Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 23 tháng 12 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Mỹ sẵn sàng giúp đối phó COVID nhưng Trung Quốc chưa ngỏ lời 

23/12/2022 

Reuters 

Tư liệu- Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện trong đợt bùng phát COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 6 tháng 2 năm 2020.

Tư liệu- Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện trong đợt bùng phát COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 6 tháng 2 năm 2020. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 22/12 nhấn mạnh tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, cần phải chia sẻ thông tin về thực trạng COVID. Lời kêu gọi được đưa ra giữa lúc giới chuyên gia bắt đầu đặt nghi vấn về con số thương vong và nhập viện chính thức tại Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao, ông Blinken cho biết Washington sẵn sàng giúp tất cả các nước về COVID nhưng cho biết rằng Bắc Kinh chưa yêu cầu Mỹ giúp đỡ.

Ông không cho biết Washington đã ngỏ lời giúp Bắc Kinh cụ thể những gì, nhưng nói rằng Mỹ sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ người dân trên khắp toàn cầu kể cả Trung Quốc.

“Cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa yêu cầu sự giúp đỡ đó,” ông nói.


Sau làn sóng biểu tình phản đối các biện pháp gắt gao, Trung Quốc tháng này bắt đầu nới lỏng quy định ‘zero COVID’ vốn đã gây thiệt hại tài chính và tâm lý nặng nề cho 1,4 tỷ dân.

Hôm 21/12 là ngày thứ nhì liên tiếp Trung Quốc không báo cáo có ca tử vong COVID nào cho dù nhân viên nhà quàn cho biết nhu cầu dịch vụ mai táng tăng mạnh trong tuần qua. Nhà chức trách Trung Quốc xác nhận 389.306 ca COVID có triệu chứng.

Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa nhận dữ liệu nào từ Trung Quốc về số ca nhập viện COVID kể từ khi Bắc Kinh dỡ bỏ chính sách ‘zero COVID’, càng khiến người ta nghi ngờ về tính minh bạch của các số liệu Trung Quốc đưa ra.

WHO giục Trung Quốc chia sẻ dữ liệu về nguồn gốc COVID 

23/12/2022 

VOA News 

Một nhân viên y tế tiêm vắc-xin COVID-19 cho một người cao tuổi, trong chuyến thăm do chính phủ tổ chức tới một trung tâm tiêm chủng ở làng Zhongmin, ngoại ô Thượng Hải, ngày 21 tháng 12 năm 2022.

Một nhân viên y tế tiêm vắc-xin COVID-19 cho một người cao tuổi, trong chuyến thăm do chính phủ tổ chức tới một trung tâm tiêm chủng ở làng Zhongmin, ngoại ô Thượng Hải, ngày 21 tháng 12 năm 2022. 

Tổ chức Y tế Thế giới thúc giục Trung Quốc chia sẻ dữ liệu về nguồn gốc virus corona gây ra đại dịch COVID thảm khốc toàn cầu.

Tổng giám đốc WHO đưa ra lời kêu gọi này trong cuộc họp báo cuối năm hôm 21/12 nhằm đánh giá tình hình y tế toàn cầu trong năm 2022.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói số ca tử vong COVID ghi nhận hàng tuần đã giảm gần 90% kể từ đỉnh dịch hồi cuối tháng Giêng.

Tuy nhiên ông lưu ý còn quá nhiều bất định và cách biệt để có thể công bố đại dịch đã chấm dứt. Ông nói cách biệt về tỷ lệ tiêm chủng khiến hàng triệu người có nguy cơ cao bị bệnh nặng và tử vong vì COVID. Ông cũng cảnh báo cách biệt trong hiểu biết về cách đại dịch bắt đầu đang hạn chế khả năng của giới khoa học ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai.

“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc chia sẻ dữ liệu và tiến hành các cuộc nghiên cứu mà chúng tôi đã và vẫn tiếp tục yêu cầu. Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, mọi giả thuyết về nguồn gốc đại dịch này vẫn còn trên bàn cân nhắc.”

Virus gây đại dịch được xác định đầu tiên ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019. Kể từ đó tới nay có gần 650 triệu ca xác nhận nhiễm COVID, trong đó có hơn 6,6 triệu người chết.

Trung Quốc bác những lời kêu gọi trước đây về điều tra nguồn gốc COVID, nói rằng các yêu cầu đó mang động cơ chính trị. Bắc Kinh cũng phủ nhận ý kiến cho rằng virus có thể bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm sinh học của họ.

Ông Tedros bày tỏ quan ngại về tình hình COVID đang diễn biến tại Trung Quốc và nói rằng WHO ngày càng nhận được nhiều báo cáo về bệnh nặng lan tràn khắp cả nước.

“Để có thể đánh giá rủi ro toàn diện về tình hình thực địa, WHO cần thông tin chi tiết hơn về mức nguy kịch của dịch bệnh, tình hình nhập viện, và nhu cầu hỗ trợ ICU. WHO đang hỗ trợ Trung Quốc tập trung nỗ lực tiêm chủng những người có nguy cơ cao nhất trên cả nước,” ông nói.

COVID-19 sẽ tiếp tục là một mối nguy hiểm cho năm tới và sau đó nữa, tuy nhiên, ông Tedros nói thế giới đã đạt những bước tiến đáng kể tiến tới việc kiểm soát và chế ngự tầm lây lan của dịch bệnh chết người.

Ông cho biết một quỹ mới dành cho ngăn chặn, chuẩn bị, và đáp ứng đại dịch đã được lập ra. Thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý này sẽ khiến các nước cùng làm việc với nhau để giải quyết mối đe dọa của các đại dịch trong tương lai.

Nga đang cân nhắc tổng động viên và đóng cửa biên giới

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/12/anh-chup-man-hinh-2022-12-21-luc-62907-ch-700x366.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

Ông Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraina cho biết, các cơ quan chức năng của Liên bang Nga đang xem xét vấn đề tuyên bố tổng động viên trong cả nước .

Trên sóng truyền hình quốc gia , ông Danilov lưu ý rằng Điện Kremlin cũng có thể đóng cửa biên giới đối với nam giới dưới 65 tuổi rời khỏi Liên bang Nga.

“Có thông tin rằng tất cả các biên giới có thể bị đóng cửa đối với người Nga, những người đàn ông dưới 65 tuổi hoàn toàn không được phép ra khỏi đất nước này. Tôi tin rằng điều này nên được thực hiện từ lâu và họ nên được bao quanh bởi một hàng rào Và nếu thế giới văn minh áp dụng các quy tắc văn minh, thì họ đã phải đóng cửa Liên bang Nga một lần và mãi mãi từ lâu, để không một chiếc máy bay nào, không một chiếc ô tô nào có quyền rời khỏi lãnh thổ của đất nước này. Câu hỏi về tổng động viên hiện đang được xem xét ở đó,” ông Danilov nhấn mạnh, theo unian.

Vào ngày 21 tháng 9 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố cái gọi là “huy động một phần” ở Nga. Theo thông tin chính thức, họ dự định huy động khoảng 300.000 người Nga. 

Bất chấp báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serhii Shoigu rằng việc huy động quân ở Nga đã kết thúc vào cuối tháng 10, các biện pháp vẫn đang tiếp diễn ở một số khu vực. Đặc biệt, lính nghĩa vụ ở vùng Samara tiếp tục được phục vụ theo lệnh triệu tập .

Cộng đồng tình báo InformNapalm báo cáo rằng các đơn vị Vệ binh Nga đang ở trong khu vực chiến đấu trên tuyến 2-3 sẽ được rút về Liên bang Nga vào tháng 2 năm 2023, cũng như quân đội của Kadyriv. Người ta cho rằng họ sẽ hoạt động như các đơn vị lực lượng trong trường hợp có hành động bất tuân sau làn sóng huy động mới của người Nga.

Liên Thành

Trung Quốc chật vật hồi phục chuỗi cung ứng sau 3 năm phong tỏa

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/12/anh-chup-man-hinh-2022-12-21-luc-63902-ch-700x366.jpg

Một khu vực tại Thượng Hải bị phong tỏa (ảnh: AFP). 

Các địa phương và doanh nghiệp tại Trung Quốc đang cố gắng xây dựng lại chuỗi cung ứng nhằm phục hồi lại khả năng sản xuất kinh doanh sau khi chính quyền vừa dỡ bỏ phần lớn chính sách Zero-Covid.   

Theo trang tin Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, các tỉnh thành của Trung Quốc đang cử phái các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài để tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu và kêu gọi đầu tư nước ngoài sau khi rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ nước này vì chính sách “không Covid.”

Giờ đây, nhiều công ty xuất khẩu Trung Quốc lo sợ về sự cạnh tranh khốc liệt hơn giữa họ với nhau để tranh giành đơn hàng. Nỗi lo này đang ngày càng lớn đối với một số doanh nghiệp cỡ nhỏ.

Chen Yuan là một nhà xuất khẩu máy tính và phụ kiện điện thoại của Trung Quốc. Anh đã chọn Dubai là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên sau 3 năm bị kìm chân ở trong nước vì các biện pháp phong tỏa của chính quyền.

Chen cho biết cuộc gặp gỡ với một số khách hàng lâu năm là “cuộc hội ngộ thú vị của những người bạn cũ”. Trong 3 năm qua, họ không vào Trung Quốc, còn người các doanh nhân Trung Quốc thì không được ra ngoài.

Chen khởi hành vào ngày 6/12 cùng với một nhóm hơn chục doanh nhân và các quan chức từ thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Sau 4 ngày gặp gỡ với các khách hàng cũ và mới, đồng thời tham dự các sự kiện thương mại ở Trung Đông, cả nhóm đã bay đến Jakarta để tham dự một chương trình tương tự.

Cũng giống Chen Yuan, nhà sản xuất dệt may Shen Wei từ thành phố Gia Hưng lân cận cũng vừa có chuyến công tác Nhật Bản trở về. Chuyến đi này chính quyền thành phố Gia Hưng tổ chức, với đại diện của hơn 90 công ty dệt may Trung Quốc. Họ tham dự Hội chợ Thời trang Châu Á ở Tokyo.

Ông Shen Wei cho biết trước đây việc đi công tác nước ngoài và gặp gỡ đối tác là chuyện cơm bữa, nên họ coi là bình thường. Bây giờ, họ phải rất trân trọng những cơ hội như thế này.

Khi ĐCSTQ chuyển trọng tâm sang việc mở cửa nền kinh tế trở lại đúng hướng và nới lỏng chính sách zero-Covid nghiêm ngặt sau các cuộc biểu tình khắp đất nước, các địa phương đã nhanh chóng thúc giục các phái đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội làm ăn nhằm cố gắng bù đắp cho 3 năm thiệt hại vì đơn đặt hàng xuất khẩu thu hẹp và đầu tư nước ngoài rút đi.

Các quan chức chính quyền cũng tham gia đi cùng các nhà xuất khẩu và sản xuất ra nước ngoài. Các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và Quảng Đông – những trung tâm xuất khẩu lớn, hay các trung tâm kinh tế khác như Tứ Xuyên và Sơn Đông, cũng đều có quan chức đi tham dự các hội chợ thương mại và xây dựng các mối quan hệ mới ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và các nước Châu Á khác.

Theo một số nhà phân tích, đây là một tín hiệu tích cực và cần thiết cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc sau khi họ bị cô lập bởi chính sách kiểm soát dịch bệnh của chính quyền.

Tuy nhiên, các công ty xuất khẩu cho biết những thương tích do thời gian dài bị cô lập sẽ khó mà có thể được chữa lành ngay lập tức, đặc biệt là trong bối cảnh sức cầu từ các nền kinh tế phát triển đang giảm do nguy cơ suy thoái kinh tế và do nhiều nước đang tìm cách bớt phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của họ.

Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi chuỗi cung ứng của mình.

Nhà sản xuất dệt may Shen Wei cho biết khoảng thời gian này mọi năm công ty của ông thường nhận được rất nhiều đơn đặt hàng về len và sợi cashmere, nhưng năm nay khách hàng nước ngoài đặt hàng dè dặt khiến ông lo lắng.

Tin tức gần đây cho thấy Mỹ và Châu Âu giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa từ Trung Quốc do chuỗi cung ứng của họ bị gián đoạn vì các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt của Bắc Kinh. Cho nên các doanh nghiệp của họ đã thúc đẩy việc tìm kiếm các nhà cung cấp từ các nước khác.

The ông Shen Wei, khách hàng nước ngoài quan tâm nhất đến sự ổn định của chuỗi cung ứng, cho nên khi sự bất ổn trong sản xuất ở Trung Quốc gia tăng, dần dần họ tìm kiếm các đối tác mới, chẳng hạn như các nhà cung cấp ở Đông Nam Á.

Trong làn sóng công tác nước ngoài mới nhất này, các chính quyền địa phương đã trợ cấp một phần chi phí máy bay và khách sạn cho các doanh nghiệp. Họ cũng đảm bảo rằng việc xin thị thực của các doanh nhân sẽ diễn ra suôn sẻ.

Các doanh nghiệp cho biết chỉ cần ngồi cùng nhau, đàm đạo với nhau sẽ hữu ích hơn là viết hàng trăm chiếc email. 

Ông Shen Wei cho biết ông đã đàm phán được một đơn hàng mới trị giá 1 triệu Đôla sau khi gặp lại một khách hàng ở Hàn Quốc sau 3 năm.

Đối với nhà sản xuất dệt may Chen Yuan, anh cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của anh trước đây là Mỹ, nhưng đã bị thu hẹp sau khi Washington áp đặt mức thuế 25% trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Do đó, việc tìm kiếm khách hàng mới là rất cấp bách.

Không những thế, nhu cầu từ châu Âu cũng đang suy yếu do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga-Ukraina.

Chen cho biết mở rộng thị trường sang Trung Đông và Đông Nam Á là mục tiêu chính đối với doanh nghiệp của anh, cho nên anh đã tham gia phái đoàn do chính quyền Ninh Ba tổ chức để gặp gỡ các nhà nhập khẩu và hiệp hội doanh nghiệp ở Dubai và Jakarta.

Chen nói: “Nếu tôi không ra nước ngoài, tôi sẽ không có cơ hội gặp gỡ những khách hàng tiềm năng đó.”

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn yêu cầu những người đến từ nước ngoài hoặc bay từ nước ngoài về nước phải dành thời gian cách ly tại khách sạn và cách ly tại nhà, cho nên số lượng các chuyến bay quốc tế đến Trung Quốc vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, những người có thể đi công tác nước ngoài vẫn chưa đông.

Một số nhà xuất khẩu cũng chủ động đi tìm kiếm đối tác thay vì chờ chính quyền địa phương tổ chức cho họ.

Lu Hua có một công ty gia công linh kiện tại Quảng Đông. Doanh nhân này hồi đầu tháng 10 đã chủ động đi thăm khách hàng ở Bắc Mỹ và chuẩn bị xây dựng một nhà máy mới ở Việt Nam.

Lu Hua cho biết sau khi các biện pháp kiểm soát Covid được nới lỏng, giờ đây các công ty xuất khẩu Trung Quốc được khuyến khích ra nước ngoài để thu hút các đơn đặt hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, một số đơn đặt trước đây có thể đã mất vĩnh viễn vì ngày càng có nhiều công ty nước ngoài thực hiện việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo số liệu của công ty tư vấn Descartes, nhập khẩu hóa của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng 10 giảm 5,5% so với tháng 9. Trong khi đó, Mỹ lại tăng nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và các nước khác.

Đây rõ ràng là một sự đảo chiều mạnh so với cách đây vài năm.

Theo Christian Roeloffs, Giám đốc điều hành của hãng Container xChange, xu hướng đa dạng hóa nguồn cung ứng ra khỏi Trung Quốc sẽ tiếp tục. Tốc độ đa dạng hóa này sẽ diễn ra tỷ lệ thuận với sự gián đoạn nguồn cung tiếp theo mà chúng ta có thể diễn ra ở Trung Quốc.

Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 đã giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 0,3% trong tháng 10.

Dù các tỉnh thành đang tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu, nhưng phần lớn các chuyên gia kinh tế vẫn dự báo rằng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong nửa đầu của năm 2023 do kinh tế toàn cầu chững lại. 

Bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc cũng lo lắng rằng chính họ sẽ phải “so găng” với nhau do thị phần nước ngoài dành cho họ bị thu hẹp.

Liên Thành

Các quan chức cấp cao Bắc Kinh bị dịch bệnh, người nhà hoảng sợ trước cảnh tượng trong bệnh viện

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/12/anh-chup-man-hinh-2022-12-23-luc-103907-sa-700x366.jpg

Nhà tang lễ Bắc Kinh đầy xác chết, bệnh viện chật kín bệnh nhân (ảnh từ video). 

Dịch bệnh covid-19 ở Trung Quốc Đại Lục ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều bệnh viện ở Bắc Kinh không đủ nguồn lực y tế và bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Hiện tại, các lò hỏa táng quá tải, phải làm việc ngoài giờ. Các nhà tang lễ ở Hà Nam, Thẩm Dương, Vũ Hán  và những nơi khác cũng đầy thi thể đang chờ được hỏa táng.

Trương Phương Hoa, một cư dân Bắc Kinh , nói với Sound of Hope rằng: “Ngày ( 17), chúng tôi đến Bệnh viện Bắc Kinh để gặp bác sĩ, toàn bộ phòng cấp cứu chật kín người già. Bây giờ ngay cả ghế ngồi cũng trở thành giường bệnh, sắp xếp lộn xộn, giống như tất cả người một nhà đều nhập viện hết, tất cả đều đến phòng cấp cứu để truyền dịch, có người không có giường và chỉ ngồi ở đó. 

Một người dân Bắc Kinh khác đã vất vả tìm xe cứu thương của trung tâm cấp cứu 120 để đưa người già ở nhà đến bệnh viện, nhưng trong bệnh viện không còn bình oxy hay máy thở. Bác sĩ yêu cầu anh chuyển đến bệnh viện khác ngay lập tức.

Một bản ghi trò chuyện WeChat cho thấy các lò hỏa táng ở Bắc Kinh quá tải và phải làm việc ngoài giờ: “Nhà tang lễ đã chật kín, kho chứa bên ngoài đã đầy, nhà xác đã đầy. Tất cả chúng tôi đều lo lắng rằng không còn chỗ để đặt thêm thi thể”. Môn Đầu Câu (Mentougou – một quận ở Bắc Kinh) không hỏa thiêu vào buổi chiều, nhưng hiện tại Môn Đầu Câu đã bắt đầu hỏa thiêu từ lúc 7:30 liên tục cho đến 4:30 chiều vẫn chưa hết. Tủ đông đã đầy và không thể lưu trữ thêm thi thể. Người chủ nói rằng: “Đừng hướng đến chúng tôi nữa, hỏa táng vẫn chưa hết và bạn sẽ không thể đặt chỗ trong 5 ngày.” 

Bản ghi cuộc trò chuyện này tiết lộ rằng 70 đến 80% số ca tử vong gần đây là người cao tuổi bị nhiễm bệnh. Theo quy định của ĐCSTQ, bất kỳ ai chết vì covid-19 đều phải báo cáo với Ủy ban Y tế, và Ủy ban Y tế sẽ chỉ định nhà tang lễ cử xe đến chở thi thể. Tuy nhiên, nhiều nhân viên nhà tang lễ bị nhiễm bệnh nên không thể di chuyển thi thể kịp thời, nhiều người lấy danh nghĩa người nhà chết do mắc dịch bệnh để hỏa táng cho người nhà của mình.

Cư dân mạng than thở rằng người phát ngôn của ĐCSTQ, Uông Văn Bân, đã đáp lại đề nghị rằng Hoa Kỳ có thể giúp đỡ, rằng Trung Quốc có lợi thế về hệ thống quốc gia và nhìn chung có thể đáp ứng các nhu cầu về thuốc và phòng chống dịch. Nhưng thực tế là nhiều người không mua được thuốc, không thể đến bệnh viện, không được điều trị kịp thời và một số lượng lớn người già đã tử vong .

https://twitter.com/explore?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1604778828492341249%7Ctwgr%5E93e4337e08ed3570891bf1966405b014556609d2%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fdb.doctinnhanh.net%2Fthe-gioi%2Fcac-quan-chuc-cap-cao-bac-kinh-bi-dich-benh-nguoi-nha-hoang-so-truoc-canh-tuong-trong-benh-vien.html

Đoạn video cho thấy: Vào ngày 16 tháng 12, nhà xác của Bệnh viện Thẩm Dương đã chật kín, tủ đông lạnh của nhà tang lễ cũng đầy, một số lượng lớn thi thể được đặt ở hành lang. Nhà tang lễ ở Thẩm Dương đã quá tải, người nhà không còn cách nào khác đành đưa thi thể người quá cố đặt trước cửa nhà tang lễ chờ xử lý.

Trong một nhà tang lễ ở Hà Nam, khắp sàn nhà la liệt những thi thể đang chờ được hỏa táng. Người phát video cho biết, hội trường ban đầu vốn là phòng từ biệt, hiện tại đã thêm một dãy tủ ướp lạnh mới nhưng vẫn không chứa nổi, thậm chí có hơn chục thi thể ở hành lang, trong khi từ trước đến nay tủ ướp lạnh vẫn có chỗ trống.

Cư dân mạng đăng tải một thông báo nói rằng các nhà tang lễ ở Vĩnh An Đường, Thanh Sơn, Vũ Xương, núi Ngọc Duẩn, Vũ Hán đều đã kín chỗ; các nhà tang lễ ở Hồi Long Cương, Vu Hồng và Hỗn Nam ở Thẩm Dương đều đóng cửa, và nhà tang lễ ở Thông Châu, Bắc Kinh phải đặt lịch hẹn trước từ ngày 10/12.

Một số cư dân mạng xót xa cho rằng sau 3 năm chống chọi với dịch bệnh, dường như đã quay trở lại chuỗi ngày đau buồn giống như đầu năm 2020 khi người dân Vũ Hán mất đi người thân và bơ vơ tuyệt vọng.

Liên Thành

Ukraine: Tổn thất của binh lính Nga vượt quá 100.000 người

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/321618120_704361994410116_5901562478284556511_n.jpg

Hơn 100.000 binh sĩ Nga hiện đã thiệt mạng ở Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Moscow bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, theo thông tin cập nhật hàng ngày do chính phủ Ukraine công bố.

Hôm thứ Tư (21/12), 660 lính Nga đã thiệt mạng ở Ukraine, nâng tổng số người Nga thiệt mạng lên 100.400, theo Bộ Quốc phòng Ukraine.

Điều này có nghĩa là các lực lượng Nga có trung bình khoảng 10.000 binh sĩ thiệt mạng mỗi tháng kể từ tháng Hai. Cuộc xung đột kể từ tháng 2 là cuộc xung đột tốn kém nhất của Nga về thương vong quân sự kể từ Thế chiến II.

Tổng số vũ khí phá hủy được của Nga mà quân đội Ukraine đưa ra hôm thứ Tư bao gồm một máy bay, một xe tăng, hai xe bọc thép chở quân, 7 hệ thống pháo, 7 phương tiện khác và 5 máy bay không người lái.

Nga hiếm khi công bố số liệu về thương vong của binh lính hoặc tổn thất thiết bị. Cho đến nay, Moscow đã xác nhận cái chết của gần 6.000 binh sĩ và gần 4.000 chiến binh bổ sung từ “các nước cộng hòa nhân dân” bù nhìn của Nga ở Donetsk và Luhansk.

Về phía Ukraine, nước này cũng ít khi tiết lộ con số thương vong của mình. Cho đến nay, Kyiv mới chỉ ghi nhận 13.000 ca tử vong kể từ ngày 24/2.

Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen trước đó đã ám chỉ đến khoảng 100.000 tổng số thương vong cho phía Ukraine, mặc dù con số này có thể bao gồm quân nhân và dân thường thiệt mạng cũng như bị thương.

Mùa đông đã làm chậm lại các hoạt động chiến đấu ở mặt trận phía nam và phía đông, nhưng giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn xung quanh thành phố Bakhmut của Donetsk, nơi Moscow dường như có ý định đạt được một chiến thắng mang tính biểu tượng bất chấp thương vong đáng kể.

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến thăm thành phố vào thứ Ba trước khi lên đường sang Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden và phát biểu trước Quốc hội Mỹ nhằm xin thêm viện trợ.

Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin đang hy vọng rằng hàng trăm nghìn binh sĩ mới được huy động có thể bịt lỗ hổng trong phòng tuyến của Nga và khiến lực lượng của ông sẵn sàng tiếp tục các hoạt động tấn công vào năm 2023.

Trong tuần này, ông Putin thừa nhận rằng tình hình tại các khu vực do Nga chiếm đóng ở Ukraine là “cực kỳ khó khăn”.

Các nhà lãnh đạo Ukraine đã cảnh báo rằng Moscow có thể đang tìm cách mở một mặt trận mới dọc biên giới Belarus – Ukraine, suy đoán rằng chuyến thăm của ông Putin tới Minsk trong tuần này là bước mới nhất trong nỗ lực thúc đẩy người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko đưa quân đội của mình qua biên giới.

Nhật Minh

Nga lên án việc Nhật Bản “quân sự hóa” theo kế hoạch quốc phòng của TT Kishida

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/japan_flag-scaled-1.jpg

Ngày 22/12, phản ứng trước kế hoạch quốc phòng trị giá 320 tỷ đô la do Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida công bố vào tuần trước, Nga cáo buộc Nhật bản đang từ bỏ chính sách hòa bình kéo dài hàng thập kỷ và tiến hành “việc quân sự hóa không kiềm chế”.

Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích: “Có thể thấy rõ rằng Tokyo đã bắt đầu con đường xây dựng sức mạnh quân sự chưa từng có của mình, bao gồm cả việc đạt được khả năng tấn công.”

Kế hoạch của Thủ tướng Kishida sẽ tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng lên khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội trong vòng 5 năm và đưa Nhật Bản trở thành quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Điều này cho thấy Nhật Bản lo ngại rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga sẽ tạo tiền lệ khuyến khích Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga lên án: “Đây là sự bác bỏ thẳng thừng của chính quyền F Kishida đối với sự phát triển hòa bình của đất nước, điều đã được các thế hệ chính trị trước đây [của Nhật Bản] nhiều lần tuyên bố, và quay trở lại con đường quân sự hóa không kiềm chế.”

Nga cảnh báo, một động thái như vậy “chắc chắn sẽ gây ra những thách thức an ninh mới và sẽ dẫn đến căng thẳng gia tăng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.”

Bình luận sâu hơn về Tokyo, Nga cáo buộc, sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản đang diễn ra bất chấp “tình trạng kém sáng sủa của nền kinh tế quốc gia và sự gia tăng của việc mất cân bằng cơ cấu trong ngân sách nhà nước.”

Mối quan hệ giữa Tokyo và Moscow từ lâu đã bị phủ bóng đen bởi sự tranh chấp chưa được giải quyết về một nhóm đảo ở Thái Bình Dương mà quân đội Liên Xô đã chiếm giữ từ Nhật Bản vào cuối Thế chiến thứ hai.

Đặc biệt, mối quan hệ giữa hai bên càng trở nên xấu hơn hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2, khiến Nhật Bản phải cùng với các đối tác Nhóm G7 áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Gia Huy (Theo SCMP)

Nga cảnh báo ông Zelensky mắc “sai lầm chết người” khi đến thăm Mỹ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/belik.jpg

Dmitry Belik, thành viên của Ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia Nga (Ảnh: Wikidata) 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phạm “sai lầm chết người” khi đến thăm Hoa Kỳ trong tuần này, Nga cảnh báo hôm thứ Năm.

Dmitry Belik, thành viên của Ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia Nga, đã đưa ra nhận xét này để đáp lại việc Tổng thống Ukraine dừng chân ở Washington vào thứ Tư, chuyến đi đầu tiên được biết đến của TT Zelensky bên ngoài đất nước của ông kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào ngày 24 tháng 2.

TT Zelensky đã có bài phát biểu lịch sử trước các nhà lập pháp Hoa Kỳ tại Điện Capitol và gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng. Trước đó, Ngoại trưởng Antony Blinken đã công bố gói quân sự trị giá 1,85 tỷ USD cho Kyiv, bao gồm hệ thống tên lửa Patriot.

Nhà lãnh đạo Ukraine trong nhiều tháng đã yêu cầu Mỹ cung cấp vũ khí mạnh hơn để bắn hạ tên lửa Nga.

Ông Belik cho biết liên minh của Ukraine với Hoa Kỳ sẽ kết thúc tồi tệ đối với chính quyền của TT Zelensky.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti dẫn lời ông Belik đưa tin: “Tất cả các đồng minh của Hoa Kỳ đều có kết cục rất tồi tệ, bị đứng ngoài lề, hay đúng hơn là bị cho vào thùng rác lịch sử”.

“Điều này đã diễn ra trong hàng trăm năm,” ông tiếp tục. “Người Mỹ chỉ có một đồng minh – đó là chính họ, và tất cả những người còn lại đều là những nhân vật phụ nhằm đảm bảo sự thịnh vượng của họ và những người, nếu có chuyện gì xảy ra, có thể bị phản bội.”

Ông Belik nói nhà lãnh đạo Ukraine đã mắc một “sai lầm chết người” trong việc lựa chọn đồng minh.

“Ông ấy có thể coi [Mỹ] là đồng minh, nhưng ông ấy chỉ là một con bài thương lượng cho họ, nhưng hiện tại nó rất có lợi,” ông nói thêm mà không giải thích chi tiết.

Tổng thống Ukraine đã cảm ơn Hoa Kỳ vì sự hỗ trợ và đảm bảo rằng số tiền này “không phải là từ thiện”, mà là một “khoản đầu tư” vào an ninh và dân chủ toàn cầu “mà chúng tôi xử lý theo cách có trách nhiệm nhất.”

Ukraine “sẽ không bao giờ đầu hàng”, ông Zelensky nói trong bài phát biểu dài 32 phút trước Quốc hội, nhấn mạnh mối quan hệ song phương mạnh mẽ giữa đất nước ông và Hoa Kỳ.

“Trong 300 ngày của cuộc chiến này, chúng tôi đã thực sự bắt đầu một giai đoạn mới trong quan hệ của mình – Ukraine và Hoa Kỳ – chúng tôi đã đạt đến cấp độ liên minh thực sự”, ông Zelensky nói.

“Tôi muốn một lần nữa cảm ơn Tổng thống Biden vì sự ủng hộ chân thành và quan trọng nhất là sự hiểu biết của ông ấy về Ukraine. Đồng thời cũng vì đã xây dựng và duy trì một liên minh quốc tế nhằm củng cố trật tự luật pháp quốc tế.”

Trước chuyến thăm của ông Zelensky, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo rằng việc chuyển giao vũ khí của Mỹ cho Ukraine sẽ dẫn đến leo thang xung đột.

Ông nói với các phóng viên: “Việc cung cấp vũ khí [của Washington] vẫn tiếp tục, phạm vi cung cấp vũ khí đang mở rộng. Tất nhiên, tất cả những điều này dẫn đến cuộc xung đột sẽ trở nên trầm trọng thêm và trên thực tế, điều này không tốt cho Ukraine”.

TT Biden hôm thứ Tư đã bảo vệ quyết định của chính quyền ông về việc cung cấp cho Ukraine hệ thống Patriot. “Đó là một hệ thống phòng thủ,” ông nói. “Đó không phải là leo thang – đó là phòng thủ.”

Lê Vy (theo Newsweek)

Nhìn lại 2022: Tiến triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

2022 không phải là năm có nhiều tiến bộ về chống biến đổi khí hậu. Liên Hợp Quốc cho biết chỉ mới có 0,5 tỷ tấn khí thải carbon dioxide được loại bỏ trong số 17-20 tỷ tấn chênh lệch phát thải carbon dioxide vào năm ngoái giữa các hứa hẹn chính trị và tỉ lệ cần mỗi năm cho tới 2030 để giữ tình trạng nóng lên ở mức 1,5°C so với mức nhiệt độ tiền công nghiệp. Các cam kết về nhiên liệu hóa thạch tại COP27 năm nay ở Ai Cập cũng không hề quyết liệt hơn lần trước, tại Glasgow năm 2021.

Nhưng hội nghị thượng đỉnh có thể đã làm nghiêng cán cân tranh luận về “tổn thất và thiệt hại” – rằng các nước giàu nên trả tiền cho các nước nghèo để giúp họ giải quyết thiệt hại trước mắt của biến đổi khí hậu. Hồi tháng 12, một thỏa thuận đã được ký kết tại COP15, hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, nhằm bảo tồn 30% diện tích đất và biển cho động vật hoang dã vào năm 2030. Giờ đây đến lượt các nước thực thi lời hứa của mình.

Nhìn lại 2022: Bóng ma đại dịch Covid-19

Đối với nhiều người phương Tây, 2022 là năm đánh dấu covid-19 bắt đầu biến mất — và chúng ta ngày càng rõ tác động của nó lên sức khỏe cộng đồng. Những nỗ lực sản xuất vắc-xin và xét nghiệm hiệu quả có thể được áp dụng để điều trị các bệnh khác, chẳng hạn như lao. Ngoài ra, thành công của các nhà khoa học trong việc truy dấu covid-19 qua hệ thống cống rãnh của các thành phố đã khơi dậy quan tâm về cách nước thải có thể giúp theo dõi các bệnh khác.

Thiệt hại về người của đại dịch cũng đang trở nên rõ ràng hơn. Dù số người chết chính thức trên toàn cầu là khoảng 6,6 triệu, mô hình của The Economist đưa ra con số thực về số người chết cao hơn tới ba lần, 20,6 triệu cho tới đầu tháng 12. Và chi phí kinh tế và chính trị của virus tiếp tục kéo dài, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi gần đây đã xảy ra biểu tình chống chính sách zero covid. Giới chức hầu như đã từ bỏ chính sách này, từ đó tạo ra một làn sóng lây nhiễm lên dân số vốn vẫn chưa được miễn dịch với virus. Bóng tối đại dịch vẫn chưa kết thúc.

Nhìn lại 2022: Nền kinh tế tuần hoàn bắt đầu từ các nhà máy pin

Các nhà máy “gigafactories” sản xuất pin xe điện đang dẫn đầu một cuộc cách mạng kinh tế mới. Các hãng pin đang đẩy mạnh theo đuổi “sản xuất tuần hoàn,” tức tái chế sản phẩm cũ, qua đó giảm bớt tác động đến môi trường. Chẳng hạn, Northvolt của Thụy Điển đặt mục tiêu thu một nửa nguyên liệu thô, bao gồm lithium và coban, từ pin tái chế cho tới 2030.

Nhưng thách thức cũng rất phức tạp. Rất nhiều coban đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi các công ty khai thác mỏ đang lợi dụng lao động trẻ em. Northvolt và các nhà sản xuất pin khác có nỗ lực truy dấu nguồn gốc vật liệu và kiểm tra các tiêu chuẩn sản xuất để đảm bảo không mua từ các công ty bất chính. Và họ cũng kỳ vọng tìm được nguồn lithium ở gần hơn thay vì Úc hay Chile, qua đó giúp giảm khoảng cách vận chuyển vật liệu. Các nhà máy gigafactories vẫn chưa phải là ví dụ điển hình của nền kinh tế tuần hoàn, nhưng chúng đang đặt ra lộ trình cho các ngành công nghiệp khác đi theo.

Nhìn lại 2022: Kính Viễn vọng James Webb trình làng

Tháng 7 vừa qua nhân loại được chứng kiến những hình ảnh đầu tiên từ Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST), kính viễn vọng không gian lớn nhất trong lịch sử. Một trong những chủ đề khi ấy là “Vách đá Vũ trụ”— tức những kết cấu đỉnh bụi và khí thuộc tinh vân Carina. Tiền thân của JWST, Kính viễn vọng Không gian Hubble, từng chụp khu vực tương tự vào năm 2005. Nhưng phiên bản mới có rất nhiều khác biệt. JWST đã phát hiện ra những ngôi sao bé, lần đầu tiên trong lịch sử thiên văn.

JWST được ra mắt vào dịp Giáng sinh 2021, sau 11 năm trì hoãn và tiêu tốn 9,7 tỷ USD. Nó mang lại cho các nhà thiên văn công cụ tốt nhất để xem xét vũ trụ ở tần số hồng ngoại của ánh sáng. Từ đó họ sẽ mở ra những nghiên cứu mới — đặc biệt là quá trình hình thành các vì sao và hành tinh, từ thuở sơ khai của vũ trụ cho đến ngày nay. Sẽ có một hàng dài các nhà thiên văn háo hức khám phá tiềm năng đáng kinh ngạc của nó.

Hàng chục học giả nổi tiếng có liên hệ với ĐCSTQ qua đời trong đợt bùng phát COVID-19 

Tác giả Sophia Lam 

Thứ sáu, 23/12/2022

Hàng chục học giả nổi tiếng có liên hệ với ĐCSTQ qua đời trong đợt bùng phát COVID-19

Xe tang được nhìn thấy đang chờ vào một lò hỏa táng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát khắp cả nước hôm 22/12/2022. (Ảnh: STF/AFP qua Getty Images) 

Đợt bùng phát COVID-19 mới đây đang càn quét khắp đất nước Trung Quốc, đặc biệt là thủ đô của nước này, gây ra những ảnh hưởng và tổn thất nặng nề. 

Trong một tháng vừa qua, hàng chục giáo sư và giáo viên từ các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc đã qua đời. Ngoài ra, chỉ trong ba ngày từ Chủ Nhật đến thứ Hai (18-20/12), thêm bốn nhân vật nổi tiếng khác của nước này đã lần lượt được ghi nhận tử vong. Độ tuổi của họ nằm trong khoảng từ 39 đến 89. 

Cổng thông tin The Paper có trụ sở tại Thượng Hải đã đưa tin về sự qua đời của bốn cá nhân trong ba ngày này, bao gồm giáo sư Ngô Quán Anh (Wu Guanying) của Đại học Thanh Hoa, cựu Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy của Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Điện ảnh Trung Quốc Trần Cảnh Lương (Chen Jingliang), cựu thành viên ban biên tập của Tân Hoa Xã Phương Học Huy (Fang Xuehui), và nghệ sĩ Kinh kịch nổi tiếng Trữ Lan Lan (Chu Lanlan). 

Tờ The Paper viết rằng họ qua đời vì bạo bệnh sau khi điều trị y tế không còn giúp được gì cho họ nữa. Báo cáo không nêu rõ căn bệnh nào đã khiến họ tử vong. 

Tiểu sử của 4 học giả và người nổi tiếng

Giáo sư Ngô Quán Anh, tạ thế hôm 20/12 hưởng thọ 67 tuổi, là giáo sư Khoa Thiết kế & Mỹ thuật Thông tin tại Học viện Thiết kế Mỹ thuật của Đại học Thanh Hoa. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là một trong những nhà thiết kế linh vật của Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008. Ông cũng đã tham gia thiết kế nhiều bộ tem và bộ tiền xu 12 con giáp đúc bằng kim ngân, và là người thiết kế loạt tem chúc Tết. 

Theo The Paper, ông Trần Cảnh Lương, sinh tháng 04/1946, gia nhập ĐCSTQ năm 1979. Ông bắt đầu làm việc với tư cách là một phiên dịch viên tại Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc vào năm 1970 và là cựu bí thư ĐCSTQ của Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Điện ảnh Trung Quốc từ năm 1994 đến năm 2006 khi ông Trần về hưu. Ông từng là một thành viên trong Ủy ban Kiểm duyệt Phim Trung Quốc, vốn nằm dưới sự giám sát của Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc. Ông Trần từ trần hôm 19/12 ở tuổi 76. 

Ông Phương Học Huy sinh tháng 12/1933 tại Indonesia. Ông làm việc cho văn phòng khu vực ở Jakarta – một chi nhánh của cơ quan ngôn luận Tân Hoa Xã của ĐCSTQ từ những năm 1950 và định cư ở Trung Quốc vào năm 1966. Ông là biên tập viên của Cankaoxiaoxi (“Tin tức tham khảo”), do Tân Hoa Xã xuất bản, chuyên dịch và đăng lại các bài viết của các hãng thông tấn ngoại quốc. Cơ quan này một thời chỉ có các viên chức của ĐCSTQ và người nhà của họ mới có chỗ đứng. 

Cô Trữ Lan Lan sinh năm 1983 và qua đời hôm 18/12 ở tuổi 39. Cô đã làm việc với đoàn biểu diễn nghệ thuật quân đội của ĐCSTQ để dàn dựng các bài hát kết hợp với vũ đạo theo phong cách Kinh kịch. Cô đã biểu diễn trong nhiều buổi biểu diễn do Đài truyền hình trung ương của ĐCSTQ và Đài truyền hình Bắc Kinh tổ chức. 

Ghi nhận hơn 30 ca tử vong tại 2 trường đại học hàng đầu Trung Quốc

Cổng thông tin Sina của Trung Quốc đưa tin, từ ngày 10/11 đến ngày 10/12, tổng cộng 19 giáo sư và giảng viên đã về hưu từng công tác tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng của Trung Quốc được cho là đã qua đời trong đợt bùng phát dịch bệnh gần đây nhất. 

Ông Hoàng Khắc Trí (Huang Kezhi), một giáo sư Khoa Cơ khí Kỹ thuật của Đại học Thanh Hoa và là viện sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc, qua đời vào ngày 06/12 thọ 95 tuổi. Ông Hoàng, một đảng viên ĐCSTQ, là một trong những người sáng lập ra Khoa Cơ khí Kỹ thuật, theo The Paper. 

Đại học Thanh Hoa là cái nôi đào tạo nên một số cựu sinh viên ưu tú nhất, bao gồm đương kim lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ Tập Cận Bình, người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, và cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. 

Hôm 11/12, một bài viết có nhan đề “Lấy việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của các cựu đồng chí làm ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh hiện tại” đã được đăng trên trang web chính thức của Đại học Thanh Hoa, trong đó cho biết ba nhóm công tác đã được thành lập để bảo đảm hoạt động phòng chống dịch và khám chữa bệnh cho các giáo viên, giáo sư đã về hưu của nhà trường. Bài viết này được Sina, một cổng thông tin kỹ thuật số của Trung Quốc, đăng lại. 

Cư dân mạng đã kiểm tra phần cáo phó do Đại học Bắc Kinh xuất bản từ ngày 06/11 đến ngày 05/12 và phát hiện ra rằng 15 học giả của trường này đã qua đời trong khoảng thời gian đó. Trong số đó, ông Dương Căn (Yang Gen), 89 tuổi, đảng viên ĐCSTQ và là giáo sư của Trường Khảo cổ học và Bảo tàng học tại Đại học Bắc Kinh, đã qua đời hôm 30/11. 

Tiêu chí tử vong do COVID mới của Trung Quốc

Mặc dù các phương tiện truyền thông và nền tảng truyền thông xã hội ở Trung Quốc đã đưa tin về các trường hợp tử vong, nhưng con số tử vong chính thức do COVID mà chế độ cộng sản này công bố không bao gồm rất nhiều trường hợp tử vong được đăng trên các phương tiện truyền thông, trong đó đều ghi là không rõ nguyên nhân. 

Trong cuộc họp báo của Quốc Vụ viện ĐCSTQ hôm 20/12, ông Vương Quý Cường (Wang Guiqiang), một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Đại học Bắc Kinh, cho biết Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia gần đây đã giải thích rõ cách chính phủ phân loại các trường hợp tử vong. 

Theo ông Vương, chỉ những trường hợp COVID tử vong do “suy hô hấp” mới được tính vào số người tử vong chính thức.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHI) đã báo cáo 100 trường hợp nhiễm COVID mới và không có trường hợp tử vong nào hôm 21/12. hôm 20/12, NHI báo cáo chỉ có 5 trường hợp tử vong trên toàn quốc.

Bản tin có sự đóng góp của Trình Tĩnh
Hồng Ân biên dịch

Nga sẽ đáp trả quyết định của phương Tây áp giá trần đối với dầu thô

Phan Minh /RFI

23/12/2022

Nhà máy lọc dầu Tatarstan của Nga. Ảnh chụp ngày 08/03/2022. © REUTERS/Sergei Karpukhin 

Phó thủ tướng Nga Alexander Novak hôm nay, 23/12/2022, tuyên bố Matxcơva dự kiến cắt giảm sản lượng dầu thô từ 500.000 đến 700.000 thùng mỗi ngày vào đầu năm 2023. Biện pháp này nhằm trả đũa việc Liên Hiệp Châu Âu (EU), khối G7 và Úc áp giá trần đối với "vàng đen" của Nga 

Quảng cáo 

Ông Novak phát biểu : "Vào đầu năm tới, chúng tôi có thể giảm sản lượng dầu từ 500.000-700.000 thùng mỗi ngày, tương đương với khoảng 5-7% tổng sản lượng."

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại vào đầu tháng 12/2022, 27 quốc gia thành viên Liên Âu, khối G7 và Úc đã thống nhất mức giá trần 60 đô la/thùng đối với dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển. Vượt quá mức giá trần này, các công ty vận tải và bảo hiểm của Liên Âu sẽ bị cấm cung cấp dịch vụ vận chuyển các thùng dầu bằng đường biển.

Mục tiêu của lệnh trừng phạt mới này của phương Tây là làm cạn kiệt một phần thu nhập khổng lồ mà Matxcơva có được từ việc bán dầu khí và qua đó làm giảm nguồn thu của "cỗ máy chiến tranh" chống Ukraina.

Vài ngày sau khi phương Tây áp giá trần dầu thô Nga, tổng thống Vladimir Putin đã đe dọa sẽ cắt giảm sản lượng dầu nếu cần thiết và lên án một "quyết định ngu xuẩn". Phó thủ tướng Novak cũng từng nói rằng Kremlin sẽ chỉ bán dầu và các sản phẩm dầu cho những quốc gia hợp tác với Nga theo các điều kiện thị trường, ngay cả khi Nga phải giảm một chút sản lượng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét