Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1927…
Published 23/12/2022 | VQ4
Cách đây 95 năm ngày 25-12-1927, một đội
ngũ cách mạng dân tộc là Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời với ba mục tiêu đấu
tranh:
1) DÂN TỘC ĐỘC LẬP – đánh đuổi thực dân xâm lược Pháp dành độc lập cho dân
tộc
2) DÂN QUYỀN TỰ DO – Sau khi dành độc lập sẽ xây dựng một thể chế tự do
dân chủ và tôn trọng nhân quyền
3) DÂN SINH HẠNH PHÚC – Chủ trương kinh tế thị trường tự do, mọi người dân
có cơ hội để mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và gia đình trong thể chế dân chủ
pháp trị, nhà nước giữ vai trò giúp đỡ tư nhân thăng tiến về kinh doanh.Đây là
một tổ chức chính trị cách mạng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Những thanh
niên trẻ tân học đoạn tuyệt với chế độ phong kiến lạc hậu, thành lập một đảng
chính trị với tư tưởng dân chủ tây phương (Jean-Jackques Rousseau, Montesquieu,
cuộc cách mạng Pháp 1789, cách mạng Tân Hợi 1911….), tự lực đứng lên nhận lãnh
sứ mạng lịch sử với ba mục tiêu đã đề ra. Cuộc cách mạng bùng nỗ với Tổng Khởi
Nghĩa 10/02/1930, 13 vị lãnh đạo VNQDĐ trong đó có đảng trưởng Nguyễn Thái Học
đã đền nợ nước tại Yên Báy ngày 17/06/1930. VNQDĐ đã, đang, và sẽ chiến đấu
không ngừng để đạt được ba mục tiêu cao cả trên…….Nhân ngày Đảng Sinh thứ 95 của
VNQDĐ (25/12/1927-25/12/2022) mời qúy độc giả đọc lại những giòng lịch sử đấu
tranh cận đại còn vang vọng mãi đến ngàn sau…
Sự ra đời của Việt Nam Quốc Dân Đảng và những giá trị lịch sử…
Published 23/12/2022 | VQ0
Nguyễn Thái Học (1901-1930)
Cách đây đúng 95 năm, Nguyễn Thái Học – vị anh hùng dân tộc đã thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng ở tuổi 25 nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc. Dù ông không thành công nhưng những bài học và giá trị tinh thần ông để lại rất đáng để thế hệ trẻ noi theo.
Nam Đồng Thư Xã – Tiền thân của Việt nam Quốc Dân Đảng
Việt Nam vào những năm 1920, khi những phong trào đấu tranh giành độc lập đã không còn lấy triều đình làm điểm tựa, nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp là do quần chúng tự phát dưới nhiều hình thức khác nhau. Lúc bấy giờ ở Hà Nội có nhóm tri thức trẻ gồm anh em Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, cùng với Hoàng Phạm Trân đứng ra thành lập nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xã nằm bên bờ hồ Trúc Bạch.
Nam Đồng Thư Xã ra đời là tổ chức thu hút rất đông thanh niên có lòng yêu nước tìm đến gặp gỡ nhau để bàn luận chuyện đất nước, xã hội, chính trị. Nam Đồng Thư Xã vừa là một nhà xuất bản, một hiệu sách, đồng thời cũng là một nhóm biên soạn, dịch thuật, phát hành sách báo phổ biến các tư tưởng cách mạng. Những cuốn sách của Nam Đồng Thư Xã đã có tác động mạnh cổ vũ tinh thần yêu nước của thanh niên lúc bấy giờ, đặc biệt là những cuốn sách ca ngợi tấm gương các anh hùng cứu quốc của Việt Nam và nước ngoài; những cuốn sách về cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Hoa, các cuốn sách nói nhà tư tưởng nổi tiếng của Pháp như Rousseau, Montesquieu…
Kỷ niệm thành lập VNQDĐ thứ 95: Tìm về Báo Tri Tân phỏng vấn Nhượng Tống tháng 5/1945
Published 23/12/2022 By VQ0
Nhân kỷ niệm thành lập VNQDĐ lần thứ 95, trang nhà VNQDĐ đăng bài báo Tri tân phỏng vấn Nhượng Tống về thành lập VNQDĐ vào ngày 10 tháng 5 năm 1945.
Cuộc phỏng vấn của báo Tri-Tân đề tài:
Ông Nhượng Tống với Việt Nam Quốc Dân Đảng
Ngày 10/05/1945
Phỏng vấn Nhượng Tống 5/1945 trên báo Tri Tân về Việt Nam Quốc Dân Đảng
Tháng Chín năm ngoái, khi làm được cho
cuốn tiểu thuyết Lan Hữu quay trở lại, tôi đã biết kể từ đó sẽ phải thực hiện
nhiều tìm kiếm vào các ngóc ngách, để thực sự biết về Nhượng Tống, và các tìm
kiếm mỗi lúc sẽ một khó khăn hơn, các đầu mối ngày một trở nên nhỏ bé hơn.
Điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến là Nhượng Tống Hoàng
Phạm Trân từng trả lời phỏng vấn công khai trên báo. Dưới đây là bài phỏng vấn
trên tờ Tri tân, số 185-186, ngày 10 tháng 5 năm 1945, do Phạm Mạnh Phan thực
hiện. Số kép Tri tân này thuộc hệ “đặc san”, được đặt tên là “Việt Nam Giải
Phóng”. Chúng ta cũng biết, đây là thời điểm lịch sử có tên gọi Đế Quốc Việt
Nam. Một tháng sau đó, Nhượng Tống sẽ cho in cuốn sách về Nguyễn Thái Học.
Tờ Tri tân là một tờ không lạ, nhưng tôi chưa
bao giờ nghĩ có thể tìm được dấu vết Nhượng Tống ở đây. Rất cảm ơn người bạn đã
chỉ cho tôi thông tin này.
Những lá thư trong tù gửi Thực dân Pháp của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học (1)
Published 23/12/2022 VQ0
Nhân kỷ niệm thành lập VNQDĐ lần thứ 95, trang nhà VNQDĐ đăng thư của đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học gửi Nghị Viện Pháp khi trong nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa ngày 10/02/1930 bị thất bại.
Nguyễn Thái học – Đảng Trưởng VNQDĐ trong nhà lao Hỏa Lò Hà nội (1930) – bên phải lời tuyên bố của ông
Thư của Nguyễn Thái Học viết cho Hạ Viện Pháp
Các ông Nghị Viện!
Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Thái Học, người Việt Nam, 26 tuổi, chủ tịch và sáng lập viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị bắt và giam ở ngục Yên Báy, Bắc kỳ, Đông Dương, trân trọng bày tỏ như sau này:
Theo công lý, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc mình khi bị các nước khác xâm lược, và theo nhân đạo, ai cũng có nghĩa vụ phải cứu vãn đồng bào trong vòng nguy hiểm, khó khăn. Như tôi, tôi thấy rằng tổ quốc tôi bị người Pháp các ông chiếm lĩnh hơn sáu mươi năm nay; tôi thấy rằng, dưới ách chuyên chế của các ông, đồng bào tôi khốn khổ vô cùng, và dân tộc tôi dần dần sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, theo luật tự nhiên đào thải. Bởi vậy, quyền lợi và nghĩa vụ đã thúc giục tôi phải tìm hết cách để bênh vực tổ quốc tôi đương bị người chiếm lĩnh, và dân tộc đương ở cảnh gian nguy. Trước hết, tôi định cùng với các người Pháp ở Đông Dương mà làm việc mở mang trí thức và kinh tế. Về phương diện kinh tế, năm 1925, tôi đã gởi cho viên Toàn Quyền Va-ren một bức thư, gồm có những nguyện vọng xin bênh vực che chở nền công, thương bản xứ, và nhất là lập một trường Cao Đẳng Công Nghệ ở Bắc kỳ. Năm 1926, tôi lại gởi một bức thư nữa cho viên Toàn Quyền Đông Dương, trong có một dự án giúp cho dân nghèo có thể dễ sống. Năm 1927, tôi lại gửi cho Thống Sứ Bắc kỳ một bức thư, xin ra một tập tuần báo, mục đích là bênh vực và khuyến khích cho nền công, thương bản xứ. Về phương diện trí thức, năm 1925, tôi gửi thư cho Toàn Quyền Đông Dương, yêu cầu:
Những lá thư trong tù của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học gửi thực dân Pháp (2)
Published 23/12/2022 VQ0
Nhân kỷ niệm thành lập VNQDĐ lần thứ 95, trang nhà VNQDĐ đăng thư của đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học gửi Toàn Quyền Đông Dương (người Pháp) khi trong nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa ngày 10/02/1930 bị thất bại.
Bức thư bằng tiếng Pháp mà đảng trưởng Nguyễn Thái Học đã viết gửi cho Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier.
Nguyễn Thái Học : Thư gửi cho Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier
Khi bị bắt, và bị giam ở Yên Bái, Nguyễn Thái Học có gửi hai lá thư cho các Nghị Sĩ Quốc hội Pháp và Toàn Quyền Đông Dương là Pierre Pasquier, nhưng lá thư ấy, bị trại giam chơi đòn hèn hạ giấu lại, không đến được nơi. Sau này, ký giả Louis Roubaud tìm thấy và đăng lại trên báo chí Pháp. Tờ xưa và nay của các báo chí cũng có đăng lại bản tiếng Việt trên số 332 tháng 5/2009, với bản dịch có chút khác biệt (xin xem bản tiếng Pháp đi kèm theo bài). Nội dung được dịch như sau:
“Thưa các ông Nghị,
Theo lẽ công bằng, quyền của mọi công dân là muốn giải phóng dân tộc. Theo nhân bản luận, bổn phận mọi cá nhân là cứu trợ đồng bào cực khổ. Tôi đã trông thấy gì? Đã 60 năm tổ quốc tôi bị đặt vào vòng nô lệ của các ông. Dòng giống tôi bị đe doạ bởi cuộc sinh tồn. Tôi có quyền, vậy thế, là bổn phận bảo vệ xứ sở đồng bào tôi.
Phát huy Lý Tưởng Việt Quốc và tinh thần Thống Nhất bền vững
Published 23/12/2022 VQ0
Chào mừng ngày Đảng sinh thứ 95 của
Việt Nam Quốc Dân Đảng
(25/12/1927 – 25/12/2022)
A-Dẫn nhập
Khởi đi từ đảng bộ Nam Đồng Thư Xã do đồng chí Nguyễn Thái Học làm
bí thư và chỉ trong vòng hai tháng (cuối tháng 10 đến tháng 12 năm 1927) đảng
bộ đã vận động thành lập được 18 chi bộ VNQDĐ rải rác trên 14 tỉnh ở Bắc kỳ và
bắc Trung kỳ. Đầu tháng 12 năm 1927 trong phiên họp Tổng kết thành quả hoạt
động Đ/c Nguyễn Thái Học đưa ra đề nghị triệu tập một Đại Hội Đại Biểu toàn thể
các địa phương, các chi bộ để công bố với quốc dân, thành lập lực lượng Việt
Nam Quốc Dân đảng – đảng Cách mạng tiên phong của dân tộc VN. Đề nghị đó được
mọi người hoan nghênh và tán đồng Hội nghị cũng bàn thảo kỷ lưỡng việc chuẩn
bị, chặt chẻ bảo mật về ngày giờ, địa điểm tổ chức Đại hội.
Thế là đúng 20 giờ ngày 25 Tháng 12 Năm 1927, 36 Đại biểu đại diện cho các địa phương và các chi bộ Đảng khắp nơi về tham dự Đại Hội Đại Biểu Lần Thứ Nhất tại địa điểm – nhà của đồng chí Lê Thành Vị- thuộc làng Thế giáo, ngoại ô thành phố Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét