Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 30 tháng 12 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến –  Đêm Cuối Năm Nghĩ Về Hà Nội

https://docs.google.com/document/d/1XqbthaHAWmf8Q5XYsU5OCfhrSHy5OXTy/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi được nghe Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn, nhạc Phạm Đình Chương) từ thuở ấu thơ: Mưa hoàng hôn/ Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn/ Mưa ngày nay/ Như lệ khóc đất quê hương tù đày…

Sao “phần đất quê hương” này lại bị “tù đầy” và có lắm người thốt lên những lời ai oán, thê thiết, đắng cay đến thế : Lìa xa thành đô yêu dấu/ một sớm khi heo may về/ Lòng khách tha hương vương sầu thương / Nhìn em mờ trong mây khói/ bước đi nhưng chưa nỡ rời/ lệ sầu tràn mi/ đượm men cay đắng biệt ly... (Vũ Thành. Giấc Mơ Hồi Hương: nxb Tinh Hoa Miền Nam, 1959).

Rồi Bắc/Nam thống nhất, Nam/Bắc hòa lời ca nhưng tất cả những nhân vật thượng dẫn (Hoàng Anh Tuấn, Phạm Đình Chương, Vũ Thành …) đều ù té đâm xầm ra biển, hốt hoảng bỏ của chạy lấy người, quên tuốt cái “giấc mơ hồi hương” mà họ đã từng ôm ấp chưa lâu – trước đó.

Cái u tối của Nguyễn Phú Trọng

Ts. Phạm Đình Bá

30/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1vaKZL3GrNgRSsxmvDXBLQM7FTDj0pDDS/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 15/12/2022, ông Trọng phát biểu trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2022-2027 - “Với vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần giúp thanh niên thực hiện thật tốt sứ mệnh của mình đối với Đảng, với Đất nước, với Dân tộc.”. [1]

Theo ông Trọng, Đoàn và Đảng là con đường gần như duy nhất trong việc phát triển những người trẻ, chỉ có một con đường và hầu như không còn con đường thay thế nào khác.

Thế thì những người trẻ tuổi có nên xem xét nhiều khía cạnh của sự phát triển cá nhân cũng như sự phát triển xã hội không?

Trịnh Bình An – Nhìn Việt Nam nhớ Doãn Quốc Sỹ

30/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1zg3n3wfHrJ1x_I8YLfd_vCyt3IhVz0l1/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi không biết nhiều về Doãn Quốc Sỹ.Nhưng tôi thường nghĩ về ông qua truyện cổ tích Hồ Thùy Dương.

Đó là năm tôi lên 10. Trong nhà, có thấy vài cuốn tạp chí Sáng Tạo không biết của ba hay các anh chị mua về. Tiếng Việt dễ học quá nên con nít cũng có thể đọc ké sách người lớn. Nhưng dĩ nhiên, đọc mà không hiểu gì hết.

Tôi nhớ mình cũng đọc truyện kịch Ba Chị Em của Thanh Tâm Tuyền. Cũng không hiểu, chỉ cảm thấy một không khí rờn rợnâm u khá… hấp dẫn.

Nhưng Hồ Thùy Dương thì nhớ khá kỹ.

Chỉ vì đó là truyện cổ tích, mà đứa con nít nào lại chẳng mê truyện cổ tích.

Tôi đọc truyện, biết ngay con cáo trong truyện là Hồ Chí Minh.

Con nít gì mà lanh dữ vậy?

Cát Tường – Việt Nam: Giấc mơ độc lập… chính trị

VNTB

30/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1QUC5DuXSyCiMz9WbpzWfnCLY_ZXmeA-1/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thẩm phán buộc phải trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Độc Đảng dẫn đến độc tôn nên tư pháp khó thể độc lập

Ở Việt Nam chỉ có một đảng cầm quyền, vậy thì độc lập chính trị được hiểu ra sao và sẽ phải như thế nào để vẫn giữ vai trò độc tôn Hiến định của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Lý thuyết trên giảng đường trường luật cho biết, ngành tư pháp không có thế lực của tiền tài cũng như của vũ khí. Ngành tư pháp không thể điều động quân đội hay cảnh sát để thi hành các điều lệnh của mình, và cũng không có quyền phong tỏa ngân sách của các ngành kia.

Tất cả những gì mà ngành tư pháp có thể làm được là chứng tỏ mình độc lập về chính trị, và muốn bảo vệ quyền công dân tới mức mà cả các nhà chính trị lẫn dân chúng đều tự cảm thấy là phải tuân theo phán xét của ngành tư pháp.

Như vậy, muốn cho ngành tư pháp có thể có tiếng nói không thiên vị, không sợ hãi, muốn cho ngành tư pháp được thực sự độc lập thì nó phải được thành lập ngoài quyền kiểm soát của hai ngành kia. Vì vậy nên mới có quy định việc thành lập toà tối cao.

Nhìn từ bài học tư pháp độc lập xứ Cờ Hoa

Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 30 tháng 12 năm 2022

Quê Hương tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1Uh26K-7bF5GPNgvZh8ITbgRr1uviYdyn/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Viêt Nam: Những mất mát của đội ngũ làm công tác đối ngoại

Việt Hoàng

Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ TP. HCM

30/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1BUqOOoFB6Or65QDFjBUKXAZo6cvSNCXi/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 21/12/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã “gọi tên” người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn.

Và kể cả sếp của ông Sơn là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao nhiều năm, không những cũng bị “gọi tên”, mà theo tin tức từ nội bộ, rất có thể đã nhận quyết định phải nghỉ hưu từ 1/2/2023.

Các cuộc họp Trung ương bất thường (30/12/2022) và Quốc hội bất thường (5/1/2023) không bỏ qua hai ông mà còn “điểm danh” Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tin mới nhất, ngày 30/12, báo VN đưa tin “Trung ương ĐCSVN trong phiên họp bất thường đồng ý cho hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; ông Phạm Bình Minh thôi Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII và cho ý kiến về hai nhân sự để trình thay thế”.

Loại hết lãnh đạo có trình độ, được đào tạo ở Phương Tây?

Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 30 tháng 12 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1VVey1pDA9SW-Ycg_-jrFsxqtjsyNWpoy/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyển động Quốc Phòng  từ ngày 23 tháng 12 đến 29 tháng 12 năm 2022

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

30/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1zXL5UcSunB7ZK4RW0vh2dF0WTotZtUd8/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Marie Holzman: « Đại dch Covid s là Tchernobyl ca chế độ cng sn Trung Quc »

Thụy My

30/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1PQh9ZrDVNBn4hQIbtg96yq2RAqaEDjLE/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

(Patrick Saint-Paul, Le Figaro 30/12/2022) Nhà Trung Hoa học, chuyên gia về phe ly khai Trung Quốc phân tích, chế độ Tập Cận Bình là một « chế độ đang hấp hối, như Liên Xô trong thập niên 80 ».

Le Figaro : Tập Cận Bình nói rằng cách xử lý Covid của Trung Quốc là bằng chứng về sự vượt trội của nước này so với hệ thống phương Tây. Tình hình hiện nay có thể đe dọa ông ta như thế nào về mặt chính trị?

Marie Holzman : Rõ ràng là không phải vậy. Ông ta khiến người dân Trung Quốc bị tra tấn trong suốt ba năm, gần như bị bỏ tù. Hậu quả của việc phong tỏa thật bi thảm. Hơn nữa, không có «zéro Covid », mc cho cái tên gây nhp nhng. Bng chng là con virus vn thường xuyên quay li. Có bao nhiêu người đã chết trong thời kỳ «zéro Covid »? Không th nào biết được, vì Bc Kinh không thông báo s liu hoc đưa ra s liu sai lc.

Họ nói rằng có 4.000 người chết, thật là buồn cười ! Chúng ta có thể thấy rõ rằng các lò hỏa táng đang quá tải, dân chúng đang hoảng loạn. Tập Cận Bình được một nhóm cận thần ngoan ngoãn vây quanh, tất cả những người có năng lực đều bị loại. Thậm chí rốt cuộc ông Tập cũng loại nốt thủ tướng Lý Khắc Cường, một nhân vật kỹ trị.

Vai trò trung tâm của ASEAN trước thách thức của cạnh tranh Mỹ - Trung

Minh Anh /RFI

29/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1aGowNO12RHZMuEzRuLE8SCFROpjX5teL/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tháng 11/2022 là mùa hội nghị thượng đỉnh tại châu Á. Thượng đỉnh G20 được tổ chức ngày 15-16/11 tại Jakarta, thủ đô Indonesia, rồi Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), ngày 18-19/11 ở Bangkok, Thái Lan. Trước đó là thượng đỉnh Đông Á do ASEAN chủ trì trong khuôn khổ cuộc họp cấp cao thường niên của ASEAN từ ngày 10-13/11 ở Phnom Penh, Cam Bốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét