Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH
30/8/2020
Nguồn: David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), (California: University of California Press, 2013), pp. 10285-10901 (Kindle edition).
Biên dịch: Phạm Tú Uyên
Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
https://drive.google.com/file/d/1VnIbSE7gCISPITaCHK5XRyxI7EFWO6U-/view?usp=sharing
Ba ngày sau khi tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Việt Nam DCCH) ra lệnh giải thể Đại Việt Quốc Xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng với cáo buộc hai đảng này âm mưu tiến hành các hoạt động làm hại nền độc lập. Đại Việt Quốc Xã hội Đảng bị buộc tội tiếp tay cho nước ngoài gây nguy hại cho nền độc lập, còn Đại Việt Quốc dân Đảng được cho rằng đang mưu đồ phá hoại nền kinh tế cũng như nền độc lập dân tộc. Bất cứ thành viên nào của hai đảng này vẫn tiếp tục hoạt động sẽ bị “xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Một tuần sau thêm hai tổ chức thanh niên của miền Bắc cũng bị xử lý tương tự. Báo chí nhanh chóng xác định bốn tổ chức này là “thân Nhật” và không giải thích vì sao lại chỉ là bốn tổ chức này trong số rất nhiều các tổ chức khác thể hiện thái độ thân Nhật trong những tháng trước đó.
Hơn 31 triệu lao động phi chính thức “đã thực sự rất khó khăn”
Nguyễn Sơn
29/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1L8vkQh90JRW_TXzRh_8ABzv4gMzbbT9d/view?usp=sharing
Sáu tháng đầu năm, trước khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tái bùng phát tại Việt Nam, thu nhập của lao động chính thức đã giảm 4,7% còn thu nhập của người lao động phi chính thức bị giảm tới 8,4% so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ có những số liệu thống kê và dự báo nói chung được đưa ra, song tất cả đều có cái nhìn bi quan đối với tình hình của người lao động khi dư chấn tổn thất từ đợt dịch lần 1 chưa hết lại cộng với đợt dịch lần 2.
Trước khi dịch tái bùng phát, khoảng 60.000 việc làm đã bị mất mỗi tháng
Nhật kêu gọi công dân Việt Nam không ‘giúp sức’ cho tội phạm
30/08/2020
VOA Việt Ngữ
https://drive.google.com/file/d/1CXLxij6j7MJ_XXBSTCyqIUTtLnF0YGgz/view?usp=sharing
Cơ quan đại diện ngoại giao của “xứ sở mặt trời mọc” mới đăng tải thông tin kêu gọi các công dân Việt Nam ở Nhật không “giúp sức cho những hành vi phạm tội”.
Đại sứ quán Nhật hôm 21/8 cho biết đã dịch sang tiếng Việt nội dung tờ rơi của Tổ chức quản lý thực tập kỹ năng người nước ngoài (OTIT) để “giúp các bạn thực tập sinh không bị vướng vào tội phạm”.
Mekong, nơi tụ họp của thảm hoạ
(In the Mekong, a Confluence of Calamities)
Courtney Weatherby and John Lichtefeld – Bình Yên Đông lược dịch
Foreign Policy – April 28, 2020
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/08/mekong-noi-tu-hop-cua-tham-hoa.html
Hạn hán cùng với đại dịch corona báo hiệu nguy hiểm cho an ninh lương thực.
Trong năm vừa qua, hạn hán nặng nề được các đập thủy điện ở thượng lưu làm nghiêm trọng thêm đã bóp nghẹt mức sản xuất nông nghiệp, hủy hoại ngư nghiệp, và đe dọa cuộc sống của hàng triệu người trong lưu vực Mekong. Đại dịch coronavirus làm phức tạp thêm tình hình nầy, làm gián đoạn nguồn cung cấp và tăng giá gạo và các thức ăn chánh khác. Mặc dù các chánh phủ Mekong đã cam kết với người dân của họ để bảo đảm các nguồn cung cấp thực phẩm, nhiều lo ngại đang gia tăng liệu thực phẩm có đầy đủ và vừa túi tiền cho dân số dễ tổn thương nhất trong khu vực. Không có nơi nào mà những nguy cơ về sự bất ổn lượng thực rõ hơn ở Cambodia.
Belarus – viễn cảnh khi Ba Đình sụp đổ
30/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1uBMhIaBRZxzE_X_igR832sDnSTB55LEG/view?usp=sharing
Từ các phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Belarus và Thái Lan, trong cuộc phỏng vấn với BBC, các nhà quan sát Việt Nam nhận định ban lãnh đạo nhà nước và Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam có thể rút ra được những bài học đáng kể.
Ông Nguyễn Vũ Bình cho rằng: “Bài học có ý nghĩa quan trọng nhất cần rút ra đối với nhà nước và đảng cộng sản đang cầm quyền là, ở đâu có áp bức, bất công là ở đó có đấu tranh. Ở đâu chưa có tự do, dân chủ là người dân sẽ đòi hỏi tự do dân chủ. Người dân sẽ đòi hỏi tự do dân chủ cho đến khi nào đạt được mới thôi, vì đó là khát vọng, nguyện vọng ngàn đời của con người nói chung, con người hiện nay nói riêng.
Năng lượng LNG mở ra cho Việt Nam một cơ hội mới về kinh tế và chính trị?
Giang Nguyễn
2020-08-28
https://drive.google.com/file/d/16BfQ_L7iU6-dJq2sAtg3341LdhQFZP_4/view?usp=sharing
Bộ Công thương Việt Nam tổ chức hội thảo Quy hoạch Tổng thể Năng lượng Quốc gia vào ngày 28/8/2020, trong bối cảnh Việt Nam chuyển từ một quốc gia xuất khẩu sang nhập khẩu năng lượng.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam đưa tin, tại hội thảo tại Hà Nội, các chuyên gia ngành năng lượng nói, với xu hướng này, Việt Nam cần ưu tiên chú trọng xây dựng hạ tầng nhập khẩu, bao gồm hạ tầng cho năng lượng sạch LNG, và giải quyết tiêu chí giá năng lượng.
Mỹ: Việc LS Tony Phạm làm giám đốc mới của ICE gây tranh cãi
Tina Hà Giang
BBC News Tiếng Việt
31/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1V_B_rrP6avzURs3A40LL-4YJGssYp7nW/view?usp=sharing
Tin ông Tony Phạm, một người Mỹ gốc Việt, được bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) của Mỹ gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng.
Trong khi việc lên chức của ông được một số đồng hương ủng hộ, người khác tỏ ra chua chát, và nhiều người bày tỏ kỳ vọng rằng với nguồn gốc tị nạn, LS Tony Phạm sẽ có cái nhìn thông cảm hơn với những người nhập cư và tị nạn Việt Nam khác.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 31 tháng 8 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1rWmM1r6CElzBdNP8IIBz9iq_16fmq1n9/view?usp=sharing
Biden sẽ gây điêu đứng cho các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ, nếu đắc cử
21/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1iBn2R-GIcQXx7VkPUAOzflcnKI8qlqRM/view?usp=sharing
Các doanh nghiệp nhỏ là xương sống của nước Mỹ. Họ tạo nên một tia sáng cuối đường hầm tăm tối từ tất cả các tập đoàn lớn. Đó là tinh thần kinh doanh tốt nhất cần duy trì để giúp nền kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển.
Tuy nhiên Biden không muốn gì hơn là dập tắt tia sáng đó. Ông ta muốn chứng kiến các tập đoàn lớn giành chiến thắng để có thể kiếm đầy tiền. Ông tin rằng tăng thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ, những người hầu như không kiếm đủ bằng lợi nhuận nhỏ của họ sẽ là cách để khắc phục nền kinh tế.
Mai Vũ Phạm - Mỹ: đất nước của người nhập cư
31/08/2020
https://drive.google.com/file/d/1I0e5jgq9h1oQKF1mfNWS-mBcgCzVh8cv/view?usp=sharing
Người nhập cư (immigrant) là người rời khỏi đất nước mình để đến một quốc gia khác định cư.
Lý do của việc rời đi có thể là kinh tế, gia đình, tôn giáo, hoặc chính trị.
Người nhập cư bao gồm những người tị nạn (refugee). Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Tị nạn 1951 và Nghị định thư 1967, người tị nạn được định nghĩa là người không thể quay trở về đất nước mình do phải đối mặt với bạo lực, bắt bớ, hoặc nỗi sợ hãi bị phân biệt chủng tộc, bách hại tôn giáo, nguy cơ bị tước quốc tịch, hoặc bất đồng quan điểm chính trị.
PeterTrần - Joe Biden Và Hồi Giáo
30/8/2020
https://drive.google.com/file/d/1OG5IJwsxHjHL31MO-2XtxU0Szjmg2D6E/view?usp=sharing
Vừa đọc tin cụ Joe Biden đi xin phiếu người Hồi Giáo từ Fox News, tới cái câu “Tôi ước gì chúng ta dạy nhiều hơn nữa Đức Tin Hồi Giáo trong trường học của chúng ta” (I wish we taught more in our schools about the Islamic faith), làm tui phát ớn lạnh ! Đọc câu kế, tui muốn phát bịnh luôn: Joe Biden tuyên bố sẽ huỷ bỏ lệnh cấm nhập cảnh của TT Trump, có ảnh hưởng đến những quốc gia Hồi Giáo, ngay ngày đầu ông ta làm TT, và đổ hết trách nhiệm cho chính quyền Trump chuyện làm tăng thêm mức độ ‘nghi kỵ Hồi Giáo một cách vô lương tâm’ ! (Biden told the voters he would end President Trump’s travel ban affecting Muslim-majority countries on day one of his presidency and blamed the White House’s current occupant for “an unconscionable rise in Islamophobia”.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét