Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 01 tháng 11 năm 2022

 


Tuấn Khanh - Lịch sử sòng phẳng

01/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1a_bdMznPNU3MMaFlh8i5ghu00z878TUo/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhiều ngày sau khi bộ phim Little Women, hay còn gọi là Ba Chị Em bị rút khỏi hệ thống Netflix ở Việt Nam, phim này vẫn có thể tìm thấy được trên các trang xem phim không có bản quyền ở Việt Nam. Một người làm trong nghề chuyên làm phụ đề cho các phim không bản quyền như vậy nói cho biết rằng sau khi phim này không còn được chiếu trên Netflix, nó trở nên lại nổi tiếng hơn và được tìm kiếm nhiều trên các mạng tự do.  

Trước khi bị ngừng cung cấp dữ liệu ở Netflix Việt Nam, bộ phim Ba Chị Em nằm trong top 10 của những câu chuyện được khán giả Việt Nam theo dõi. Và chính vì vậy, khi tin tức về chuyện bộ phim này bị rút đi. Nó cũng trở thành đề tài của những lời tranh cãi không dứt trên các mạng xã hội.

Các trang báo nhà nước dẫn lời từ những nhóm người xem phim có quan điểm phù hợp với Nhà nước và nói rằng họ không thể chấp nhận nổi việc xuyên tạc lịch sử Việt Nam trong bộ phim này. Dĩ nhiên lịch sử ở đây là lịch sử của nhà cầm quyền, phía chiến thắng 1975. Hầu hết trong các bài học lịch sử về cuộc chiến tranh Việt Nam trong các trường học, thường không có những bài nói rõ về những thất bại hay thương vong của phía quân đội miền Bắc trong cuộc chiến trường ký này.

Nguyễn Văn Tuấn - Học tiếng Anh để hiểu tiếng Việt

01/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1rgXEkbnVlDMw2yvClZ8erbUvE_okLhF7/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Không biết các bạn thì sao, chứ riêng tôi thì có khi tôi thấy học tiếng Anh rất ư là có ích để hiểu ... tiếng Việt. Học tiếng Anh giúp chúng ta hiểu những chữ hay mệnh đề như 'tác động vật lí', 'sự kiện', 'khả năng', v.v.

"Tác động vật lí"

Trong thời gian gần đây, báo chí đột nhiên chế ra mệnh đề "tác động vật lí". Nào là "Bốn cảnh sát tác động vật lý học sinh một cách dã man", "Người phụ nữ dùng dép tác động vật lý vào mặt công an", là "Người đàn ông tác động vật lý vào tiếp viên hàng không", v.v. Người bình thường rất khó hiểu những câu văn này có ý nghĩa gì.

Trong tiếng Anh, có mệnh đề "Physical Assault" có nghĩa nôm na là sử dụng bạo lực để gây thương tích trên cơ thể của một người. Chẳng hạn như lấy nón bảo hiểm đánh vào đầu người khác là Physical Assault. Tương tự, những hành động được mô tả trong những cái tít như "Bốn cảnh sát tác động vật lý học sinh một cách dã man" hay Người phụ nữ dùng dép tác động vật lý vào mặt công an" hoàn toàn nhứt quán với định nghĩa của Physical Assault.

Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt: Cái bóng của Trung Quốc và cơ hội tự do của Phạm Đoan Trang

Mỹ Hằng/BBC News

BBC News Tiếng Việt

01/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1Yef8NomBll4iQ5Sr4vKEx5bN1bnOULX5/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

GS Carl Thayer, Đại học New South Wales, Úc nói với BBC hôm 1/11 rằng nếu thông tin, hiện chưa được xác nhận, rằng Việt Nam đang vận động Hoa Kỳ cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden vào tháng 11 là sự thật, thì Việt Nam có thể bất ngờ trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang.

Bình luận của GS Carl Thayer được đưa ra trước Đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 26 diễn ra tại Hà Nội vào 2/11, đúng một ngày sau khi Tổng bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng trở về nước sau chuyến thăm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong khi Việt Nam nhấn mạnh 'Trung Quốc là ưu tiên ngoại giao hàng đầu', và ông Tập nhấn mạnh 'không để ai can thiệp' vào tiến trình phát triển của hai nước, có thể trông đợi gì ở Mỹ trong việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam?

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn GS Carl Thayer về các kỳ vọng trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hiện đang được dư luận quan tâm.

Các nhà nghiên cứu phát triển giống lúa mới để đương đầu với thay đổi khí hậu

(Researchers develop new rice breed to tackle climate change)

Emma Connors – Bình Yên Đông lược dịch

Financial Review – October 19, 2022

https://docs.google.com/document/d/1Ul_V6rAerchwFWVVnPEXkA9tqbNHrX6u/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cao Lãnh, Việt Nam – SunRice được ASX liệt kê sẽ hợp tác với các nhà nghiên cứu Australia và Việt Nam để phát triển một giống lúa mới giúp các nông dân địa phương thích ứng với thay đổi khí hậu và cung cấp một cơ hội mới để gia tăng xuất cảng từ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thanh danh vàng của Australia trong phát triển và nghiên cứu nông nghiệp cho phép sự hợp tác để phát triển ở ĐBSCL, vùng nông nghiệp trù phú quan trọng đối với an ninh lương thực của Việt Nam và làm cho quốc gia đang phát triển là một trong những quốc gia sản xuất lúa lớn trên thế giới.

Vụ đột kích Sơn Tây: một sự nghịch lý tình báo

Sharon A. Maneki Center for Cryptologic History, National Security Agency

Ngô Bắc dịch

2017

https://docs.google.com/document/d/1U3dBUPIitIseyWkl9y1j5p-0MiW8e1Z7/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Barbara” là mật hiệu của một mô hình đúng theo kích thước của trại giam Sơn Tây
 được xây dựng bởi Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ và được sử dụng
để huấn luyện lực lượng tấn kích Sơn Tây tại Căn Cứ Không Quân Eglin, Tiểu Bang Florida 

***

Vụ đột kích Sơn Tây hồi Tháng Mười Một 1970 trong Chiến Tranh Việt Nam đã là một trong các mưu toan giải cứu can đảm và táo bạo nhất trong lịch sử.  Mặc dù nó đã xảy ra hơn 35 năm trước đây, nó vẫn còn là một đề tài được chú ý và gây tranh cãi.  Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đã xâm nhập sâu vào trong lãnh thổ địch, chỉ cách Hà Nội 23 dặm Anh (mile) về hướng tây bắc, nhằm mang về nước khoảng 55 đồng bào của họ đang bị bắt giữ làm tù binh chiến tranh (prisoners of war: POW).

Bất kỳ sự tiến quân nào vào lãnh thổ địch đều nguy hiểm – phòng vệ thủ đô luôn luôn là một ưu tiên cao nhất cho một quốc gia, và các lực lượng phòng thủ thiện chiến nhất ứng trực để bảo vệ thủ đô.  Vì thế, phái đoàn quân đến quá gần Hà Nội thì cực kỳ hiểm nghèo.  Trong cuộc chiến, quân Bắc Việt được chứng tỏ là các kẻ chiến đấu ngoan cường với một quyết tâm mạnh mẽ hầu giành đạt được mục đích của họ bất kể cuộc chiến kéo dài bao lâu hay họ phải gánh chịu các tổn thất nhiều đến đâu.

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 01 tháng 11 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/15aYMxNz6Ucikarkb9PkofCqBoJLE-e5N/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Financial Times, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

01/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1qjLjXtnlDmSI6RaEN5tZYRUvVIUwF0FN/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước.

Những sự kiện kiểu này ở Bắc Kinh sẽ củng cố ý tưởng được nêu ra trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới của chính quyền Biden, rằng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là thách thức địa chính trị quan trọng nhất của nước Mỹ.”

Dù người Nga đang gây chiến ở châu Âu, điều đáng ngạc nhiên là Mỹ vẫn xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn. Người Mỹ coi Trung Quốc là một siêu cường đối thủ với tham vọng toàn cầu – trong khi Nga chỉ là một cường quốc đang suy yếu, dù nguy hiểm, ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Năm lý do vì sao sự kiện này quan trọng?

Anthony Zurcher

BBC Bắc Mỹ

01/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1wGSUjaX6YAVpFH7uP85CkKZ6CRIqBayJ/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào 8/11 sẽ có tác động rộng lớn lên đường lối phát triển của quốc gia này, cũng như số phận của người lãnh đạo và đảng lãnh đạo của Nhà Trắng.

Joe Biden không có tên trong cuộc bỏ phiếu - cuộc bầu cử giữa kỳ quyết định ai kiểm soát Quốc hội cũng như các cơ quan lập pháp tiểu bang và văn phòng thống đốc. Nhưng các cuộc bầu cử sẽ trao cho người bỏ phiếu cơ hội bày tỏ trực tiếp quan điểm của họ về nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden và đường hướng hiện tại của đất nước.

Với việc nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn và người bỏ phiếu quan ngại về tội phạm và người nhập cư không giấy tờ, kết quả có thể khắc nghiệt đối với tổng thống đương nhiệm. Hơn nữa, kết quả sẽ ảnh hưởng tới chiến dịch bầu cử tổng thống 2024, và đặc biệt là khả năng Donald Trump tái tranh cử.

Dưới đây là năm lý do vì sao cuộc bầu cử này lại quan trọng như vậy:

Nguyễn Thọ - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu Phần 2 và phần 3

23/10/2022

Đọc lại phần 1:

Tại đây

https://docs.google.com/document/d/1ZRKSEuwNrx8LGh8MF6hvbp_sSsjR2tpj/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hôm qua thứ bảy 22-10-22, trong phiên đại hội đảng được tường thuật trực tiếp, cả thế giới chứng kiến cảnh Hồ Cẩm Đào, bậc thầy của Tập Cận Bình bị hai nhân viên bảo vệ đưa ra khỏi hội trường. Ông Hồ tranh luận khá lâu với hai nhân viên này nhưng không kết quả, ông quay sang Tập Cận Bình ngồi ghế bên, nhưng chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng. Cuối cùng họ xốc nách đưa ông ra ngoài.

Ai cũng biết Hồ Cẩm Đào, người đã đưa Tập lên chức Tổng Bí Thư vào năm 2012, cũng là người đề cao nguyên tắc “Lãnh đạo tập thể” và điều lệ “Hai nhiệm kỳ”. Rất có thể việc điệu ông thầy ra khỏi đại hội chính là hành động dằn mặt của Tập Cận Bình trước khi đại hội “nhất trí” bầu ông ta vào chức Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 và tiến tới suốt đời.

Với hành động này, Tập đã đưa đảng CSTQ ra khỏi quỹ đạo “tập trung dân chủ” của các chế độ đảng trị, mở đầu cho chế độ độc tài cá nhân. Nếu chỉ có vậy thì cũng không có gì lạ, vì Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành… đều từng như thế.

Nhờ Nga, ngành năng lượng hạt nhân tái sinh

Thanh Hà / RFI

01/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1lryR0BEcoO-PFhlyNMcUE474ruxTaMTV/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mỹ đầu tư 9 tỷ đô la để hiện đại hóa các nhà máy điện nguyên tử. Công luận Nhật sau cú sốc tai nạn nhà máy điện Fukushima tin tưởng trở lại vào năng lượng hạt nhân. Nga biến khí đốt thành vũ khí tấn công kinh tế toàn khối Liên Hiệp Châu Âu khiến Đức trả giá đắt về quyết định khai tử năng lượng hạt nhân. Trước Thụy Điển, Phần Lan, Pháp đã công bố kế hoạch « đầy tham vọng » để khôi phục lại điện hạt nhân, tự chủ về năng lượng.

Một trong những tác động ngoài mong đợi từ khi điện Kremlin đưa quân xâm chiếm Ukraina là ngành công nghiệp điện hạt nhân trên thế giới, nhất là tại châu Âu, đang thực sự hồi sinh.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét