Tưởng Năng Tiến – Ký Sinh & Tầm Gửi
https://drive.google.com/file/d/12L_EiQYrFVU7uir8v1F89yYsw8R-mOWU/view?usp=sharing
Họa sỹ Lê Huy Cầm cho biết: “Vừa dứt xong cái tranh cho cựu sinh viên Đại Học Dalat sẽ đấu giá kiếm tiền cho sinh viên nghèo trong ngày họp mặt 20 năm.” Bên dưới thông tin này là lời nhắn của FB Hue Chau (“Nếu dành cho cựu SV ĐH Dalat pre 75 thì trên tháp chuông nhà Nguyện Năng Tĩnh kg phải là cái... ơi Lê Huy”) và hồi đáp của tác giả: “Sinh viên ra trường năm 2000 nên vẽ như vậy.”
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng.
Nguyễn Ngọc Chính - Chuyện/Truyện... Ký Sinh Trùng!
20/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1ojmXg0uFrv86NXWMFBmsICCnO7IeA_PO/view?usp=sharing
Tiếng Việt cũng thâm thúy lắm. “Truyện” thuộc lĩnh vực văn chương, như truyện ngắn, truyện dài, truyện trinh thám, truyện tranh... Còn “Chuyện” thuộc các lĩnh vực đời thường, chẳng hạn như chuyện vui, chuyện tình, chuyện đời, chuyện vẩn vơ, chuyện tầm phào…
Nếu hiểu như vậy thì bộ phim “Kỳ sinh trùng” (Parasite) của Hàn Quốc đã nhận được giải Oscar năm 2020 phải là “truyện phim” đầu tiên đã đoạt giải thưởng “phim không-nói-tiếng-Anh” (tham khào: https://www.facebook.com/notes/nguyen-chinh/oscar-2020-parasite-k%C3%BD-sinh-tr%C3%B9ng/10212754570977376/).
62 nghị sĩ của 28 nước yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển
Bảo trợ cho Tù Nhân Lương Tâm - công việc thiết thực!
19/08/2020
https://drive.google.com/file/d/1OMEws7XYZnyACnmuB-rhY0psGEahDlJ4/view?usp=sharing
58 nghị sĩ đương nhiệm và 4 cựu nghị sĩ của 28 quốc gia đã ký chung một bức thư ngỏ gửi đến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Bắc Truyển.
Bức thư ngỏ đề ngày 13 tháng 8 năm 2020 đã mở đầu như sau: “Chúng tôi, những Nghị sĩ từ khắp nơi trên thế giới ký tên dưới đây, có vinh dự viết thư này cho ông để yêu cầu ông dùng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Bắc Truyển, một người bảo vệ tự do tôn giáo, cũng như cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập tại Việt Nam được tự do sinh hoạt tôn giáo mà không sợ bị bắt bớ, sách nhiễu, tù đày“.
Một khoảnh khắc cách mạng
Tác giả: David G. Marr
Dịch giả: Nguyễn Trung Kiên
19/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1PBCQjusoVgf05YatzNJ33GQMzLOxYQzV/view?usp=sharing
Tối ngày 19, các thành viên của Đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc dân Đảng đã họp tại Hà Nội để đánh giá hiện trạng của họ. Hầu hết các đảng viên trung kiên của Đại Việt miễn cưỡng chấp nhận sự tiếp quản của Việt Minh và sẵn sàng hợp tác hoặc rút lui để chờ đợi các cuộc tiếp quản.
Một lãnh đạo của Quốc Dân Đảng, Lê Khang, đã tranh luận sôi nổi chống lại quan điểm này. Ông cảnh báo, để cho những người cộng sản giành được ưu thế là mang tính tự sát. Tuyên bố rằng người Nhật vẫn cung cấp hàng nghìn khẩu súng, Khang ủng hộ một biện pháp phản kháng ngay lập tức, sau đó là bỏ tù tất cả các đảng viên Đảng Cộng sản. Khi ngay cả các đồng chí Quốc dân Đảng cũng không ủng hộ ông, Khang đã trốn ra khỏi cuộc họp, tập hợp một số đảng viên trung thành, và rời Hà Nội đến Vĩnh Yên với ý định biến tỉnh đó thành căn cứ để chống lại Việt Minh.
Biểu tình ở Belarus và Thái Lan trong mắt nhà tâm lý học người Việt
Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
20/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1IvjXN_cJsw6ioNJvNoPGjH_unFdPa0dC/view?usp=sharing
Việc một nhà lãnh đạo có khuynh hướng độc tài cầm quyền quá lâu như ở Belarus và một nhà nước quân chủ được điều hành bởi phe quân đội nhiều năm qua như ở Thái Lan có thể đã vượt qua sức chịu đựng của một bộ phận quần chúng, một nhà nghiên cứu tâm lý học người Việt nói với BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn.
Trong cuối tuần này, tại Minsk, thủ đô Belarus và Bangkok của Thái Lan đã đồng thời diễn ra các sự kiện xuống đường, Phó Giáo sư, Tiến sỹ tâm lý học Mạc Văn Trang bình luận với BBC:
"Trước hết về Belarus, tôi có nhận xét như sau, sự thật thì Tổng thống Alexander Lukashenko đã cầm quyền liên tục đến 26 năm, xã hội trì trệ, thì người ta đã ngán ngẩm lắm rồi.
“Nghe từng trang lịch sử thét từng trang”
Nguyệt Quỳnh
19/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1hoefz99UdDg4BlJA2H3Wny9CYnjJrCk5/view?usp=sharing
“Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”
Trần Nhân Tông
Tại núi rừng Tam Điệp, vua Quang Trung truyền lệnh cho binh tướng Phú Xuân, Nghệ An hợp cùng binh tướng của Ðại Tư Mã Ngô Văn sở cùng ăn tết sớm và hẹn nhau sẽ ăn mừng Khai Hạ tại Thăng Long vào ngày mùng bảy tết. Kế hoạch của nhà vua là sử dụng sở trường của binh Tây Sơn tấn công chớp nhoáng khi quân Thanh vui chơi ngày Tết và tướng Thanh còn đang mải mê yến tiệc. Đúng vào đêm trừ tịch năm Kỷ Dậu, từ phòng tuyến Tam Điệp nhà vua ra lệnh xuất quân.
Một Cuộc Chiến Khác
Trích từ " Tuyển tập văn chương Tự Do 2017"
20/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1zTFqEkXzct7Vlipb6qab-H1cnQCmTS99/view?usp=sharing
Dành riêng để tặng những người lính vô danh.
Tôi ra đời vào một ngày mùa hè năm 1975, thời điểm cuộc chiến Việt Nam vừa kết thúc. Khi đó ba tôi đang bị cải tạo ở Tiên Lãnh – một xã vùng núi thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nghe mẹ tôi kể lại, đó là thời điểm mà mọi người đều tâm thần bấn loạn, đặc biệt là những gia đình có người tham gia chế độ cũ, chẳng ai còn đủ bĩnh tĩnh để nhận biết đầy đủ những náo loạn đang diễn ra và cái gì sẽ tới. Tất cả đều đảo lộn, rối tung rối mù. Mẹ nói chỉ biết có chạy và chạy.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 20 tháng 8 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1hZtBAMJfZ9Bf5u3ttkEVz8SrpaE2B8-L/view?usp=sharing
Biển Đông: Học giả TQ nói VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
20/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1HWcoq6w4IGAXcYGlkKQR9E-DYmFFRZTZ/view?usp=sharing
Bài nghiên cứu xuất bản mới đây có tiêu đề "Những thay đổi trên Biển Đông: Tại sao Việt Nam có điều chỉnh lớn trong chiến lược với Trung Quốc?" của giáo sư Triệu Úy Hoa (Zhao Weihua) từ Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quảng Đông, đưa ra những quan điểm gây chú ý cho giới quan sát.
Trong bài xã luận bằng tiếng Trung dài gần 20 trang, giáo sư Triệu Úy Hoa cho rằng các lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng Việt Nam có thể nhượng bộ Trung Quốc để đạt được các thỏa thuận.
Cách thức bầu cử tổng thống Hoa Kỳ
Tác giả: Lê Khắc Lý
https://drive.google.com/file/d/1ykXUC82lPGAzFXm8CnxZTd1fvOK5wiAG/view?usp=sharing
Bài này được viết năm 2012, tác giả nay đã qua đời.
Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ thực sự. Thể chế dân chủ pháp trị của Hoa Kỳ là thể chế “Tam Quyền Phân Lập”:
Việc thi hành pháp luật do ngành “Hành Pháp”, đứng dầu là Tổng Thống chịu trách nhiệm.
Việc viết ra các đạo luật là do ngành “Lập Pháp” phụ trách. Ngành này gồm hai viện: Viện thứ nhất là Hạ Viện (Congress) gồm những vị “Dân Biểu” (Ðại Biểu của dân chúng được gọi là Congress Members hay Congressmen, Congresswomen) do dân của những Địa Hạt Dân Biểu (Congressional Districts) trong các Tiểu Bang bầu ra và theo luật lệ hiện hành, nhiệm kỳ của một dân biểu là hai năm. Viện thứ hai là Thượng Viện (Senate) gồm các Thượng Nghị Sĩ (Senators) do dân của các Tiểu Bang bầu lên. Mỗi Tiểu Bang dù lớn hay nhỏ, ít dân hay đông dân, đều có hai Thượng Nghị Sĩ. Do đó ta có thể hiểu rằng Dân Biểu là đại diện cho dân của các Tiểu Bang, còn Thượng Nghị Sĩ là đại diện cho địa phương từ các Tiểu Bang. Vì vậy Quốc Hội Hoa Kỳ bao gồm cả Hạ Viện (ý kiến của dân) và Thượng Viện (ý kiến có sắc thái địa phương).
Mối đe dọa lớn từ việc ĐCSTQ can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Du Miên
20/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1WFrThiK7Fb2NIk7kkPZR6nWmAgVuM1La/view?usp=sharing
Mối đe dọa từ nước ngoài lớn nhất đối với an ninh bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia John Ratcliffe.
Trong các cuộc điều trần với Ủy ban Tình báo Thượng viện, các quan chức tình báo Hoa Kỳ gần đây đã cảnh báo về khả năng chính quyền Bắc Kinh sẽ can thiệp vào cuộc bầu cử. Năm ngoái, một số cơ quan chính phủ đã xác định Nga, Trung Quốc và Iran là những tác nhân tìm cách can thiệp vào quá trình bỏ phiếu, bằng cách tác động đến nhận thức của cử tri.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét