Tưởng Năng Tiến – Số Báo Cuối Cùng
Với thời gian, trí nhớ của tôi mỗi lúc một thêm bạc bẽo. Tháng 11 năm 1989, Bức Tường Ô Nhục Bá Linh (“Wall of Shame”) sụp đổ. Qua năm sau, tạp chí Reader’s Digest (dường như là số tháng 5) có đăng một mẩu chuyện ngăn ngắn – liên quan đến biến cố này – mà tôi chỉ còn nhớ được loáng thoáng như sau:
Giữa đám đông đang hăm hở và hớn hở lũ lượt vượt rào đi từ Đông qua Tây là một ông già, dáng lầm lũi và đơn độc. Ông không dừng chân ở bất cứ quán bar nào, dù tất cả đều mở rộng cửa – và cung cấp rượu bia miễn phí – để chào đón những kẻ vừa đặt chân đến phần đất tự do.
Và trong khi mọi người đều náo nức xếp hàng chờ được lãnh tiền (gọi là “tiền chào mừng”, khá hậu hĩnh) do chính phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức cấp phát thì ông già lặng lẽ tìm đến thư viện để gửi trả một cuốn sách mượn từ tháng Tám năm 1961, cùng với lời trần tình: Tôi chỉ định giữ tác phẩm này vài ngày thôi nhưng không ngờ bị kẹt ở bên kia bức tường tới hai mươi tám năm trời! Để trễ hạn lâu quá, tôi rất lấy làm tiếc và xin được thứ lỗi.
Việt Nam: Hội đồng Anh (British Council), IDP hoãn kì thi IELTS, nghi vấn gian lận?
BBC News
10/11/2022
Nghi vấn gian lận?
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, nhà báo mảng giáo dục nói rằng có khả năng các kỳ thi sẽ mở lại vào tháng 1, nhưng còn tùy thuộc vào sự rà soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về nguyên nhân của vụ việc, người này cho hay có một số phản ánh tiêu cực trong các kỳ thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế nên phía Bộ muốn tổng kiểm tra lại.
"Nhưng vì không muốn công chúng biết cụ thể kỳ thi nào có vấn đề nên Bộ quyết định tổng ra soát tất cả như IELTS, PET, ESOL, HSK, HSKK ..." người này lý giải.
Một nhân viên của IDP ẩn danh từ Sài Gòn cũng thông tin cho BBC rằng, việc hoãn các kì thi quốc tế này có ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là những tháng cuối năm vì lịch thi và số thí sinh đăng ký vào các tháng này đông hơn rất nhiều so với những tháng giữa năm, chưa kể các tỉnh thành khác nữa.
Nguyễn Lan - Việt Nam: Nhà giàu khóc, người nghèo phải dốc hầu bao
10/11/2022
Các tập đoàn kinh doanh bất động sản kêu cứu, liệu chính phủ Hà Nội có ra tay “tháo gỡ khó khăn” cho họ không? Nếu cứu thì lấy tiền ở đâu ngoài nguồn tiền ngân sách, tức là tiền của người dân?
Sáng thứ Ba 8 tháng Mười Một tại Sài Gòn, Phó Thủ tướng Việt Nam Lê Minh Khái đã họp với đại diện Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và hàng chục doanh nghiệp bất động sản lớn để tìm giải pháp gỡ khó cho thị trường. Ngoài 12 doanh nghiệp bất động sản lớn phía Nam, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn ở khu vực phía Bắc cũng được mời dự họp qua mạng trực tuyến. Trong số những doanh nghiệp dự họp có hầu hết những “đại gia” “vua biết mặt, chúa biết tên”, làm mưa làm gió trên thị trường nhà đất Việt Nam suốt mấy chục năm qua.
Nguyễn Nam -Việt Nam nằm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp công bố của Canada?
Cụ thể chiến lược này ra sao thì chưa được tiết lộ.
Báo chí Việt Nam dẫn lời Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil, cho hay, “Việt Nam nằm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp công bố của Canada”.
Hôm 5-11, Đài CBC của Canada dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của nước này sẽ được công bố trước khi Thủ tướng Justin Trudeau đến châu Á vào giữa tháng này. Nhà lãnh đạo Canada sẽ lần lượt đến Campuchia, Indonesia và Thái Lan để dự Hội nghị ASEAN, G20 và APEC từ ngày 12-11 tới.
Ngoại trưởng Canada, bà Melanie Joly cho biết chiến lược này sẽ được định hình một phần bởi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc.
Ngọc Linh Lan - Bạn đọc viết: Cạnh tranh chính trị và chuyện ‘ổn định chính trị’ kiểu Việt Nam
Người Việt tại Mỹ đang chia hai phe: ủng hộ đảng cộng hòa, phe còn lại là dành phiếu cho đảng dân chủ.
Cuộc thăm dò ý kiến của Đài NBC cho thấy các cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ năm 2022 ít đại diện cho dân số Mỹ hơn xét về chủng tộc, thu nhập và tuổi tác so với các cử tri trong bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Mô hình này tương tự ở các cuộc bầu cử giữa kỳ trước đây, khi tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu thường thấp hơn và ít đa dạng hơn so với các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Cử tri da trắng chiếm 73% tổng số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ năm nay, cao hơn 6 điểm phần trăm so với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Số cử tri có thu nhập hộ gia đình từ 100.000 USD trở lên chiếm 37% tổng số cử tri năm 2022, so với chỉ 26% vào năm 2020. Người Mỹ từ 65 tuổi trở lên chiếm 28% số cử tri vào năm 2022, cao hơn 6 điểm so với năm 2020.
Jeffrey A. Tucker * - Bài học rút ra: Việc tuân theo nguyên tắc và sự thật là điều đúng đắn
Thiên Thư biên dịch
10/11/2022
Đầu giờ tối ngày 08/11, khi các kết quả bầu cử bắt đầu được công bố, có những khoảnh khắc hân hoan giữa các thành viên của Đảng Cộng Hòa. Đó là một làn sóng đỏ và hơn thế nữa. Thậm chí, đó có thể là một trận lụt và một cơn sóng thần. Lời kết luận là hoàn toàn áp đảo. Cử tri đang đón nhận thông điệp từ Đảng Cộng Hòa và từ bỏ phong trào “thức tỉnh” dựa trên mệnh-lệnh-và-kiểm-soát của Đảng Dân chủ tả khuynh.
Cuối cùng, thống đốc tiểu bang Florida Ron DeSantis đã chiến thắng với 20 điểm cách biệt, giúp cho nhiều cuộc đua lướt theo làn sóng của ông, tạo ra một thế cuộc càn quét gần như áp đảo xuất hiện tại một tiểu bang mà chỉ một vài năm trước, các cuộc đua ở đây còn là bất phân thắng bại. Giờ đây, tiểu bang này là một khu vực màu đỏ kiên cố — ít nhất là kiên cố ủng hộ ông DeSantis — được hỗ trợ bởi vị tổng y sĩ tài giỏi của ông, ông Joseph Ladapo, người đã đối mặt với phong ba bão táp bằng lòng dũng cảm như một vị thiền sư.
Thời sự đó đây ngày Thứ năm 10 tháng 11 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Ken Moriyasu - Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?
Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s removal of Hu points to ‘common prosperity,’ not Taiwan invasion,” Nikkei Asia, 04/11/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
10/11/2022
Một nội các chỉ biết vâng lời của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy sẽ có những quyết định không được lòng dân trong tương lai.
Một buổi tối tháng 11/1999, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Keizo Obuchi đang nghỉ ngơi trong căn phòng tại khách sạn Jakarta Hilton, trao đổi quan điểm với cánh báo chí tháp tùng đoàn. Ông đã đến Indonesia vào hôm đó và dường như đang có tinh thần rất phấn chấn.
Hai hôm sau, tại Manila, ông sẽ dự bữa sáng ba bên lần đầu tiên trong lịch sử với Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Châu Á đang trỗi dậy, và Obuchi mong muốn mở ra một chương mới trong quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng.
“Thưa Thủ tướng, ai là nhà lãnh đạo nước ngoài thông minh nhất mà ông từng gặp?”, một phóng viên hỏi.
“Dễ thôi,” Obuchi trả lời. “Hồ Cẩm Đào, Phó Chủ tịch Trung Quốc, người sẽ trở thành lãnh đạo cao nhất trong vài năm nữa.”
Hoa Kỳ: Làn sóng sa thải hàng loạt của các đại gia công nghệ
Thanh Hải
10/11/2022
Làn sóng sa thải hàng loạt của các đại gia công nghệ
Nhiều đại gia công nghệ Mỹ đang tiến hành cắt giảm hàng nghìn nhân sự để tái cơ cấu công ty và tối ưu hóa chi phí trong bối cảnh chính sách tiền tệ bị thắt chặt cũng như lo ngại suy thoái kinh tế ngày càng gia tăng.
Các nhà tuyển dụng Mỹ công bố, đã có khoảng 33.843 nhân sự bị sa thải trong tháng 10, trong khi con số của tháng 9 là 29.989. Đây được cho là mức sa thải cao nhất kể từ tháng 2/2021, làm chao đảo thị trường việc làm ngành công nghệ Mỹ.
Dưới đây là những ông lớn công nghệ gần đây đã thông báo về việc sa thải hàng loạt.
Đỗ Kim Thêm - Tổng quan về Hội nghị COP27 tại Sharm el Sheikh, Ai Cập
10-11-2022
Từ ngày 6 đến ngày 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el Sheikh, Ai Cập.
Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc khai mạc. Có đại diện của khoảng 200 quốc gia và hàng chục ngàn người tham dự.
Nhân dịp này, cộng đồng quốc tế hy vọng các mục tiêu để giải quyết các vấn đề khẩn thiết sẽ được cải thiện.
Thách thức quan trọng nhất là việc giữ sao cho sự nóng lên trên toàn cầu dưới 2 độ theo Thỏa thuận tại Paris năm 2015 đề ra, sẽ được khả thi, chuyên đề này được thảo luận chi tiết hơn. Việc điều hành Quỹ “Tổn thất và Thiệt hại” cũng sẽ là một chủ đề chính thức của cuộc đàm phán. Vì hội nghị diễn ra ở châu Phi, nên chính giới quốc tế sẽ đặc biệt chú ý nhiều hơn đến các vấn đề viện trợ phát triển cho các nước nghèo.
Mục tiêu nguyên thuỷ: 2 hoặc 1,5?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét