCSĐD, chứ không phải tầm nhìn ý thức hệ của nó.[125]

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 21 tháng 8 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/14dBDIEumvMawLdLV7M5NOdSvhxKq2xWE/view?usp=sharing

Ký Thiệt: Xứng đôi vừa lứa

21/8/2020

https://drive.google.com/file/d/17iMqI3wLWsSqx7DdtbMIbBbGo943DOeX/view?usp=sharing

Patrick Murray, Giám đốc Monmouth University Polling Institute, một cơ quan độc lập, cho biết: “Đa số cử tri (57%) tin rằng có một số đông được gọi là những cử tri bí mật ở trong những cộng đồng của họ ủng hộ Trump nhưng họ không được tính vào các polls. Một số khác ít hơn phân nửa (27%) tin là có những cử tri bí mật sẽ bầu cho Biden.”

Những tin giờ chót khác có vẻ sẽ làm “các nhà trí thức cuồng chống Trump” buồn 5 phút. Trước hết là một liên minh gồm nhiều thành phần ủng hộ ông Trump đã được thành lập gồm 24 nhóm và đang tích cực cộng tác với chiến dịch vận động tái tranh cử tổng thống của ông. Khởi đầu với các Hội Cựu Quân Nhân, chống phá thai, các bà mẹ, người Mỹ da đen, người Mỹ gốc Xì, người Mỹ gốc Hy Lạp, luật sư, trại chủ, Thiên Chúa giáo…và bốn hội mới gia nhập: Tiếng nói người Ấn ủng hộ Trump, Tiếng Nói người Hindu ủng hộ Trump, người Sikhs ủng hộ Trump, và Tiếng nói Hồi giáo ủng hộ Trump. Liên minh rộng lớn này sẽ vận động trong các cộng đồng của họ trên toàn nước Mỹ để chống lại chính sách xã hội chủ nghĩa của đảng Dân Chủ.

Lê Vy -Mỹ tăng tốc bán vũ khí cho các quốc gia ở Ấn Độ – Thái Bình Dương

Lê Vy (theo Nikkei)

21/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1Ms6iLVI_xZ-F-E8gic1tsRt6AfyXpH9f/view?usp=sharing

Hôm 20/8, chính quyền TT Trump cho biết sẵn sàng hỗ trợ hơn nữa các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tăng cường khả năng quốc phòng, theo tờ Nikkei. Động thái này diễn ra sau các hợp đồng bán hàng quốc phòng trị giá 32 tỷ USD đã được phê duyệt cho các đồng minh và đối tác trong tháng 7.

Ông Clarke Cooper, trợ lý thư ký về các vấn đề chính trị – quân sự của Bộ Ngoại giao cho biết tháng Bảy là tháng ký kết được các hợp đồng thương mại quốc phòng cao thứ hai trong lịch sử.

Thái Lan : Tuổi trẻ dấn thân vì ước mơ dân chủ

Tú Anh

RFI

21/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1JzLVscKQ0nmBx-iaT-G0NqUKmIoi4YLV/view?usp=sharing

Quốc tế khủng hoảng :Macron trên mọi mặt trận từ Liban, Mali, Niger, Belarus, đến Thổ Nhĩ Kỳ… một danh sách dài trên trang nhất Le Monde vào lúc chủ nhân điện Elysée tiếp nữ thủ tướng Đức Angela Merkel .

Trang châu Á của Le Monde chú ý đến phong trào thanh niên, sinh viên Thái Lan dấn thân cho nền dân chủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét