Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 17 tháng 8 năm 2020

 Bắt cóc công dân – mật vụ Việt Nam “hành tẩu giang hồ”

17/8/2020

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

https://drive.google.com/file/d/1VkCIvujaByCTL2TsawJa4Qg30BRXSegi/view?usp=sharing

Hiện tượng bắt cóc người bất đồng chính kiến ở các nước Đông Nam Á ‘không có dấu hiệu giảm’, ‘đặc biệt là khi chính quyền các nước độc tài cùng tồn tại cạnh nhau’, Alastair McCready, biên tập viên tạp chí Southeast Asia Globe, nhận định.

Trong bài ‘Hoán đổi tù nhân: Vấn nạn bắt cóc nhà hoạt động tại các nước vùng Mekong“, ông Alastair McCready nhắc đến trường hợp của Blogger Trương Duy Nhất

Tranh đấu cho linh hồn sông Mekong

Bình Yên Đông lược dịch

16/8/2020

https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/08/tranh-au-cho-linh-hon-song-mekong_16.html

Vào tháng 6 năm nay, phúc trình thường niên về Tình trạng Thủy sản và Nuôi cá Thế giới của FAO (Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương Nông Thế giới)) xếp lưu vực Mekong vào hàng có thủy sản nước ngọt phong phú nhất trên thế giới, chiếm trên 15% sản lượng cá nước ngọt đánh được hàng năm. Trong lúc đó, các nhà nghiên cứu của WWF (World Wildlife Fund (Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới)) ước tính rằng sự đóng góp thật sự chiếm ¼ số cá nước ngọt đánh được trên thế giới. Thủy sản nội địa đồ sộ nầy rất cần thiết cho an ninh lương thực của hàng chục triệu người ở Cambodia, Thái Lan và Việt Nam, và được châm ngòi bởi chu kỳ dòng chảy tự nhiên của sông Mekong. Thông thường, sự biến đổi giống như kim đồng hồ vào lúc nầy trong năm, từ mùa khô với lưu lượng tương đối thấp sang mùa mưa rất ẩm ướt, mang nước lũ nuôi dưỡng toàn thể lưu vực.

TS. Nguyễn Hồng Vũ - Vaccine COVID-19 của Nga :  nên chích ngừa hay không?

17/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1QH3pWtTYW36frExxlisAa_vcNQiXlNhJ/view?usp=sharing

Cơ thể con người không những là một bộ máy phức tạp mà còn là một hệ thống khá “nhạy cảm” với các tác nhân có tác dụng sinh học mà thuốc và vaccine là những tác nhân như thế.

Do vậy, việc phát triển một loại thuốc hoặc vaccine mới đều bắt buộc phải trải qua những quy trình đánh giá rất nghiêm ngặt và chặt chẽ để đảm bảo khi đến tay người sử dụng một cách đại trà phải “AN TOÀN & HIỆU QUẢ”. Việc phớt lờ, bỏ qua những quy định này đều chứa những NGUY CƠ không nhỏ đến sức khỏe con người và có thể mang lại hậu quả khôn lường!

Đưa vấn đề Biển Đông ra PCA: Việt Nam thận trọng cân nhắc thiệt, hơn

Thu Hằng

RFI

17/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1sd4j_oWg3YJnt5YNernXeVYi2npxfdOq/view?usp=sharing

Trung Quốc vẫn lầm lũi đẩy từng quân cờ trong thế trận bành trướng ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng biến Biển Đông thành một mặt trận trong cuộc chiến toàn diện chống Bắc Kinh. Chưa bao giờ, Hải Quân Mỹ hoạt động năng động như trong năm 2020 để thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

Có nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để Việt Nam kiện những yêu sách của Trung Quốc trong bản đồ « 9 đoạn » lên Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA). Nhưng tại sao Hà Nội chần chừ ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), Pháp.

Vũ Tường - Cuộc cách mạng Cộng sản của Việt Nam: Quyền lực và những giới hạn của ý thức hệ (phần 2)

 17/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1o4nxgSfMBT7EOvsjSWAjkWxzOCImVecQ/view?usp=sharing

VỀ TÁC GIẢ

Vũ Tường là giảng viên tại Khoa Khoa học chính trị của Đại học Oregon (Hoa Kỳ) từ năm 2008. Ông cũng thỉnh giảng tại Đại học Princeton và Đại học Quốc gia Singapore. Nghiên cứu của ông tập trung vào các đề tài: chính trị học so sánh về sự hình thành nhà nước, các vấn đề về phát triển, chủ nghĩa dân tộc, và các cuộc cách mạng, đặc biệt là tại vùng Đông Á. Ông cũng là tác giả của cuốn ‘Paths to Development in Asia: South Korea, Vietnam, China, and Indonesia’ [Các con đường phát triển ở châu Á: Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia] (Cambridge University Press, 2010),

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 17 tháng 8 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1MX0Itdi3ufAdqOrhNTEcSnHRjsLco1IB/view?usp=sharing

Đại Dương - Những con ngựa thành Troia vào Hoa Kỳ

17/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1zb9bkCu8PGGu8xTcDqZBqtkW_K_R0t0q/view?usp=sharing

Hoa Kỳ thời lập quốc…

Từ khởi thuỷ, Hoa Kỳ là một vùng đất mênh mông cần người khai thác;  đồng thời, cũng là miền đất hứa cho mọi người khắp thế gian.

Phù hợp với lẽ tự nhiên trong đời sống nhân loại nên đa số người đến vùng đất trù phú này đã đổ từng giọt mồ hôi lẫn máu để chống chọi với thiên tai, nhân hoạ.

Từ một miền đất thuộc địa của Đế quốc Châu Âu, những người di dân khốn khổ đã từng bước xây dựng nên một quốc gia giàu có, hùng cường và ổn định nhất thế gian với hệ thống luật pháp bình đẳng cho mọi người kể từ 1776.

ĐCSTQ đàn áp mạnh tay khi người dân Trung Quốc ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng

Thanh Hương

17/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1cv8krTUTmQKV5gtgULOO7n2DXW7tk3U7/view?usp=sharing

Giờ đây, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mạnh tay trấn áp trong nỗ lực nhằm ngăn chặn người dân Trung Quốc rút tiền ồ ạt do không còn tin vào hệ thống tài chính của nước này. 4 người phải chịu án tù vì tội “tung tin đồn thất thiệt”, 13 người khác chịu hình thức kỷ luật nhắc nhở...

Các vết “rạn nứt” nguồn vốn đã bắt đầu xuất hiện ngày càng rõ ràng hơn và hiện đang làm đau đầu chính quyền Bắc Kinh khi các mối quan hệ toàn cầu căng thẳng và các lệnh hạn chế do đại dịch virus Vũ Hán dường như khiến người dân Trung Quốc trở nên cảnh giác hơn đối với nền kinh tế ọp ẹp của đất nước. 

Thời cơ đặc biệt của ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc

ASEAN Must Make the Best of Its New Centrality in China’s Diplomacy

The countries of Southeast Asia have the rare chance to leverage Beijing’s language of interdependence in addressing pressing issues, such as the Belt and Road and South China Sea.

https://drive.google.com/file/d/1oHW-aH0OnNG52-wKdcmW5bWUUAx-HSZv/view?usp=sharing

By Marina Kaneti

June 04, 2020

Các quốc gia ASEAN đang có cơ hội hiếm hoi để tận dụng lời kêu gọi phụ thuộc lẫn nhau từ Bắc Kinh.

Lê Phương Thảo  lược dịch

17/08/2020

Lược dịch từ bài viết “ASEAN Must Make the Best of Its New Centrality in China’s Diplomacy” của Marina Kaneti, đăng trên The Diplomat ngày 04/06/2020. Tựa đề tiếng Việt và tít phụ đầu tiên do Luật Khoa đặt lại. Marina Kaneti là phó giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore. Bà chuyên nghiên cứu về lĩnh vực phát triển toàn cầu.

Trump, Biden và vấn đề Đài Loan

Trump, Biden and Taiwan

America’s commitment to the island should be a campaign issue.

Biên dịch: Phan Nguyên

17/8/2020

https://drive.google.com/file/d/1zk7pyvuwLjedblPECHQdMMWxKPUmIqqY/view?usp=sharing

Điều đó đặt Đài Loan vào tâm điểm cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ – Trung. Trung Quốc đặt mục tiêu dẫn đầu thế giới về các sản phẩm công nghệ cao và nước này đã dựa vào chip máy tính do TSMC sản xuất. Hoa Kỳ cũng đang lôi kéo TSMC, công ty đã tuyên bố hồi tháng 5 rằng họ sẽ mở một nhà máy ở Arizona. Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đang khiến Huawei của Trung Quốc không thể mua chip từ TSMC. Nhà khoa học chính trị Graham Allison đã suy đoán rằng Bắc Kinh có thể coi sự cạnh tranh về công nghệ là mộtđộng lực để giành quyền kiểm soát hòn đảo và công ty hàng đầu của nó bằng vũ lực.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét