Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 20 tháng 12 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến - Tiếng Nước Mình

Để tưởng nhớ Sư Minh Trí ( 17/04/1955 – 18/12/2022)

https://docs.google.com/document/d/1Q-VPspKMFbqPNrqUtuhGi4lhohEfdcLdnnFBeugqqtA/edit?usp=share_link

Giữa khe cửa trước nhà, bữa rồi, thấy có gài một mẩu giấy quảng cáo – với dòng chữ in đậm – trộn lộn cả hai thứ tiếng Việt/Anh: “Under New Management. Tăng Cường Ẩm Thực. Tăng cường giờ mở cửa tới midnight. Đọc nghe hơi chương chướng nhưng tui cũng hiểu được liền, và còn đoán được luôn tác giả: cha nội Hải Ký Mì Gia – ở ngay ngã tư đầu đường – chớ còn ai vô đó nữa!

Tiệm này “chuyên trị” mì gà chiên và mì vịt tiềm. Thỉnh thoảng, tui vẫn ghé qua và lần nào cũng có trao đổi với chủ nhân đôi câu chào hỏi (xã giao) nên biết cái kiểu nói chuyện và hiểu ý của ổng mà: “Tiệm có quản lý mới. Thực đơn phong phú hơn. Từ đây sẽ mở cho tới tận khuya.”

Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 20 tháng 12 năm 2022

Quê Hương tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/11KJajbjiLEjJKmKd8N1XonKb9iQJvQ4T/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi Phần 1

Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books 

15/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1f0TuVnArFrKbGSX9E54tBhIZxuyetQUj/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

1- CUỘC ĐỜI YÊN LẶNG VÀ VÔ VỊ

Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức Giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. Ðó là tâm tình và thân thế của một người ngậm ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí lúc cũng khó thở. Ðược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tính tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 20 tháng 12 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/16r1oRgwGZtchsUNgkkvcU5vjnNJU0l8c/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Năm 2022, Khí đốt của Mỹ đổ bộ vào châu Âu

Thanh Hà /RFI

20/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1ZmxJaNeaY8uV7ABjuNRPGblHeSKh0pdz/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chiến tranh Ukraina làm thay đổi cục diện thị trường năng lượng thế giới, đói kém đe dọa một phần nhân loại, lạm phát tăng cao. Kinh tế Nga hứng đòn trừng phạt của Âu Mỹ với những tác động tới nay vẫn là một ẩn số. Tại châu Á, vì Covid, Trung Quốc không còn là đầu tàu tăng trưởng của thế giới, nền công nghệ cao của nước này tiếp tục lãnh đòn của Washington.

Bất chấp những cam kết giảm khí thải carbon, thế giới vẫn lệ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch. Châu Âu điêu đứng vì mất 155 tỷ mét khối khí đốt của Nga một năm, tương đương với 40 % nhu cầu tiêu thụ của toàn khối. Đường ống Nord Stream 2 « chết yểu » khi vừa hoàn tất. Nord Stream 1 chỉ còn hoạt động cầm chừng. Hậu quả kèm theo là từ đầu năm đến nay, từ chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đến chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, từ tổng thống Pháp đến thủ tướng Ý, Đức liên tục viếng thăm các quốc gia sản xuất dầu hỏa và khí đốt như Qatar, Ả Rập Xê Út, Algérie hay Azerbaijan… 

Joseph S. Nye, Jr. - Liệu cuộc chiến Đài Loan sẽ xảy ra?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr. Giáo sư Đại học Harvard, Cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng và là tác giả sách mới nhất: Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford University Press, 2020).

Đỗ Kim Thêm dịch

20/12/2022

Song ngữ Việt Anh

https://docs.google.com/document/d/1is9YzU9qxeovYxufJ8qwrl6wHsGJXRUO/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lời người dịch: Nga xâm chiếm Ukraine đã làm lung lay nền tảng trật tự quốc tế. Trước tinh thần đoàn kết quốc tế chống Nga, chính giới cho rằng Trung Quốc dè dặt hơn trong khi Nhật Bản vẫn chưa có một đối sách tương ứng.

Thực tế ngược lại. Chiến tranh Ukraine còn kéo dài và Trung Quốc không còn kiên nhẫn chờ đợi cuộc chiến kết thúc, lại còn đặt ra nhiều thách thức lớn nhất mà Nhật Bản phải đối phó, cụ thể, bất cứ lúc nào Trung Quốc cũng có thể tấn công Đài Loan, các đảo lân cận của Nhật Bản, làm gián đoạn nguồn cung cấp vi mạch bán dẫn và tạo ra một vòng kiềm tỏa các tuyến đường biển cung cấp dầu từ Trung Đông.

Để ứng phó trước nguy cơ ngày càng nghiêm trọng, Nhật Bản đã công bố kế hoạch xây dựng quân đội với tổng trị giá 320 tỷ đô la trong năm năm tới, sẽ trang bị các vũ khí hiện đại gồm có hỏa tiễn đánh chặn để phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo, phi cơ tấn công và trinh sát cơ không người lái, thiết bị liên lạc vệ tinh, chiến đấu cơ tàng hình Lockheed Martin F-35, trực thăng, tàu ngầm, chiến hạm, và vận tải cơ hạng nặng.

Mỹ không thể bỏ Đài Loan hay Nhật không thể bỏ Đài Loan là hai chủ để chính hiện nay đang được thảo luận, nhưng quan trọng nhất vẫn là liệu Trung Quốc có xâm chiếm Đài Loan không.

Bài viết sau đây của Joseph S, Nye, Jr. kêu gọi Mỹ cần từ bỏ một chiến lược mơ hồ, vừa ủng hộ Đài Loan vừa tôn trọng chính sách một Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình. Sau đây là bản dịch.  

Jeffrey A. Tucker  - Mặt trái của từ thiện

Thanh Nguyên biên dịch

20/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1wGrZlpgAlrbKUHwpmmBm3Q94eqenbTvA/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Không có gì dễ khiến người ta sa ngã hơn một động lực được mọi người tôn vinh là hoàn hảo. Sẽ luôn có nguy cơ rằng một động lực không còn gì phải bàn cãi như vậy hoạt động như một lớp vỏ bọc hoàn hảo cho những hành vi trái đạo đức nghiêm trọng. Tôi chợt nhớ đến những bài viết của ông H.L. Mencken về chủ nghĩa thanh giáo. Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông đã trau dồi nhận thức sắc sảo về cách thức và thời điểm các nhân vật của công chúng sử dụng sự thuần khiết về đạo đức như lớp vỏ bọc ngụy trang cho điều ngược lại.

Khái niệm “lòng vị tha hữu hiệu” của triết gia William MacAskill[1] là một trường hợp điển hình. Mặc dù tôi đã không chú ý đến khái niệm này cho đến khi xảy ra vụ bê bối dữ dội và đáng kinh ngạc của FTX, nhưng khái niệm này dường như đã đạt được tầm quan trọng ngày càng tăng trong thế giới ý tưởng. Lý thuyết này hoàn toàn vặt vãnh đến mức khó có thể tin rằng sẽ có ai xem trọng nó. Nội dung chỉ đơn giản là cho rằng người ta nên kiếm thật nhiều tiền để có thể cho đi thật nhiều tiền.

Hoa Kỳ: Cơ quan dự báo kinh tế ITR Economics suy thoái kinh tế đến vào năm 2024

Tác giả Petr Svab*

Vân Du biên dịch

20/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1U-e6oTT8X4ymljhfU87a1BYTPSDI0MZO/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo cơ quan dự báo kinh tế ITR Economics, ngành công nghiệp Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm tới, rồi rơi vào một cuộc suy thoái vào năm sau.

Ông Patrick Luce, một kinh tế gia của ITR, nói với The Epoch Times rằng, “Chúng tôi vẫn dự đoán chu kỳ tăng trưởng sẽ chậm lại nhiều hơn vào năm 2023, nhưng giờ đây lần hạ cánh mềm ban đầu mà chúng tôi dự đoán vào khoảng cuối năm 2023 có vẻ như sẽ chuyển thành hạ cánh cứng vào năm 2024.”

Một chỉ số quan trọng khiến ITR thay đổi dự báo nói trên là sự đảo ngược của lãi suất công khố phiếu.

Hai quan niệm về doanh nghiệp" có trách nhiệm": Friedman chống Freeman

Michel Villette[1][*]

Phạm Như Hồ dịch

Nguồn: “Deux conceptions de l’entreprise « responsable » : Friedman contre Freeman”, The Conversation, 1.12.2022.

20/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1ZCI78QJE0UyL5LBj_gBOCHdENWyFCusb/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong các tài liệu về quản trị doanh nghiệp, có hai nguyên tắc đối lập nhau: nguyên tắc được nhà kinh tế học Milton Friedman trình bày năm 1970, trong một bài báo nổi tiếng có tựa đề The social responsability of business is to increase its profits (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận của mình), và nguyên tắc được đề xuất gần 40 năm sau bởi các học giả Edward Freeman, Kristen Martin, và Bidhan Parmar trong bài báo của họ Stakeholder capitalism (Chủ nghĩa tư bản các bên liên quan).

Chuyên gia Trung Quốc bàn về việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Nguyễn Hải Hoành tóm dịch từ nguồn tiếng Trung: 乌冲突将以何种方式结束?中国学者今天在这里深入讨论, 来源:环球时报-环球网 2022-12-17.

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

20/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1Wryl1DsZmjeralYckAGdkf6vymZO5tLi/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 17/12/2022, trong kỳ họp thường niên năm 2023 của Thời báo Hoàn cầu với chủ đề “Trung Quốc và thế giới sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, các chuyên gia đã thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề “Cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ kết thúc theo phương thức nào?”

Dưới đây là tóm tắt ý kiến phát biểu của một số nhân vật chủ yếu:

Châu Lực (Zhou Li), nguyên Phó trưởng ban Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Ủy ban Ngoại sự toàn quốc của Chính Hiệp khoá 13, cho rằng:

Tình hình cuộc xung đột Nga – Ukraine trong 10 tháng qua, kể từ ngày Nga tuyên bố bắt đầu Hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine (24/2/2022) thể hiện 8 đặc trưng như sau:



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét