(Mekong farmers struggle as fertilizer prices rise)
Phafan Nokaeo, Tran Nguyen and Sao Phal Nisely – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 26 September 2022
Chi phí phân bón gia tăng làm mất đi một phần sinh kế của nông dân nghèo Mekong mặc dù vai trò quan trọng của họ trong việc nuôi dưỡng hàng triệu người.
BANGKOK, Thailand – Giá cả tăng vọt của phân bón và sản phẩm nông nghiệp đã đẩy nông dân trong vùng Mekong vào nợ nần và nghèo khó trầm trọng.
Nhiều người buộc phải bỏ nghề canh tác hay không thể trả nợ và mất đất canh tác của họ, mặc dù vai trò trong việc bảo đảm an ninh lương thực cho hàng triệu người.
“Đây là năm tồi tệ nhất của nông dân. Mọi thứ đều mắc hơn, ngoại trừ giá lúa, và nó tiếp tục xuống,”Prasert Tangthong, 58 tuổi, một nông dân nhỏ trong tỉnh Sing Buri ở miền trung Thái Lan nói.
Từ nhiều năm nay, Prasert đã mang nợ kinh niên. Ông phải mượn từ những cá mập cho vay và ngân hàng nhà nước để duy trì nông trại của ông và sinh kế của gia đình. Việc gia tăng gần đây trong chi phí sản xuất, nhất là phân bón, đã là tiếng chuông báo tử đối với ông.
Ông phải bán một số dụng cụ điện và xe gắn máy để có tiền trả nợ. Vợ ông ly dị ông gần đây vì ông không thể hỗ trợ tài chánh cho bà nữa.
Prasert không đơn độc. Nông dân trên khắp vùng Mekong đã gặp khó khăn trong việc duy trì việc sản xuất của họ, trong khi giá cả hàng hóa đã bay hơi, một số ngoài sự kiểm soát của nông dân.
Dữ kiện giá cả hàng hóa của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng giá cả từ năm nầy sang năm khác của di-ammonium phosphate, một loại phân bón được gọi là DAP, thì 30% cao hơn trong tháng 7 và cao hơn ngất ngưỡng 150% trong năm 2020 và 2019. Giá của potassium chloride và urea gia tăng 166% và 24% từ năm rồi, theo thứ tự.
Giá cả tăng vọt được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, gồm có việc hạn chế xuất cảng ở Trung Hoa và chiến tranh ở Ukraine khiến cho việc cấm vận mậu dịch chống lại Belarus và Nga – quốc gia xuất cảng phân bón hàng đầu của thế giới.
Sự bốc hoi giá cả hiện nay là một cú đánh mạnh đối với nông dân trong các quốc gia Mekong mà thành phần nông nghiệp phần lớn dựa vào phân hóa học nhập cảng.
“Giá cả nhảy vọt có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ngắn hạn và dài hạn đối với an ninh lương thực. Trong ngắn hạn, giá cả cao hơn gia tăng chi phí sản xuất và hạ thấp việc sử dụng nhập kiện, ảnh hưởng tiêu cực việc sản xuất lương thực,” Aziz Elbehri, kinh tế gia cao cấp của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) Á Châu và Thái Bình Dương nói.
“Nhiều nông dân cũng bỏ scanh tác nếu không có hỗ trợ lập tức được cung cấp để giảm nhẹ khủng hoảng hay có nhửng giải pháp thay thế khác. Điều nầy cũng có thể góp phần vào ành hưởng lâu dài đối với việc sản xuất, năng suất và sinh kế của nông dân trong tương lai.”
Ảnh hưởng lâu dài sẽ tùy thuộc vào thời gian của giá cả gia tăng. Ông nói thêm rằng mùa sản xuất trong năm tới được dự đoán có mức sản xuất thấp hơn và thêm bất an lương thực, nhất là các nông dân nhỏ dựa vào lợi tức canh tác để có thưc phẩm và chất dinh dưỡng cần thiết.
Chu kỳ nợ nần xấu xa
Theo dữ kiện năm 2019 của Ngân hàng Thế giới, thành phần nông nghiệp chiếm 31% của tổng số việc làm ở Thái Lan, 35% ở Cambodia, 37% ở Việt Nam, 49% ở Myanmar và 61% ở Lào.
Nhưng sinh kế của các nông dân nhỏ đã giảm lớn lao, mặc dù họ chi sẻ phần lớn trong việc làm trong khu vực.
Khoảng 40% nông dân Thái vẫn sống dưới mức nghèo khó vì năng suất thấp và thiếu sức mạnh mặc cả trong thị trường. Ở Việt Nam, mức nghèo khó vẫn cao hơn giữa các gia đình dân tộc thiểu số và nông thôn phần lớn tham gia trong nông nghiệp, theo phúc trình của Ngân hàng Thế giới.
Ở Cambodia, nông dân được báo cáo mượn nhiều hơn để trả chi phí sản xuất gia tăng, khiến nhiều người ngập sâu trong nợ nần. Đa số dựa vào phân bón nhập cảng, phần lớn từ Thái Lan và Việt Nam.
“Hiện nay rất khó vì chúng tôi có cùng sản lượng trong khi phải xài gấp đôi để duy trì nông trại của chúng tôi. Nhưng nếu chúng tôi không tiếp tục canh tác, chúng tôi sẽ không có gì để ăn,” Red Than, 37 tuổi, một nôn dân trong tỉnh Siem Reap ở Cambodia nói.
Nông dân thu hoạch lúa ở phía nam của thủ đô Phnom Penh. Chi phí sản xuất gia tăng đã buộc nhiều nông dân mượn thêm, đẩy họ sâu hơn vào nợ nần. [Ảnh: Paritta Wangkiat]
Vào đầu mùa canh tác, nông dân mượn tiền từ các tổ chức tiểu tài chánh hay cá mập cho vay để mua những vật dụng cần thiết để canh tác và để xây xài hàng ngày. Họ trả nợ sau khi thu hoạch và bán hoa màu của họ.
Rất phổ biến rằng lợi tức của họ từ thu hoạch rất khó để đáp ứng nhu cầu sau cùng vì trên ½ phải để trả nợ.
Có đến 90% nông dân Cambodia mắc nợ, theo hiệp hội Vi Tài chánh của Cambodia. Số lượng cho vay để canh tác gia tăng từ 1 tỉ USD đến 1,6 tỉ USD trong 5 năm qua.
Dữ kiện của chánh phủ Cambodia cũng cho thấy rằng con số nợ cho nông nghiệp gia tăng 11% trong năm 2020 và đến 21% trong năm 2021, phần lớn vì kinh tế lụn bại do đại dịch Covid-19.
Mặc dù chu kỳ nợ nần xấu xa nầy, các cuộc phỏng vấn với nông dân trong tỉnh Siem Reap thấy rằng nhiều người sẽ tiếp tục canh tác vì họ không có sự chọn lựa nào khác. Ít nhất việc canh tác của họ có thể nuôi các thành viên trong gia đình của họ, họ nói.
Mất đất và bất ổn
Ở Thái Lan, mặt khác, nhiều nông dân trồng lúa đã cứu xét việc bỏ canh tác.
Trong tương lai, sẽ không còn nông dân trồng lúa nữa. Nhiều người chúng tôi đang dự định để ngưng trồng lúa. Chúng tôi càng canh tác, chúng tôi càng nghèo. Thế hệ của chúng tôi có thể là thế hệ sau cùng của nông dân trồng lúa,” Pinkaew Khunkaewthae, một phối trí viên của Hệ thống Nợ Nông dân, một nhóm nông dân Thái kêu gọi chánh phủ Thái giải quyết nợ nần của họ.
Nông dân trên khắp Thái Lan phải mượn từ các mập cho vay hay ngân hàng của chánh phủ để duy trì việc canh tác của họ. Những người không thể trả lại nợ sẽ bị kiện và bị tịch thu đất bởi người cho vay.
Phúc trình hàng năm của Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp của Thái Lan (OAE) cho thấy rằng 7,8 triệu hectares đất canh tác bị thế chấp, chuộc lại hay sử dụng tự do (nông dân không có quyền sở hữu đất) trong năm 2020, chiếm 62% đất canh tác ở Thái Lan.
Ở Thái Lan, danh từ chuộc lại có nghĩa nông dân đã bán đất của họ cho người khác trên căn bản tạm thời, nhằm mực đích để mua lại. Sử dụng tự do có nghĩa nông dân không sở hữu đất đai mà họ trồng hoa màu trên đó.
Đại dịch Covid-19 và chi phí sản xuất gia tăng đã làm tăng rủi ro mất đất cho nông dân.
Dữ kiện của Nha Thi hành Luật lệ cho thấy rằng con số vụ kiện dân sự liên quan đến tịch thu tài sản, đuổi nhà và bán bất động sản đã gia tăng từ 329.681 vụ (tài sản có trị giá tổng công là 19 tỉ USD) đến 348.573 vụ (có trị giá 16 tỉ USD) từ năm 2020 và 2021.
Dưới áp lực từ nợ nần và mất đất, trên 1.000 nông dân cắm trại ở trước Nhà Chánh phủ Thái Lan gần 2 tháng vào đầu năm nay, đòi hỏi sự giúp đỡ của chánh phủ.
Việc chống đối của họ châm thêm dầu vào bất ổn đang diễn ra ở Thái Lan, đặc biệt là loạt chống đối chống lại chánh phủ do quân đội cầm đầu, với nhiều cáo buộc chánh phủ liên quan đến vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do.
Hầu hết là công dân cao niên, nông dân cắm trại trước Nhà Chánh phủ của Thái Lan gần 2 tháng để yêu cầu chánh phủ giải quyết vấn đề nợ nần của họ. [Ảnh: Momentum]
Nông dân, hầu hết là công dân cao niên, lập luận các ngân hàng trì hoãn các vụ kiện liên quan đến việc tịch thu tài sản của nông dân và cũng để làm giảm nợ cho nông dân dễ tổn thương, gồm có những người tàn tật, bệnh tật và ốm yếu.
Giá cả phân bón gia tăng có thể đưa đến phát triển xung đột trong tương lai gần. Trong tháng 6, nội các Thái đã cho Tổ hợp Potash Á Châu Thái Bình Dương (APPC) một chi nhánh sở hữu toàn quyền của Công ty Phát triển Ý-Thái, giấy phép để theo đuổi dự án khai thác potash trong tỉnh Udon Thani ở đông bắc Thái Lan.
Hành động rõ ràng do giá cả phân bón gia tăng. Chánh phủ dự đoán việc chuyển nhượng khai thác để đưa việc sản xuất 200 triệu tấn potash một năm, sẽ được dùng trong việc sản xuất phân bón ở trong nước và giảm lệ thuộc vào phân bón nhập cảng.
Dự án, được đề nghị 29 năm trước đây, đã tạo nên chống đối bởi các cộng đồng địa phương ở gần vị trí khai thác lo sợ nó sẽ gây ảnh hưởng môi trường tiêu cực. Xung đột giữa các thành viên cộng đồng địa phương, công ty khai thác và chánh quyền sẽ nóng lên nếu công ty được quyền chuyển nhượng.
Hủy bỏ canh tác
Nông dân Việt Nam không phải ngoại lệ. Họ đang mang gánh nặng của giá phân bón gia tăng lớn nhất trong 50 năm bắt đầu vào lúc hạn chế di chuyển vì Covid-19 hồi năm ngoái và tăng vọt mạnh mẽ sau khi chiến trnh bùng nổ ở Ukraine.
Chỉ trong 2 năm, giá phân bón ở Việt Nam tăng 300%. Giá thuốc trừ sâu theo sau, tăng 20-30%. Chi phí lao động cũng vậy, với cày và thu hoạch tăng 750% và 730%, theo thứ tự.
Tổng số chi phí đầu tư đã tăng trên 40% so với 2 năm trước, đạt đến khoảng 980 USD cho mỗi hectare, không kể lao động của chủ nhân.
Nguyễn Anh Dũng, 53 tuổi, một nông dân trong tỉnh Đồng Tháp, nói nông dân trong cộng đồng của ông vừa bỏ hoang các thửa ruộng của họ vì họ không thể chịu được chi phí sản xuất gia tăng. Những người khác chuyển sang trồng trái cây và rau cải có giá trị cao hơn và đòi hỏi ít thủy nông hơn lúa.
Điều này phản ánh chiều hướng rộng lớn hơn ở miền nam Việt Nam, nới có Đồng bằng sông Cửu Long, chén cơm của quốc gia. Trong mùa hè-thu 2022, tổng số diện tích gieo trồng trong vùng trên 1,5 triệu hectares, thấp hơn 20.000 hectares so với năm rồi.
Lái buôn bán trái cây ở chợ nổi ở thành phố Cần Thơ ở Đồng băng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, một nguồn lương thực cho hàng triệu người trong nước. [Ảnh: Paritta Wangkiat]
Để đối phó với khủng hoảng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát động cuộc “cách mạng” để làm giảm chi phí sản xuất lúa. Chánh phủ thử và giới thiệu các mô hình canh tác mới dựa ít vào phân bón và nhập liệu khác trong khi duy trì năng suất cao.
Đi đầu là chiến dịch “một phải, năm cắt” hướng dẫn nông dân sử dụng các loại lúa được chỉ định trong khi cắt bớt phân bón, thước trừ sâu, chi phí bơm nước, chi phí thu hoạch và đăng thu hoạch mất mát.
Elbehri của FAO Á Châu và Thái Bình Dương nói sự chọn lựa của nông dân để dùng ít phân bón, và trồng hoa màu thay thế cần ít phân bón, tùy thuộc vào vị trí.
“Khủng hoảng hiện nay có thể khuyến khích các lề lối mới ít dựa nặng nề vào phân bón hay dùng các phương pháp bón phân thay thế,” ông nói.
“Một con đường hứa hẹn là tăng tốc các kỹ thuật số hay thông minh làm dễ dàng thêm việc dùng nước và phân bón, giảm số nhập liệu mà không giảm năng suất. Nhưng những sáng tạo lâu dài nầy đòi hỏi thời gian, quyết tâm và hỗ trợ.”
Thay đổi lối thực hành
“Giá phân bón gia tăng là mợt cơ hội để nông dân thay đổi lối canh tác của họ, vì thế họ ít dựa vào phân hóa học để tăng năng suất,” Võ Tòng Xuân, một chuyên viên lúa gạo hàng đầu của Việt Nam nói.
Trung bình, nông dân Việt Nam dùng 753 kg phân bón cho mỗi hectare đất canh tác, cao hơn trung bình toàn cầu. Chỉ ở ĐBSCL, nông dân dùng phân bón 45% nhiều hơn trung bình cả nước, và chiếm trên 50% chi phí sản xuất.
Xuân nói hầu hết nông dân thường dùng quá nhiều phân bón gốc nitrogen. Trung bình, 40-70% phân bón gốc nitrogen mà nông dân sử dụng bốc hơi như khí nhà kiếng, gây ô nhiễm môi trường.
Như ngay cả hỗ trợ kỹ thuật từ chuyên viên và viên chức nông nghiệp chỉ có thể làm đến thế. Dũng, nông dân, nói chướng ngại lớn nhất ngăn cản nông dân ít dựa vào phân hóa học là thiếu minh bạch phẩm chất và giá cả trong thị trường của phân hữu cơ và vi sinh.
“Theo quan sát của tôi, tôi thấy rằng chỉ có khoảng 20% nông dân đồng ý chuyển sang phân hữu cơ. Phần còn lại bằng lòng với lợi ích thấp hơn khi dùng phân hóa học vì nó ít mệt hơn,” Dũng nói, một nông dân trong tỉnh Đồng Tháp.
Nguyễn Anh Dũng, 53 tuổi, một nông dân trong tỉnh Đồng Tháp, chuyển sang canh tác hữu cơ 2 năm trước và thành công trong việc giảm chi phí sản xuất. [Ảnh: Tran Nguyen]
Chuyển sang phương pháp hữu cơ đòi hỏi kiến thức, và nhiều thời gian và nỗ lực. Dũng mất 4 năm thử nghiệm và cuối cùng tự tin để chuyển sang phương pháp hữu cơ khi giá phân bón bắt đầu gia tăng 2 năm trước đây.
Tổng số chi phí phân bón cho mỗi hectare mà ông phải chịu hồi năm ngoái vào khoảng 425 USD ít hơn so với sử dụng 100% phân hóa học. Trong khi đó, năng suất của ông không thay đổi.
“Nếu anh bỏ qua giá lúa, tôi có một lợi nhuận 10 triệu VND (425 USD) mỗi hectare bằng cách hạ thấp chi phí sản xuất,” ông nói.
Ông dự định tiếp tục dùng phương pháp hữu cơ, ngay cả khi giá phân bón hạ xuống trong tương lai. Nhưng nông dân như Dũng là một ngoại lệ thay vì quy luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét