Việt Nam cần tránh đi con đường cụt của Trung Quốc?
LS Ngô Ngọc Trai
Gửi bài cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
4/8/2020
https://drive.google.com/file/d/17BmQEyPvTedNBqWbKLJ6SRKVyh8i3hdt/view?usp=sharing
Thế hệ trẻ TQ có thể sẽ không có được thành công như cha mẹ do hậu quả của đại dịch Covid-19
Các vấn đề xung quanh Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn thế giới. Ở Việt Nam sự thể càng đặc biệt hơn khi mô hình phát triển của Việt Nam từ lâu nay cũng rập khuôn theo kiểu Trung Quốc.
Vậy nếu đường lối phát triển của Trung Quốc hiện đang gặp rất nhiều khó khăn thì mô hình của họ có là tương lai cho Việt Nam?
Đường lối nào?
Đầu tiên là cần nhìn ra được đâu là đường lối phát triển của Trung Quốc.
Phạm Đức Đồng Hùng - Úc bác bỏ chủ quyền biển của Trung Quốc như thế nào?
4/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1YfHGhCI6xnsDQB2bJHWZf5S__CVBysPd/view?usp=sharing
Ngày 23.7.2020 chính phủ Úc đã đệ trình công hàm lên Liên Hiệp Quốc, chính thức “bác bỏ tất cả các yêu sách trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) của Trung Quốc” và kêu gọi nước này phải tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông theo đơn kiện của Philippines.
Theo đánh giá của Úc thì Trung Quốc không tuân thủ công ước UNCLOS về đường cơ sở, các vùng biển và cách phân loại những thực thể khi vẽ đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các thực thể hoặc nhóm đảo trên Biển Đông, chính từ những cơ sở sai trái này, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền cho vùng “nội thủy”, “hải phận”, “vùng đặc quyền kinh tế” và “thềm lục địa” một cách sai trái.
Lý Minh - Làm thế nào để so sánh dân trí?
04/08/2020
https://drive.google.com/file/d/1O7PC9Sij8QlYvAv9hUW0bP_Kiw7ZWYPD/view?usp=sharing
Tôi nghĩ rằng, khi đánh giá tình trạng dân trí của một quốc gia, chúng ta nên nhìn toàn diện hơn về nhiều mặt để biết mình đang đứng ở đâu. Từ việc đánh giá một cách trung thực vị trí mình đang đứng, chúng ta sẽ phấn đấu, từ đó tạo nên sự thay đổi hơn là tự huyễn hoặc dân tộc mình có dân trí cao không thua gì các dân tộc đã phát triển khác.
... Dĩ nhiên, giả thuyết này sẽ gây ra rất nhiều tranh luận trong giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam vì hệ quả của giả thuyết này đó là Việt Nam chưa đủ các điều kiện chín muồi để công cuộc chuyển đổi dân chủ thành công trong tương lai gần. Nhưng nếu chấp nhận giả thuyết này là đúng thì việc cần làm đó chính là kiên nhẫn tận dụng các nguồn lực trong điều kiện hiện tại để nâng cao dân trí, khi dân trí của toàn dân được nâng lên một mức độ phù hợp, sự thay đổi về thể chế chính trị chắc chắn sẽ diễn ra.
Vương Trí Nhàn - Sưu tầm một số cách xác định khái niệm trí thức
4/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1LAXrBjCAwUJQ8hZRqnYHzkFWBHTBRLgI/view?usp=sharing
Người trí thức, như tôi hiểu, không phải là người làm hòa dịu, cũng không phải là người tạo dựng sự đồng thuận, mà là người dấn hết thân mình, hứng mọi hiểm nguy, luôn luôn lấy phê phán làm cơ sở;
Trí thức là người từ chối, dù phải trả với giá nào, những công thức dễ dãi, những tư tưởng nhàm cũ, những kết luận chiếu lệ nơi lời nói và hành động của những người có quyền hoặc của những đầu óc máy móc.
Đâu phải họ chỉ từ chối một cách thụ động mà thôi: họ còn tích cực, công khai nói lên tiếng nói của họ.
Hoa kỳ và Khu vực Mekong: hợp tác để tăng trưởng kinh tế toàn bộ và khả chấp.
US And Mekong Region: Cooperation For Sustainable And Inclusive Economic Growth
Sunday, August 2, 2020
Satu Limaye – Bình Yên Đông lược dịch
East-West Center – July 31, 2020
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/08/hoa-ky-va-khu-vuc-mekong-hop-tac-e-tang.html
Trong những năm gần đây, mối quan hệ với Đông Nam Á (ĐNA) đã trỗi dậy như một trụ cột quan trọng của sự can thiệp của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hiệp hội các Quốc gia ĐNA (Association of Southeast Asian Nations (ASEAN)) là tâm điểm của chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khu vực, càng ngày càng chú trọng đến 5 quốc gia ràng buộc với nhau bởi sông Mekong – Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 4 tháng 8 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1Nut6OfzAF2Cotmx0fj-DVDbCiR33ihKr/view?usp=sharing
Cảnh giác lửa đạn tháng 8 ở Biển Đông
Duan Dang
4/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1RSImFjwlcoeFEot9q4payFu3ZEv0SjBW/view?usp=sharing
1. Trung Quốc + Đài Loan, quần đảo Pratas
Tháng 8 mở đầu với những cuộc bàn tán sôi động về cuộc tập trận đổ bộ tiềm tàng của Trung Quốc mô phỏng việc đánh chiếm quần đảo Pratas hiện do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông.
Một tình huống khá trớ trêu đã xảy ra liên quan đến truyền thông Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan ngày hôm qua 3.8.
Kim Nguyễn - Những hậu quả tệ hại do chủ trương “Bỏ Phiếu Bằng Thư”
4/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1n5zXvpDAWuiOKVVH8QbQZ163NBZ06kd4/view?usp=sharing
Bỏ phiếu bằng thư “Vote by Mail” không có gì là mới mẻ, tất cả các tiểu bang đã có Vote by Mail từ lâu rồi và chỉ áp dụng cho những người hội đủ điều kiện luật định. Thông thường cử tri muốn được bỏ phiếu Vote by Mail cần làm đơn xin phép và phải có một trong những điều kiện sau:
– Trên 65 tuổi.
– Đau ốm, bệnh tật.
– Vắng mặt trong thời gian bầu cử sớm hoặc trong ngày bầu cử.
– Bị tù nhưng vẫn có quyền bỏ phiếu.
Phạm Văn Lương - Chuyện Bên Đường
Tháng 8, 2020
https://drive.google.com/file/d/1g2FcffC2KFYKCZoO6QWkwfbBWUN9VJIa/view?usp=sharing
Tháng 8 là tháng quan trọng trong chiến dịch tranh cử của hai đảng. Đảng Dân Chủ phải ra mắt ứng cử viên của đảng, coi như được chính thức đề cử là ứng viên đại diện. Joe Biden lúc đó mới bỏ được cái đuôi “Presumptive”và trở thành ứng cử viên được bầu của đảng Dân Chủ, một điều khác cũng quan trọng là Joe Biden phải chính thức trình làng người ứng cử viên phó tổng thống của ông.
Như đã nói, Joe Biden hứa chọn ứng cử viên da đen (nữ). Ba người có tên từ đầu nhưng tới phút cuối, có lẽ không nằm trong danh sách chọn lựa là Dân biểu Val Demings, Florida, Keisha Lane Bottoms, thị trưởng Alanta của Georgia, và Susan Rice, cựu cố vấn an ninh của Obama, trước đó bà này là đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, nhiều vị còn nhớ, bà này là người viết Email tự gửi cho mình vào những phút cuối cùng, trước khi rời tòa Bạch Ốc. Trong email này, Obama đã ra lệnh điều tra tướng Flynn, lúc đó đã được bổ nhiệm chức vụ cố vấn an ninh cho chính phủ Trump.
Xuân Lan - Các nhóm ly khai Pakistan muốn phá hủy “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc
4/8/2020
https://drive.google.com/file/d/174KQdwcHpr3wDxGbuYtTnH_l9Dtu79g5/view?usp=sharing
Các nhóm ly khai Baloch và Sindhi ở Pakistan tuyên bố họ đang thành lập một liên minh nhằm tấn công các lợi ích của Trung Quốc trong dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường ở Pakistan.
Vào ngày 25/7, Baloch Raji Ajoi Sangar, hay BRAS, một tổ chức gồm bốn nhóm ly khai Baloch, đã tuyên bố trong một thông cáo báo chí việc liên minh với Quân đội Cách mạng Sindudesh, hay SRA, một nhóm ly khai ít được biết đến hoạt động ở tỉnh đông nam Sindh, theo Nikkei Asia Review.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét