Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Alan Phan - Gián, Chuột và Machiavelli. Nguyễn Xuân Nghĩa – Nguy cơ giảm phát. QE3 đã đem lại điều gì cho kinh tế Mỹ?. Những nữ chiến binh người Kurd gieo kinh hoàng cho IS. Điểm nhấn trong ngày: Vỡ đập, một thị trấn ở Quảng Ninh chìm trong biển nước. Tờ rơi và ‘bôi nhọ’ Bộ trưởng Tài chính: ‘Bán 137.000 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ 3 năm qua’ Hội đồng Giáo dục Toronto Canada cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử


Alan Phan - Gián, Chuột và Machiavelli


Nhân ngày Halloween – 31 October 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRmNYbEFrMTBRc2M/view?usp=sharing

…(Những ai muốn thành công bền vững phải thay đổi cách xử lý theo thời thế – Whoever desires constant success must change his conduct with the times – Niccolo Machiavelli)

Sự Kết Hợp của GC Mỹ và Việt

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các tỷ phú Nga, nhóm GC mệnh danh là tư bản đỏ đang nhắm tới một chiến dịch mới: biến tài sản công thành tư hữu để trở thành tỷ phú đô la trong thời gian ngắn nhất. Những tranh chấp đã bùng nổ và “bên thắng cuộc” của trận chiến sẽ bắt đầu lộ diện trong vòng 2 năm tới.
Dù ai thắng, một điều gần như chắc chắn là tài sản mới chiếm được phải được “bạch hoá” và có thể sử dụng tự do, an toàn và hợp pháp trên khắp thế giới.
Nhu cầu này chỉ có thể đáp ứng được với những cuộc đi đêm với GC Mỹ. Do đó, dù có muốn “trung thành” với 16 chữ vàng, 400 chữ tốt xấu gì đó, ngoài miệng lưỡi, để giữ thể diện cho Trung Quốc, các GC Việt sẽ được “chiêu hồi” về với “chính nghĩa quốc gia”. Đã đến lúc, họ phải “vượt biên” thôi.
Trong khi đó, dù phải lo giữ gìn vài trăm ngàn lá phiếu của hơn triệu người Mỹ gốc Việt với chiêu PR đòi hỏi “nhân quyền”, các GC Mỹ (Dân Chủ hay Cộng Hoà) đều sẽ vui vẻ “làm ăn” với GC Việt. Hay nhất là thời điểm trước khi Obama rời chính quyền vào năm 2016 (ông này là Tổng Thống khuynh tả mạnh mẽ và không có gì để mất). Tuy nhiên, Hilary hay Biden hay Kerry của đảng Dân Chủ vẫn sẽ là một đồng minh. Còn nếu một ngài GC Cộng Hoà khác lên ngôi, vì quyền lợi kinh tế của tư bản trắng, thì ông ta cũng sẵn sàng thoả hiệp với tư bản Việt như họ đã và đang làm với tư bản đỏ của Tàu.
Như tôi đã trình bày ở một bài trước, It’s The Money, Stupid.

Nguyễn Xuân Nghĩa – Nguy cơ giảm phát

RFA Ngày 141029

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaXBPM3RibkNabFE/view?usp=sharing

… Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, rồi đây sự thể sẽ ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu nhớ lại từ đầu thì mình phải công nhận rằng các chính quyền và cả hệ thống ngân hàng trung ương của các cường quốc đều bị bất ngờ ngay từ đầu mà vì lý do chính trị, ít ai dám công nhận như vậy. Bây giờ, trước nguy cơ giảm phát tai hại này, các nước đều khó giải quyết vì tâm lý bất an và bi quan của thị trường. Những cuộc tranh luận đang bùng nổ về các giải pháp, thí dụ như giữa các nước cột trụ của Âu Châu là Đức, Pháp, Ý, hoặc trong Quốc hội Hoa Kỳ trước ngày bầu cử chỉ khiến người ta thêm âu lo về khả năng ứng phó của chính quyền.

- Trong khi đó và ta trở lại vấn đề chính của nhiều quốc gia đang phát triển, kể cả Trung Quốc và Việt Nam, giai đoạn vừa qua lại là giai đoạn tích lũy nợ nần chẳng kém gì các nước Âu Châu. Trong môi trường lạm phát thì khách nợ có lời vì được trả tiền ít hơn. Trong cảnh giảm phát thì khách nợ chết kẹt vì phí tổn trả nợ sẽ tăng, tức là càng mắc nợ nhiều thì càng dễ vỡ nợ. Hậu quả sẽ là khủng hoảng tài chính ngân hàng dẫn tới việc doanh nghiệp phá sản dây chuyền và thất nghiệp tăng vọt. Xứ nào mà thiếu ổn định xã hội sẽ bị loạn trước tiên.

QE3 đã đem lại điều gì cho kinh tế Mỹ?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbi1NR1U2c1V5elU/view?usp=sharing


… Kéo dài 2 năm và bơm ra thị trường 1,7 nghìn tỷ USD, chương trình nới lỏng định lượng số 3, thường gọi là QE3, của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức kết thúc vào hôm qua (29/10). Vậy gói kích thích này đã đem lại điều gì cho nền kinh tế lớn nhất thế giới?

Theo nhận định của tờ Washington Post, câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi trên là: nhờ có QE3 mà kinh tế Mỹ không rơi vào một cuộc suy thoái trong năm 2013.

Những nữ chiến binh người Kurd gieo kinh hoàng cho IS

Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh..


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzU2VMTVJTdllDdjA/view?usp=sharing


KURDISH GIRLS FIGHTERS IN REAL BATTLE vs. ISIS in Kobani





Chiến đấu nơi tiền tuyến

Những người phụ nữ này đang chiến đấu và đổ máu tại tiền tuyến. Mục tiêu của họ là đẩy lùi nhóm khủng bố Hồi giáo IS ra khỏi những khu vực do người Kurd kiểm soát tại miền bắc Syria.
“Chúng tôi là những nữ vệ binh để bảo vệ người dân của chúng tôi”, nữ lãnh đạo Hadiye Yusuf của cộng đồng người Kurd lớn nhất trong 3 cộng đồng người Kurd tại miền bắc Syria chia sẻ.
Nói về lý do chiến đấu và sẵn sàng hi sinh, bà Yusuf khẳng định: “Chúng tôi mang vũ khí để bảo vệ ngôi nhà của chúng tôi và tránh trở thành nô lệ của IS”.

Điểm nhấn trong ngày:

Vỡ đập, một thị trấn ở Quảng Ninh chìm trong biển nước.
Tờ rơi và ‘bôi nhọ’
Bộ trưởng Tài chính: ‘Bán 137.000 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ 3 năm qua’
Hội đồng Giáo dục Toronto Canada cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeTF4bkZ4ZHZPOWs/view?usp=sharing






Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Diễn tiến “thần phục” và “rước giặc về nhà”…

Diễn tiến “thần phục” và “rước giặc về nhà”…

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcDFsRmVKbms4OGc/view?usp=sharing

Quân đội, Công an thần phục:


… Theo bài báo, ngày 17 tháng 10, tại Bắc Kinh, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã tổ chức hội đàm với Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, hai bên đã đạt được đồng thuận “nguyên tắc 3 điểm” về việc tiếp tục phát triển quan hệ quân sự hai nước. Ba điểm đồng thuận này là:

Một, căn cứ vào phương châm 16 chữ "ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" và tinh thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", từng bước khôi phục và thúc đẩy quan hệ quân sự hai nước phát triển lành mạnh ổn định.

Hai, quân đội hai nước tăng cường đoàn kết, tiến hành bảo đảm vững chắc cho củng cố địa vị cầm quyền của Đảng Cộng sản, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hai nước.

Ba, tuân thủ đồng thuận quan trọng liên quan của các nhà lãnh đạo hai đảng, hai nước Trung-Việt, phát huy vai trò quan trọng trong việc xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển, bảo vệ cục diện hòa bình, ổn định.

… Ngày 26-10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an nước ta do Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an - dẫn đầu đã lên đường sang thăm Trung Quốc và đồng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 4 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc theo lời mời của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an nước CHND Trung Hoa ông Quách Thanh Côn.

Nhà nước, ngoại giao …

… Ông Dương Khiết Trì thăm VN ngày 26-27/10 theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Sáng nay, hai ông đồng chủ trì phiên họp UB chỉ đạo hợp tác song phương.

Đây là lần thứ hai trong năm, ủy viên Quốc vụ TQ đến VN. Hồi tháng 6, ông Dương Khiết Trì đến Hà Nội cho cuộc gặp giữa hai Chủ tịch UB chỉ đạo hợp tác song phương trong bối cảnh căng thẳng leo thang do TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN.

… Ông Lê Hồng Anh đã chuyển lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trân trọng mời Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình sớm thăm lại VN.

Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân TQ hết sức coi trọng phát triển quan hệ với VN, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với VN và sẽ cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ VN cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung tiếp tục phát triển; nhất trí lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường quan tâm, chỉ đạo, duy trì quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định; chỉ đạo thực hiện tốt các nhận thức chung nhằm khôi phục và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước mà lãnh đạo hai bên đã thống nhất trong chuyến thăm lần này.
Ông Tập Cận Bình cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bày tỏ sẽ sang thăm lại VN vào thời gian thích hợp.



Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Ls Nguyễn Hữu Thống -Bảo Vệ Chủ Quyền Quốc Gia Và Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ. Đối đầu với Bắc Kinh tại biển Nam Trung Hoa. Dương Danh Hy – Hội nghị Thành Đô. Alan Phan rời Việt Nam về Mỹ làm ăn: 8 năm, 2 triệu USD và nhiều bài học quý. Điểm nhấn trong ngày: - “Doanh nghiệp FDI, minh bạch thuế và túi tiền quốc gia” - Doanh nghiệp FDI vẫn khai lỗ hàng chục nghìn tỷ - Một năm FDI: Từ “nghi án” chuyển giá đến hiện tượng Samsung - Phát hiện hàng loạt doanh nghiệp FDI khai lỗ lớn - Nới điều kiện đăng ký quốc tịch Việt Nam - Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất


Ls Nguyễn Hữu Thống -Bảo Vệ Chủ Quyền Quốc Gia Và Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ
October 25, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzd2owZlYtc2VNbWM/view?usp=sharing

… Mới đây, các học giả trong Viện Nghiên Cứu Chính Sách Hoa Kỳ đã phê phán chính sách bá quyền của Trung Quốc là Chính Sách Phát Xít Cổ Điển. (Bejiing Embraces Classical Fascism).
Thay vì tiếp thu chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng theo sự mong đợi của mọi người, giới lãnh đạo Trung Quốc càng ngày càng trở nên giáo điều và bảo thủ. Cũng như tại Ý Đại Lợi, 50 năm sau Cách Mạng Phát Xít, Mussolini đã chết nhưng Nhà Nước Ý vẫn giữ chế độ độc tài và chủ yếu vẫn đàn áp chính trị. Để biện minh cho chế độ, họ thường xuyên nêu lên quan hệ về sự vinh quang cổ xưa của “Dân Tộc Ý Vĩ Đại”. Từ thế kỷ thứ nhất Đế Quốc La Mã đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng Biển Địa Trung Hải chạy từ Tây Âu (Tây Ban Nha) qua Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ). Họ gọi đó là biển lịch sử hay Biển Của Chúng Tôi (Mare Nostrum, Our Sea).
Ngày nay, phỏng theo Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển Ý, Bắc Kinh cũng đề xướng “Dân Tộc Hán Vĩ Đại” nhằm phục hồi Đế Quốc Đại Hán

Đối đầu với Bắc Kinh tại biển Nam Trung Hoa

Ngô Bắc dịch và phụ chú

Dana R. Dillion, The Heritage Foundation

http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacDillonBienNamTrungHoa.htm


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN3V2QnhtS0Z4WVk/view?usp=sharing

… Nguồn bất ổn nguy hiểm nhất tại Á Châu là một Trung Quốc đang vươn lên tìm cách tái khẳng định bản thân, và nơi mà Trung Quốc có nhiều xác suất nhất để gây ra một sự xung đột quân sự là Biển Nam Trung Hoa. Trong thập niên thứ nhì của thế kỷ thứ 21, vùng nước ít khi yên tĩnh của Biển Nam Trung Hoa đang sôi sục từ một sự kết hợp của các cuộc thao diễn hải quân cạnh tranh nhau với ngôn từ cực kỳ nóng bỏng. Nhiều học giả, chính trị gia, và các hải quân đô đốc nhìn Biển Nam Trung Hoa như một địa điểm của sự tranh giành tương lai giữa các nước.

Dương Danh Hy – Hội nghị Thành Đô

BBC giới thiệu một phần bài tư liệu của ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu về các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới Hội nghị bí mật Thành Đô năm 1990 giữa một số lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcG9WMUI4UmlrY1E/view?usp=sharing


Alan Phan rời Việt Nam về Mỹ làm ăn: 8 năm, 2 triệu USD và nhiều bài học quý

Đặng Thuý thực hiện – Dân Việt – 22 Oct 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWWt2bHVjbzYzaWM/view?usp=sharing

… TS có lời hứa hẹn ngày trở lại Việt Nam không?
AP: Mọi khởi nghiệp đều chiếm rất nhiều thời gian; nên tôi nghĩ là thời gian để đi về Á Châu thường xuyên sẽ bị nhiều giới hạn. Nhưng quê hương vẫn là quê hương. Tôi lại có niềm tin hơi nghịch lý là cuộc diện vĩ mô để tạo một định mệnh mới cho dân tộc Việt sẽ thay đổi tận cốt lõi trong vài năm tới.

Điểm nhấn trong ngày:

- “Doanh nghiệp FDI, minh bạch thuế và túi tiền quốc gia”
- Doanh nghiệp FDI vẫn khai lỗ hàng chục nghìn tỷ
- Một năm FDI: Từ “nghi án” chuyển giá đến hiện tượng Samsung
- Phát hiện hàng loạt doanh nghiệp FDI khai lỗ lớn
- Nới điều kiện đăng ký quốc tịch Việt Nam
- Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZDdrd3lyNWNNWFE/view?usp=sharing




Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Tưởng Năng Tiến – Tôi Lậy Mấy Ông. Bùi Văn Phú - Ở tù hay lưu vong?. Điếu Cày bị ép rời Việt Nam - nước cờ sai của Hoa Kỳ . Điểm nhấn trong ngày: Nhầm lẫn và nỗi ám ảnh tỷ đô của quan chức dự án Bộ GTVT nhầm tên nhà đầu tư 2 tỉ USD cho sân bay Long Thành vì ‘lỗi in ấn’ Nợ công mỗi năm tăng 350 nghìn tỷ – Tiền đâu ra để trả nợ? Rác la liệt trong nhà ngoài phố sau cơn mưa Sài Gòn Trung Quốc khai mạc hội nghị trung ương 4, khai trừ 5 ủy viên


Tưởng Năng Tiến – Tôi Lậy Mấy Ông

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzU0t6Z044bmNqV0U/view?usp=sharing

… Khi còn tại chức, ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố: “Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc...”

Người kế vị, đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang (vào ngày 19 tháng 8 vừa qua) cũng phát biểu gần tương tự:

“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”

Người dân ở Nông Sơn như chị Võ Thị Quyến, ông Phạm Hồng Thái, Võ Nghĩnh, Võ Quang Trung ... – có lẽ – đều không biết được rằng đất nước quê hương của mình đang “sánh vai cùng cường quốc” và được “bạn bè quốc tế ngưỡng mộ” quá trời, quá đất. Họ chắc cũng không nghe được lời hứa hẹn (cách đây chưa lâu) của một nhân vật lãnh đạo cao cấp khác – ông Nguyễn Sinh Hùng: “Năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.”
Trong khi chờ đợi “cái mới” này thì nhà báo Ngô Nhân Dụng lại vừa khám phá ra một “cái chưa cũ” lắm:
“Hết cái lỗ hổng Vinashin lại đến cái lỗ ALC II! (Ban kiểm toán công ty ALC cuối tháng 10, 2010 cho biết, năm 2009 ALC II lỗ tới 3,004 tỷ đồng bạc Việt Nam (gấp 8.5 lần vốn điều lệ chỉ có 350 tỷ). Công ty ALC II làm thất thoát số tiền của Nhà nước tới 4,617 tỷ đồng. Trong số các món nợ có đến 60% là nợ xấu, tức là người vay không trả được đúng hạn! Trong ba tháng cuối năm 2009, ALC II thiếu 1,763 tỷ đồng không có tiền để trả ai hết; và đến cuối năm 2010 đã thất thoát 4,000 tỷ.)”
Tuy nhiên, theo Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình : “Nợ xấu ngân hàng không đáng ngại.”
Câu nói hơi khó hiểu (thượng dẫn) được lý giải dễ dàng và gọn gàng bởi một giới chức “dân cử” (Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Luật) Chủ Nhiệm Ủy Ban Pháp luật QH – Phan Trung Lý: “Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu.”

Miệng người sang, có gang có thép. Phen này đám dân đen Việt Nam không đóng, ngó bộ, không xong. Câu hỏi đặt ra là đóng bao nhiêu, và đóng làm răng đây hè?

Bùi Văn Phú - Ở tù hay lưu vong?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRmVWVFVpNGpvTDA/view?usp=sharing

… Hà Nội được cho là 'trao đổi' tù nhân chính trị để đổi lấy việc nhượng bộ của Mỹ

Những tù nhân chính trị ở Việt Nam, các tổ chức bảo vệ nhân quyền gọi là “tù nhân lương tâm”, đã vi phạm những điều luật nào?
Tòa án tại quốc gia này thường dùng các điều 79, 88 và 258 để kết án những ai phát biểu quan điểm bất đồng với nhà nước. Họ bị kêu án với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân hay lợi dụng tự do dân chủ để phá hoại tình đoàn kết dân tộc.
Thực tế họ đã làm gì phạm luật? Điếu Cày xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Basam Nguyễn Hữu Vinh làm blog tổng hợp tin tức. Tạ Phong Tần, Phan Thanh Nghiên, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Bùi Thị Minh Hằng phản đối Trung Quốc hung hăng trên biển.
Trần Khải Thanh Thủy, Lê Quốc Quân bênh vực dân oan, nêu lên những tệ nạn xã hội. Những chức sắc tôn giáo Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Công Chính đòi tự do tôn giáo.
Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức lên tiếng kêu gọi cải cách chính trị. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương cổ vũ thành lập công đoàn độc lập.
Nhờ can thiệp của quốc tế nhiều người đã được thả. Riêng Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý vẫn còn bị giam giữ.

Điếu Cày bị ép rời Việt Nam - nước cờ sai của Hoa Kỳ


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzY3FlM1dZQU5BZ2s/view?usp=sharing

… Từ hình ảnh "cứu vớt" lại bất chấp tự do tư tưởng và sự tự nguyện đến Mỹ của Điếu Cày (trong vai "người nhận ơn") vô hình chung, chính giới Hoa Kỳ đã đẩy Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam vào chân tường không lối thoát nào khác ngoài việc "lưu vong cưỡng bức". Một việc làm ngỡ "nhân đạo" nhưng đầy tính "bố thí". Đó không khác sự báng bổ vào Quyền Con Người của dân tộc Việt Nam.

Những người bạn sống hào hiệp, trượng nghĩa và biết tôn trọng lẫn nhau mới là những con người văn minh đáng kính trọng và đáng tri ân.

Rất tiếc, "người bạn" mà phía Hoa Kỳ lựa chọn trong trường hợp này là CHXHCNVN - một nhà nước, cho tới nay, chưa bao giờ do người dân Việt Nam tự do bầu lên một cách hợp pháp. "Người bạn" như thế không phải là "người đại diện" cho dân tộc Việt Nam. "Người bạn" như thế không thể và không nên là lựa chọn của nhà nước Hoa Thịnh Đốn.

Hình ảnh Hiến pháp nước CHXHCNVN cũng như "Công ước quốc tề về các Quyền Dân sự và Chính trị" bị chà đạp là điều mà người Việt Nam trong và ngoài nước cảm thấy hổ thẹn. Vô cùng đáng tiếc, khi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ tiếp tay CSVN làm điều phi pháp và phi đạo lý đối với dân tộc Việt Nam.

Điểm nhấn trong ngày:

Nhầm lẫn và nỗi ám ảnh tỷ đô của quan chức dự án
Bộ GTVT nhầm tên nhà đầu tư 2 tỉ USD cho sân bay Long Thành vì ‘lỗi in ấn’
Nợ công mỗi năm tăng 350 nghìn tỷ – Tiền đâu ra để trả nợ?
Rác la liệt trong nhà ngoài phố sau cơn mưa Sài Gòn
Trung Quốc khai mạc hội nghị trung ương 4, khai trừ 5 ủy viên

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVUdWMTZwQzhzU0U/view?usp=sharing




Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Tưởng Năng Tiến – Chuyện Ông Điếu Cầy & Ông Thái Bát . ANH ĐIẾU CÀY NGUYỄN VĂN HẢI ĐÃ ĐẾN NƯỚC MỸ AN TOÀN . Điểm nhấn trong ngày: Phó chủ tịch TP HCM: 'Đừng đổ lỗi cho trời gây ngập nữa'. Bộ trưởng Thăng: 'Dịch vụ ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất là kém' Tàu Liêu Ninh tê liệt vì sự cố kỹ thuật. Malala Yousafzai đoạt huy chương tự do. CUỘC ĐỐI THOẠI LỊCH SỬ CỦA THẾ HỆ TRẺ HONG KONG.Joseph E. Stiglitz: The Age of Vulnerability — Bất ổn Cá Nhân Và Bất Công Xã Hội Làm Kinh Tế Thất Bại


Tưởng Năng Tiến – Chuyện Ông Điếu Cầy & Ông Thái Bát

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWDVNai1aZFk5VkU/view?usp=sharing

… Theo quan niệm chính thống của Nhà Nước thì “Bác Hồ ta đó chính là bác Mao.” Do đó, chống Trung Quốc (chống lãnh tụ vĩ đại của nhân dân nước bạn) là bêu xấu chính bác Hồ kính yêu của chúng ta – chớ còn chối cãi gì nữa?
Hơn thế nữa, theo tường thuật của nhà báo Thế Vinh (Báo Năng lượng Mới số 117 ra ngày 4/5/201) thì “Chính Nguyễn Văn Hải cùng các thành viên trong đó có Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần đã lợi dụng các sự kiện chính trị, tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình gọi là chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa và tẩy chay Olympic Bắc Kinh rước đuốc qua TP HCM vào các ngày 9/122007, 16/12/2007 và 19/1/2008 tại TP HCM.”
Thiệt là hết thuốc!

ANH ĐIẾU CÀY NGUYỄN VĂN HẢI ĐÃ ĐẾN NƯỚC MỸ AN TOÀN

http://xuandienhannom.blogspot.fr/2014/10/tin-moi-anh-ieu-cay-nguyen-van-hai-en.html

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzc3JqWnpDNnZNMm8/view?usp=sharing

… Anh Điếu Cày đã phát biểu trước báo chí và cộng đồng tại phi trường Los Angeles:

"Tôi qua đây là để đấu tranh và tôi sẽ đấu tranh cho sự trở về của tôi, và không chỉ tôi mà tất cả chúng ta ở đây".
"Tôi không biết tại sao chính phủ VN muốn trục xuất tôi. Tất cả những gì tôi làm đều chỉ vì lợi ích của đất nước và người dân Việt Nam và vì sự toàn vẹn chủ quyền của đất nước".
Tin: Facebooker Ly TriAnh. Photo: Toai Nguyen
Theo khoản 2 Điều 17, Hiến Pháp Việt Nam 2013 đã quy định: " Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác".

Việc blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) bị trục xuất ra khỏi Việt Nam cho thấy nhà nước Việt Nam đang chà đạp trắng trợn lên bản Hiến Pháp do chính mình ban hành.
FB Cùi Các
Lời nhắn của anh Điếu Cày gửi các bạn tù chính trị ở Việt Nam:

"Gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù CS, anh em hãy tin tưởng rằng, anh em không đơn độc. Ở bên ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức, các bạn bè quốc tế vẫn luôn luôn quan tâm, ủng hộ và bảo vệ anh em, cho nên anh em trong tù ở Việt Nam hãy mạnh mẽ lên..."
Tễu Blog tổng hợp từ facebook

Điểm nhấn trong ngày:


Phó chủ tịch TP HCM: 'Đừng đổ lỗi cho trời gây ngập nữa'.
Bộ trưởng Thăng: 'Dịch vụ ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất là kém'
Tàu Liêu Ninh tê liệt vì sự cố kỹ thuật.
Malala Yousafzai đoạt huy chương tự do.


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbTNwYTRqRTJSUzQ/view?usp=sharing


CUỘC ĐỐI THOẠI LỊCH SỬ CỦA THẾ HỆ TRẺ HONG KONG


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNXZJOXpya3gxekU/view?usp=sharing




… Sau hơn 2 giờ đối thoại về vấn đề bầu cử tự do giữa đại diện lãnh đạo sinh viên và lãnh đạo Chính quyền CS tại Hong Kong đã không đạt được sự thống nhất. Trên chính trường, chúng ta có thể khẳng định với nhau một điều về kết quả là thế hệ trẻ Hong Kong đang thắng lợi lớn trên con đường đấu tranh dân chủ.


Joseph E. Stiglitz: The Age of Vulnerability — Bất ổn Cá Nhân Và Bất Công Xã Hội Làm Kinh Tế Thất Bại

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOGRKV2NaTnV0QlE/view?usp=sharing

… Lại một lần nữa hai công trình nghiên cứu mới nhất chứng tỏ về mức độ quan trọng của vấn đề bất bình đẳng đang gây tác hại cho Hoa Kỳ.
Thứ nhất, theo Báo cáo của cơ quan US Census Bureau năm 2014 về tình trạng thu nhập hằng năm và nghèo minh chứng rằng lợi tức của một người Mỹ bình thường vẫn còn tiếp tục trì trệ, cho dù tình trạng kinh tế được suy đoán là hồi phục sau thời kỳ Tổng Suy Trầm. Mức thu nhập trung vị của từng hộ gia đình, sau khi điều chỉnh giá lạm phát, vẫn còn ở dưới mức so với 25 năm trước đây.
Người ta thường nghĩ là sức mạnh nhất của Hoa Kỳ không phải là quyền lực quân sự, mà là hệ thống kinh tế làm cho thế giới phải ganh tị. Nhưng tại sao các nước khác cố ganh đua với một mô hình kinh tế mà phần lớn dân chúng, – đúng ra là đa số -, chịu cảnh lợi tức trì trệ, trong khi thu nhập của giới thượng tầng luôn tăng vụt?





Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Alan Phan - Đó Là Chuyện Tiền Bạc, Đồ Ngu.. Những người biểu tình Hồng Kông giành chiến thắng bằng cách nào?. Điểm Nhấn trong ngày: 'Nông nghiệp VN chỉ chiếm 18% GDP'. Biển Đông: Chủ quyền 'viển vông'?. Thành tích nông nghiệp Việt: Nhập khẩu hết, trừ... đất, nông dân? . Nông sản Việt "xuất ngoại":Chôm chôm... đen thui tại siêu thị Mỹ!. Cục Hàng không phủ nhận hai sân bay Việt Nam là kém nhất


Alan Phan - Đó Là Chuyện Tiền Bạc, Đồ Ngu..

20 October 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzakpkSFRwM3hvSDg/view?usp=sharing


… Sau cùng lại phải nhắc đến Việt Nam (vì tôi đang viết bằng tiếng Việt). Có câu nói đùa là “những gì xẩy ra ở Las Vegas sẽ ngủ yên kín đáo tại Las Vegas”. Theo quan sát thực tế, tôi tin là những gì xẩy ra tại Trung Quốc sẽ theo chân lữ khách (hay học trò) Việt về lại Việt Nam, chỉ trong vòng một hai năm hay ngắn hơn. Do đó, khi bạn hữu hỏi tôi dự đoán gì cho tương lai Việt Nam, tôi thường khuyên họ nên theo dõi tình hình bên Trung Quốc. Chúng ta có đủ các vấn nạn mà Trung Quốc đang loay hoay như nợ xấu, cấu trúc ngân hàng, bong bóng bất động sản, tham nhũng, ô nhiễm, doanh nghiệp nhà nước, cách biệt giàu nghèo, cơ chế không thể thay đổi (vì bứt dây động rừng) song song với các tranh chấp về quyền lực để đặc lợi.
Với sự trì trệ và thua lỗ trong hệ thống kinh tế tư nhân, cùng sức tiêu dùng đang kiệt lực, chỉ số thu nhập DPI của đa số dân Việt cũng đang trên đà đi xuống. Thầy Trung Quốc chưa giải quyết được các vấn nạn của họ, thì trò Việt Nam nên thấp thỏm đợi chờ.
Sau một thời gian nằm yên dưới đáy của kinh tế toàn cầu, người Việt hờ hởi ủng hộ chính phủ khi cánh cửa mở ra và thu nhập gia tăng đột biến (như Trung Quốc vào 1980’s). Khi thu nhập ngưng lại vì những tử huyệt của cơ chế “định hướng”, các thành phần kinh tế trong xã hội bắt đầu gấu ó vì miếng bánh chia không đều (như Trung Quốc hiện nay).
Cột trụ viện trợ từ bọn giẫy chết đang lung lay vì tham nhũng, dối trá và vô hiệu quả. Cột trụ FDI không có gốc rễ sâu vì các nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam chỉ vì nhân công rẻ cho gia công, ưu đãi phúc lợi nhiều cho cơ sở và việc lách luật thuế hay môi trường khá dễ dàng. Cột trụ kiều hối sẽ tụt giảm khi Việt kiều đọc về những câu chuyện như nhà sư mà còn phung phí với Vertu, IPhone, sushi, du lịch Thuỵ Sĩ … thì nói gì đến các thân nhân vẫn còn ham ăn nhậu, mua sắm hàng xịn…với tiền OPM.
Dĩ nhiên, như Trung Quốc, sức mạnh công an và quân đội của Đảng vẫn rất mạnh…nhưng who knows (ai mà biết được)?
Chúng ta chỉ biết một điều…It’s The Money, Stupid…

Những người biểu tình Hồng Kông giành chiến thắng bằng cách nào?


Maria J. Stephan, Forreign Policy

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSmI0ZXcwNmNpUzA/view?usp=sharing

“Đừng nghĩ rằng chúng tôi sẽ sớm đầu hàng. Đây cơ bản chỉ là một cuộc chiến về sự kiên nhẫn và thử thách khả năng kiên cường của chúng tôi,” Joshua Wong, vị lãnh đạo sinh viên 17 tuổi của những cuộc biểu tình dân chủ Hồng Kông, đã tweet vào thứ Ba vừa qua. Trong những tuần vừa qua, với cơ cấu tổ chức tốt và những quy tắc chặt chẽ những người biểu tình đã giáng nhiều đòn mạnh vào đối phương: hàng chục nghìn người tham gia vào các cuộc biểu tình trên các con đường đại lộ trung tâm, yêu cầu Đặc khu trưởng Hồng Kông Leung Chun-ying từ chức và đe dọa chiếm đóng các tòa nhà chính phủ. Trong phong trào biểu tình Chiếm Trung tâm (Occupy Central), liên đoàn sinh viên, và các nhóm đối lập khác đã kêu gọi người dân đình công hàng loạt trong khi tuyên bố rằng họ sẽ không lùi bước cho tới khi yêu cầu tự do bầu cử của họ được chấp nhận. Tuy nhiên, hiện giờ đà xung kích có xu hướng chậm dần, và những người quan tâm tới phong trào dân chủ này đang tự hỏi, tiếp theo sẽ là gì?
Bắc Kinh có vẻ sẽ tiếp tục (và chiến thắng) cuộc chiến, gây tiêu hao nhuệ khí của cuộc nổi dậy này. Thách thức lớn nhất đối với phong trào dân chủ Hồng Kông hiện nay là duy trì tạo áp lực lên chính quyền Trung Quốc trong khi phải kiên cường chống cự sự đàn áp không thể tránh từ phe chính quyền, và tìm ra biện pháp làm lung lay những trụ cột ủng hộ Bắc Kinh ở Hồng Kông. Để vượt qua được thử thách này, những người biểu tình cần tìm ra được sự cân bằng giữa khoảng thời gian gián đoạn và cả cuộc chiến, để hoạt động cả trong và ngoài các tổ chức chính trị và pháp lý truyền thống, và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh dai dẳng trong nhiều năm.
Phải đối mặt với một gã khổng lồ đáng sợ như nhà nước Trung Quốc, liệu rằng những người thuộc phe đối lập đầy lịch sự và hiểu biết của Hồng Kông sẽ có hi vọng giành được tháng lợi hay không? Tôi và Erica Chenoweth, đồng tác giả Why Civil Resistance Works với tôi, đã thống kê được khoảng 53% trường hợp thành công trong số những chiến dịch bất bạo động nhằm lật đổ chế độ đương nhiệm tương tự trên thế giới trong giai đoạn 1900-2006. Trong vòng khoảng một thập kỷ của khoảng thời gian đó, các nhà dân chủ sử dụng nhiều chiến dịch bất bạo động hơn vũ trang – thậm chí khi những chiến dịch bất bạo động đó hoàn toàn thất bại. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra và duy trì không gian dân sự như một nhân tố chính yếu trên con đường mang lại dân chủ.
Đối với phong trào dân chủ ở Hồng Kông, chiến thắng nghĩa là họ được chấp nhận quyền bầu cử tự do đích thực và thiết lập chính quyền dân chủ trên mảnh đất Hồng Kông. Ngay cả khi liên tục gây sức ép buộc Đặc khu trưởng Hồng Kông phải từ chức, phong trào vẫn chưa có hi vọng sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng là một chính quyền tự trị cho phép họ tự do bầu cử người lãnh đạo. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những phong trào bất bạo động thông thường kéo dài trong thời gian khoảng 3 năm (ngược lại với các phong trào vũ trang, thường là 9 năm). Do đó, chúng tôi hướng tới một tầm nhìn xa hơn: đây không phải là cuộc đấu tranh sẽ biết ngay được kết quả chỉ trong vài ngày. Wong đã từng phát biểu rằng phong trào cải cách quyền bầu cử này sẽ là một “cuộc chiến thế hệ”(generational war).

Điểm Nhấn trong ngày:

'Nông nghiệp VN chỉ chiếm 18% GDP'.
Biển Đông: Chủ quyền 'viển vông'?.
Thành tích nông nghiệp Việt: Nhập khẩu hết, trừ... đất, nông dân? .
Nông sản Việt "xuất ngoại":Chôm chôm... đen thui tại siêu thị Mỹ!.
Cục Hàng không phủ nhận hai sân bay Việt Nam là kém nhất

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN19sbzJyOWUzZ2c/view?usp=sharing

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Lướt Blog cuối tuần

Giáo Già: Tuổi trẻ Việt Nam từ sức bật của gương sáng Thế giới Nobel Hòa Bình Malala Yousafzai, và Joshua Wong dân chủ hóa Hồng Kông

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSlcwVHJjQm8tRFU/view?usp=sharing

Kami - Bài học nào cho phong trào Dân chủ VN từ biểu tình ở Hong kong

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRExQTHlMSG1aZkk/view?usp=sharing

Song Chi - Đất độc khó sinh quả ngọt

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWTVRUlBlejVzTVE/view?usp=sharing

Võ Thị Hảo - Khi Trung Quốc xây xong đường băng, Việt Nam chiến thắng?!

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeE1TemZxOURBc2M/view?usp=sharing

Huffingtonpost - Cuộc chạy đua tìm thuốc chữa Ebola

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZW5ORXJka1VRVXc/view?usp=sharing

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Thế giới lo ngại khi dầu hỏa mất giá. Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa : Kinh tế suy trầm – Mỹ Kim lên giá. Tổng thống Indonesia nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ đến dự. Nhật bác tin cho VN vay tiền xây sân bay. 2 tỉ USD cho dự án Long Thành. 18 tỷ đô xây sân bay Long Thành: "Chỉ "chấm phẩy" vào nợ công



Thế giới lo ngại khi dầu hỏa mất giá

Thứ ba, ngày 14 tháng mười năm 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ25QY2ZXRkxpWlE/view?usp=sharing

… Bất chấp xung đột và khủng hoảng địa chính trị tại một số quốc gia sản xuất dầu hỏa, giá vàng đen giảm hơn 20 % từn tháng 6 đến đầu tháng 10/2014. Ả Rập Xê Út, nhà sản xuất số 1 của thế giới chưa can thiệp. Đâu là nguyên nhân khiến dầu hỏa tuột giá và vì sao hiện tượng này bắt đầu gây lo ngại ?
Trên thị trường New York và Luân Đôn trong phiên giao dịch ngày 13/10/2014 dầu hỏa tiếp tục trượt giá. Giá một thùng dầu nhẹ WTI chỉ còn trên 85 đô la và đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2012. Tại Luân Đôn, dầu Brent khai thác từ Bắc Hải được bán với giá chưa đầy 89 đô la/thùng và đây là mức thấp chưa từng thấy kể từ cuối 2010.
… Nhìn sang châu Á, chủ yếu là đông Á, mà đứng đầu là Trung Quốc, các dự báo đều nói tới một sự tăng trưởng chậm lại. Nền kinh tế thứ nhì trên thế giới liên tục bắn đi những tín hiệu không hay. Từ Ngân hàng Phát triển Châu Á đến Ngân hàng Thế giới, hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều giảm dự phóng tăng trưởng của khu vực. Những hứa hẹn tươi sáng từ chính sách vực dậy kinh tế Nhật Bản do thủ tướng Abe đề xướng hãy còn mong manh.
Trong khi cơn khát dầu hỏa đang bão hòa thì ở bên kia Đại Tây Dương, Mỹ và Canada tăng mạnh mức cung nhờ kỹ thuật khai thác dầu đá phiến. Cách nay hai năm, báo cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) dự phóng là vào năm 2017 Hoa Kỳ sẽ trở thành nguồn sản xuất dầu hỏa lớn nhất thế giới, đứng trước cả Ả Rập Xê Út. Một thập niên sau thì Mỹ sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu số 1 toàn cầu.

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa : Kinh tế suy trầm – Mỹ Kim lên giá
RFA Ngày 141015


Hiện tượng đảo chiều giữa nhiều biến động lớn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOGpCckNEZmw3ak0/view?usp=sharing

… Tuần qua, các thị trường tài chính thế giới đều bị chấn động khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đánh sụt dự báo tình hình kinh tế toàn cầu theo hướng bi quan hơn trước. Cùng lúc đó, người ta còn thấy một nghịch lý là đồng đô la Mỹ tiếp tục lên giá và có thể góp phần cho nhiều biến động tài chính khác. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sự thể đó qua phần trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
… Vũ Hoàng: Xin đề nghị ông giải thích hiện tượng phức tạp này cho rõ ràng hơn vì hình như đấy cũng là chuyện ảnh hưởng tới Việt Nam.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta lấy thí dụ của doanh gia hay nhà nước Trung Quốc hoặc Việt Nam khi tham dự vào trò chơi tài chính này. Người ta có thể vay tiền Mỹ với giá rẻ để đem về kiếm lời ở nhà với lãi suất cao hơn và đinh ninh rằng nhờ triển vọng kinh tế sáng sủa hơn, đồng bạc của họ còn lên giá so với tiền Mỹ cho nên nếu có trả nợ thì cũng trả rẻ hơn. Cái tiêu chuẩn định hướng việc tính toán đó là khoảng sai biệt của phân lời trái phiếu ở hai nơi.

Chúng ta nhớ lại rằng mới đây Việt Nam vừa phát hành trái phiếu để đi vay bằng đô la hầu trả lại các khoản nợ đã vay từ trước, tức là áp dụng kỹ thuật gọi là "đảo nợ". Bây giờ người ta mới chưng hửng khi Mỹ kim chẳng sụt giá mà còn tăng và cái hóa đơn trả nợ sẽ đắt hơn trước.

- Hậu quả đầu tiên là việc vay tiền rẻ rất dễ gây ra lạm phát ở nhà. Thứ nhì là các khoản nợ đã vay bằng tiền Mỹ sẽ đắt hơn và dễ gây khủng hoảng về ngoại hối. Thứ ba, khi nhiều người phải trả nợ bằng đô la Mỹ thì càng cần đến tiền Mỹ làm hối suất Mỹ kim lại càng tăng. Và sau cùng, tổng hợp lại thì các nước đang phát triển tưởng là khôn ngoan kiếm lời nhờ tiền Mỹ rẻ sẽ gặp khó khăn về ngoại thương, nôm na là xuất nhập khẩu sẽ giảm và càng lệ thuộc vào ngoại thương lại càng dễ bị khủng hoảng!

Tổng thống Indonesia nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ đến dự
Thứ Sáu, 17.10.2014 17:55

Thục Minh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZUlhd0gwLU9sclU/view?usp=sharing

… Trong cương lĩnh tranh cử cũng như sau khi đắc cử, ông Joko nhiều lần tuyên bố một trong các ưu tiên của ông là tăng cường bảo vệ vùng biển quốc gia với 17.000 hòn đảo và đường bờ biển dài tổng cộng hơn 95.000 km.
Đặc biệt, vùng biển Natuna đem lại nguồn lợi dầu khí to lớn cho quốc gia này bị “đường lưỡi bò” của Trung Quốc “liếm” vào. Trung Quốc gần đây có những hành động gây quan ngại trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Trước tình hình trên, Indonesia liên tục nâng cấp các căn cứ quân sự trên đảo Riau và bố trí tại đó nhiều chiến đấu cơ và thiết bị quân sự tân tiến “để phủ đầu mọi sự xâm nhập có thể có, nếu biển Đông bất ổn”, Tư lệnh quân đội Indonesia Moeldoko phát biểu.
Nhiều cựu tướng lĩnh và quan chức trong chính quyền Yudhoyono lên tiếng thúc giục tăng cường năng lực quân sự để đưa Indonesia trở thành một cường quốc biển.

Điểm nhấn trong ngày:

Nhật bác tin cho VN vay tiền xây sân bay. 2 tỉ USD cho dự án Long Thành. 18 tỷ đô xây sân bay Long Thành: "Chỉ "chấm phẩy" vào nợ công"


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNUJObFpnOWxKM0k/view?usp=sharing

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Bản Tin Đặc Biệt: Những Vấn Đề Liên Quan Giữa Đài Tiếng Nói VOA và VOV . Tưởng Năng Tiến – Con Ốc, Cái Tăm & Cây Đũa. Vì sao Mỹ cố gắng ngăn chận ngân hàng phát triển mới của Trung Quốc. Điểm nhấn trong ngày- T.S Lê Đăng Doanh: Nợ công của VN tiến rất nhanh. Trung Quốc đặt ASEAN vào "sự đã rồi" Chính quyền HK 'sẵn sàng đối thoại'. Bạo loạn ở Vân Nam, Quý Châu



Bản Tin Đặc Biệt: Những Vấn Đề Liên Quan Giữa Đài Tiếng Nói VOA và VOV

Oct 12, 2014

Bản Tin Đặc Biệt: Những Vấn Đề Liên Quan Giữa Đài Tiếng Nói VOA và VOV
10/10/2014
Võ Thành Nhân
Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân



Chấm dứt thương thảo hợp tác giữa Tiếng Nói Hoa Kỳ và Tiếng Nói Việt Cộng

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzajJFU1pzeV93Q0E/view?usp=sharing


Tưởng Năng Tiến – Con Ốc, Cái Tăm & Cây Đũa

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR1ZXd0dwSmJzTmc/view?usp=sharing

…Việt Báo.VN – số ra ngày 7 tháng 10 năm 2005 – có đăng một một bản tin rất ngắn (và hơi buồn) về ốc:
“Chúng Ta Chưa Tự Làm Ðược Cái Ðinh Vít”
“Mỗi năm kinh phí cho hoạt động NC&PT lên tới 200 triệu USD. Chúng ta cũng đã có trên 1,4 vạn tiến sĩ và 1,6 vạn thạc sĩ. Đây là niềm tự hào bởi con số này cao gấp gần năm lần so với Thái Lan và gần 6 lần so với Malaysia. Nhưng nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì thật đáng buồn … dù có hàng chục luận án tiến sĩ về tôi thép và cơ khí nhưng trong nước vẫn chưa tự làm được con ốc cho xe máy, ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren).”
Mười năm sau, hồi đầu tháng 10 năm nay, Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bất ngờ (và mạnh miệng) tuyên bố: “Chúng ta đã làm được ốc vít.” Thiệt là một thành quả vĩ đại chưa từng thấy.
Cả nước mừng muốn chết luôn! Biến cố lại xẩy ra đúng với dịp lễ mừng 60 năm “Giải Phóng Thủ Đô” nên Đảng và Nhà Nước cho bắn pháo bông ăn mừng quá trời quá đất.
Báo Dân Trí hớn hở loan tin: “Mặc dù 21h đêm nay (10/10), các điểm bắn pháo hoa của Hà Nội mới ‘khai hỏa’, nhưng ngay từ chập tối dòng người đã đổ về những điểm này. Cả biển người chờ đón giây phút hân hoan cùng màn pháo hoa trên bầu trời...”

Vì sao Mỹ cố gắng ngăn chận ngân hàng phát triển mới của Trung Quốc

Zachary Kneck, The Diplomat

http://thediplomat.com/2014/10/why-the-us-is-trying-to-squash-chinas-new-development-bank/


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVE9vNTN1VGZBYXM/view?usp=sharing


… Mỹ đã gây sức ép hậu trường để bác bỏ đề xuất của Trung Quốc cho một Ngân hàng Cơ sở Hạ tầng Khu vực ở châu Á, theo tờ New York Times.
Tờ Diplomat đã đưa tin trước đây, Bắc Kinh đang âm thầm vận động các quốc gia châu Á tham gia vào Ngân hàng Phát triển Khu vực Mới theo đề xuất của mình, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB). Trung Quốc xem AIIB như là cách để làm giảm sự ảnh hưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tới khu vực, trong đó các nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản chiếm lĩnh hàng đầu. Bằng việc đưa ra đề nghị cung cấp phần lớn 50 tỷ USD vốn ban đầu, Bắc Kinh hy vọng các quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á sẽ tham gia vào một ngân hàng mà đây chính là liều thuốc tốt.

Điểm nhấn trong ngày- T.S Lê Đăng Doanh: Nợ công của VN tiến rất nhanh. Trung Quốc đặt ASEAN vào "sự đã rồi" Chính quyền HK 'sẵn sàng đối thoại'Bạo loạn ở Vân Nam, Quý Châu

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzb0ctUEZxYkhUb3c/view?usp=sharing

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Liên minh Việt-Mỹ hay tam giác Trung-Việt-Mỹ?. Nguyễn-Xuân Nghĩa – Trung Quốc là số một. Đừng coi thường tác hại của bùn đỏ. Điểm nhấn trong ngày: Chơi sang như… quan Việt! . ‘Chờ lún’ là ‘bản sắc’ của cầu, đường ở Việt Nam. Lãnh đạo Khmer Krom tường trình đe dọa



Liên minh Việt-Mỹ hay tam giác Trung-Việt-Mỹ?

Trương Minh Vũ & Nguyễn Thành Trung, International Policy Digest

http://www.internationalpolicydigest.org/2014/10/03/u-s-vietnam-alliance-or-u-s-china-vietnam-triangle/


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSDVxbUhaaGJadVU/view?usp=sharing

… Vào tháng Tư năm 2014, hai tàu hải quân Mỹ đã có đợt tập thường niên thứ 5, kéo dài sáu ngày, với hải quân Việt Nam, tượng trưng cho một hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai kẻ thù cũ. Các bài tập cơ sở để xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ví dụ, trong chuyến đi tới Việt Nam cuối tháng mười hai, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo rằng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ nhận được 18 triệu USD viện trợ với năm tàu tuần tra nhanh nâng cao năng lực cảnh sát biển.
Gần đây, đã có nhiều tiếng nói ủng hộ hơn từ các dân biểu Hoa Kỳ cho việc dỡ bỏ lệnh cấm của Mỹ về việc bán vũ khí sát thương cho Hà Nội. Tướng Dempsey cũng nói rằng Lầu Năm Góc có thể bán cho Việt Nam những thiết bị tốt hơn để giám sát hàng hải, bao gồm radar và máy bay giám sát. Khả năng giám sát và bảo vệ hàng hải Việt Nam có thể được tăng cường nhờ mua những hệ thống vũ khí của Mỹ như máy bay trinh sát P-3 Orion. Với khả năng chống tàu ngầm của nó, P-3 Orion là thiết bị đặc biệt quan trọng để phát hiện sớm tàu ngầm ở Biển Đông cũng như phát triển khả năng phòng thủ. Các bước cụ thể là điềm lành cho việc xây dựng một liên minh tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam và Mỹ vẫn có ý định riêng về những mục đích khác. Washington sẽ phải đánh giá tư duy của các nhà lãnh đạo Việt Nam một cách cẩn trọng nếu tiếp tục kỳ vọng lạc quan rằng Hà Nội sẽ hội nhập vào hệ thống liên minh của mình.

Nguyễn-Xuân Nghĩa – Trung Quốc là số một

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcWZIcFFnb1N3RUk/view?usp=sharing

… Tháng Ba vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa ra dự đoán rằng sản lượng kinh tế Trung Quốc có thể vượt Hoa Kỳ để chiếm ngôi vị số một. Đấy là tin tức được loan báo. Qua Tháng Năm, đến lượt Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra dự đoán ấy. Khi đó, ngày 12 Tháng Năm, 2014, cột mục "Kinh tế cũng là Chính trị" này có nêu ra cách diễn giải, qua bài "Sức Mạnh và Sức Mua của Kinh Tế Trung Quốc - Và sức nói láo của giới kinh tế quốc tế", với nội dung trình bày cách đo đếm của các định chế tài chánh quốc tế.

Cách đo đếm ấy là dùng "tỷ giá mãi lực của đồng bạc", hay sức mua đối chiếu của cùng một tờ đô la ở tại Mỹ và ở bên Tầu, thuật ngữ kinh tế gọi là "purchasing power parity", viết tắt là PPP.

Lấy một thí dụ cụ thể cho dễ hiểu là người dân Tầu mà có 100 đô la tại Hoa Lục thì có sức mua cao hơn một người Mỹ có 100 đô la ở bên kia Thái bình dương, vì nếu mua một tô mì hoặc vào tiệm hớt tóc thì chỉ trả có chừng một phần năm cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ này tại Mỹ.

Tuần qua, Quỹ Tiền Tệ IMF lại xác nhận Trung Quốc mới chiếm số một về sản lượng kinh tế. Dù Tổng sản lượng một năm tại Mỹ vẫn hơn Tầu đến 50% thì tổng số sản phẩm và dịch vụ do Trung Quốc sản xuất ra lại vừa cao hơn sản lượng Mỹ khi được điều chỉnh theo tỷ giá mãi lực.

Đừng coi thường tác hại của bùn đỏ


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbnJtUndWbWRZZ0k/view?usp=sharing

… Giáo sư Lê Huy Bá nói đến qui trình và công nghệ mà Việt Nam đang sử dụng cho hoạt động này hiện nay ở Tây Nguyên như sau:
Họ có nói nhưng tất nhiên không được công khai. Họ làm chuyện đã rồi, cứ bưng bít và luôn chứng minh rằng có lợi, vì lỡ rồi mà. Qui trình công nghệ thì lạc hậu. máy móc không tốt, độ an toàn thấp.

Tại phiên họp thứ 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, thứ trưởng Bộ Công thương trình rằng Viện Khoa học- Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công mô hình xử lý bùn đỏ để sản xuất sắt và việc triển khai trên thực tế là từ tháng 6 rồi.
Tuy vậy giáo sư Lê Huy Bá bác bỏ một kế hoạch sản xuất sắt từ bùn đỏ như thế có thể hiệu quả, ông nói:

Có ông lãnh đạo nào đó, hình như ông ( Hoàng Trung Hải) trình một thỏi sắt/thép cho quốc hội. Nói như thế là nói với con nít chứ không thể nói với các nhà khoa học, vì làm một thỏi sắt như thế có thể làm được nhưng chi phí biết bao nhiêu mà kể! Trong bauxite có hai thành phần chính là nhôm và sắt; người ta chế biến alumin thành nhôm, còn sắt người ta có thể thu hồi và làm ra thỏi sắt như người ta đã làm. Thế nhưng khó lắm. Sắt ở đây thuộc dạng Fe2O3, hay là Fe3O4; chúng khó luyện thành sắt nguyên, sắt tốt được. Tuy nhiên trong phòng thí nghiệm thì có thể làm được; còn họ làm để chứng minh như thế chỉ như ‘trò đùa’.

Điểm nhấn trong ngày:

Chơi sang như… quan Việt! . ‘Chờ lún’ là ‘bản sắc’ của cầu, đường ở Việt Nam. Lãnh đạo Khmer Krom tường trình đe dọa


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdTFnaWZ2THdoZ00/view?usp=sharing


Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

TRẦN MINH HIỀN - NOBEL HOÀ BÌNH 2014 CHO TRẺ EM. Hình ảnh đời thường của nữ sinh giành giải Nobel Hòa bình 2014. Nguyễn Thượng Chánh - Virus Ebola Vượt Hàng Rào Chủng Loại. Tại sao chưa chặn được dịch Ebola?. Người y tá tận tuỵ của Dallas, Texas. Về nữ y tá gốc Việt nhiễm Ebola ở Mỹ




The Nobel Peace Prize is one of the five Nobel Prizes created by the Swedish industrialist, inventor, and armaments manufacturer Alfred Nobel, along with the prizes in Chemistry, Physics, Physiology or Medicine, and Literature.



TRẦN MINH HIỀN - NOBEL HOÀ BÌNH 2014 CHO TRẺ EM

orlando ngày 13 tháng 10 năm 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzejhkU01hVzNtU1U/view?usp=sharing

… Tuyên bố trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu tại thư viện Birmingham, em Malala nói: "Phần thưởng này dành cho những trẻ em không có được tiếng nói, mà tiếng nói đó cần được lắng nghe. Tôi nói thay cho họ và vì họ mà đứng lên."

Malala tiếp: "Họ có quyền được có một nền giáo dục có phẩm chất. Họ có quyền không phải đau khổ vì phải làm lao động trẻ con, không phải đau khổ vì nạn buôn bán trẻ em. Họ có quyền sống một cuộc đời hạnh phúc."

Hình ảnh đời thường của nữ sinh giành giải Nobel Hòa bình 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMkhIdDZTRDJQWEE/view?usp=sharing

Cô gái trẻ này từng xuất hiện trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để diễn thuyết cho mục tiêu của cuộc đấu tranh mà cô đang thực hiện, từng được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới.

Sinh năm 1997 ở thung lũng Swat, nơi phiến quân chiếm đóng trong hai năm 2007-2009. Tháng 10/2012, cô gái trẻ này từng bị Taliban bắn trọng thương ở đầu vì đấu tranh đòi quyền cho các bé gái được đi học.

Malala Yousafzai Makes History as Youngest Nobel Peace Prize Recipient
Oct 10, 2014

After learning she had won, the 17-year-old female education activist finished her classes like it was "a normal day."



NguyỄn Thương Chánh - Virus Ebola Vượt Hàng Rào Chủng Loại

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOTZXaVZuX1UtbVk/view?usp=sharing

Từ thuở khai thiên lập địa, thú và người đã có một mối liên hệ rất mật thiết với nhau.

Thú giúp chúng ta trong việc đồng áng cũng như trong việc chuyển vận được dễ dàng. Sữa, trứng và thịt đã nuôi sống con người. Da và len giúp chúng ta có những bộ quần áo để che nắng che sương.

Thú cũng được sử dụng trong lãnh vực y khoa để tìm ra những dược phẩm mới cũng như để sản xuất ra những bộ phận ghép dùng cho con người. Một vài loài súc vật như chó, mèo và ngựa còn được xem như những bạn đồng hành rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

Trong bối cảnh này, một số mầm bệnh từ thú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho chúng ta. Khoa học gọi những bệnh này bằng một cái tên chung là zoonoses.

Có tất cả bao nhiêu zoonoses trên thế giới?

Tại sao chưa chặn được dịch Ebola?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTnIzSWF3RUYwOUU/view?usp=sharing

… Thiếu thốn ở Tây Phi
Hôm 2 tháng 9, sau khi trở về Hoa Kỳ từ chuyến thăm các nước Tây Phi đang bị dịch Ebola hoành hành, bác sĩ Tom Frieden, Giám đốc Cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một bức tranh khá ảm đạm về tình hình phòng chống dịch bệnh và cứu chữa những người nhiễm Ebola. Theo ông dịch bệnh đã lây lan quá nhanh, bất chấp những nỗ lực to lớn từ Mỹ và thế giới.

Điều quan trọng là, bất chấp những nỗ lực to lớn từ phía chính phủ Hoa Kỳ, từ CDC, và từ chính các nước đó, số trường hợp nhiễm bệnh vẫn tiếp tục tăng và bây giờ đang gia tăng nhanh chóng…. Đây là dịch bệnh Ebola đầu tiên mà thế giới từng biết đến.

Ebola: 'Heroic' Nurse 1st to Contract the Virus in US





Người y tá tận tuỵ của Dallas, Texas

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUTJtNzBuazM1bDA/view?usp=sharing

Người con của Giáo xứ Fort Worth

Người nữ y tá bị nhiễm Ebola, Nina Phạm, 26 tuổi, tốt nghiệp đại học Texas Christian University, gọi tắt là TCU,và gia đình có mối liên hệ sâu xa với vùng Fort Worth, Texas. Một người bạn của gia đình cô nói với báo chí hôm thứ hai.
Nina Phạm thường đi lễ ở nhà thờ Đức Mẹ Fatima trên đường East Lancaster ở East Fort Worth. Bạn cô là nhân viên bảo hiểm Tom cũng đi lễ ở nhà thờ này. Lý lịch của Phạm được xác nhận do trường đại học TCU và Trung học Công giáo Nolan, nơi cô từng theo học.
Phạm tốt nghiệp TCU năm 2010, dọn qua Dallas khi nhận công việc y tá cho bệnh viện Cơ đốc Dallas. Ha cho biết giáo xứ Đức Mẹ Fatima đã tổ chức buổi cầu nguyện cho cô hôm chủ nhật 12 tháng 10, 2014.
Về nữ y tá gốc Việt nhiễm Ebola ở Mỹ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS0hyeFNfOGRDMDA/view?usp=sharing

Hiện mới có một trường hợp nhiễm Ebola ở trong nước Mỹ
Quan chức Mỹ cao cấp phụ trách phòng dịch nói có thể có thêm nhân viên y tế ở nước này bị nhiễm virus Ebola.
Ông Tom Frieden, Trung tâm Phòng chống Và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nói các điều tra viên hiện đang thẩm vấn nhân viên bệnh viện từng chăm sóc sức khỏe cho Liberian Thomas Duncan, người qua đời về bệnh này ở Dallas.
Một nữ y tá chăm sóc cho ông Duncan đã bị xác nhận nhiễm Ebola, và được nêu danh là Nina Pham.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, Vụ Khủng Hoảng Hong Kong – Kinh Tế và Văn Hóa . Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế phải làm lại từ đầu. Bệnh Sốt Xuất Huyết Ebola. Điểm nhấn trong ngày



Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, Vụ Khủng Hoảng Hong Kong – Kinh Tế và Văn Hóa


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWjY0M0g1ZmtZNTA/view?usp=sharing

… Vũ Hoàng: Ông có cái lối nhập đề hấp dẫn, nhưng vì sao chuyện Hong Kong biểu tình lại có thể bắt rễ mọc mầm từ việc đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tại khu vực này từ năm 1930?


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nhắc đến việc đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tại Hong Kong vì người cộng sản nói chung có trí nhớ rất kém và bù đắp bằng lý luận hàm hồ nên thường xuyên bị khủng hoảng mà chẳng biết tại sao!

- Đầu tiên, sự hiện hữu của Hong Kong có thể phủ nhận lý luận ngoa ngụy của Lenin về chủ nghĩa đế quốc. Hong Kong vốn là thuộc địa của Đế quốc Anh từ sau năm 1842 mà lại thành đấy trù phú, một trung tâm sinh hoạt tự do, đa nguyên và cởi mở trong 150 năm. Đây cũng là nơi mà các đảng phái "cách mạng" của Tầu và của Ta, từ cuối đời Mãn Thanh đến thời Dân Quốc và Cộng Sản sau này, đều tìm vào để xin tỵ nạn chính trị hoặc để phát triển cơ sở đấu tranh cho vùng Hoa lục hay Việt Nam.

- Đặc điểm của Hong Kong như một thuộc địa Anh là người dân bản xứ tự động xây dựng được "xã hội dân sự", một "civil society" trước khi khái niệm này trở thành thông dụng, và một xã hội dân sự hướng về kinh tế theo quy luật tự do của thị trường. Vì là thuộc địa, dân Hong Kong không được bầu lên lãnh đạo, nhưng có tự do tư tưởng, tự do lập hội để sinh hoạt và giải quyết sinh kế trên nền tảng luật pháp của Đế quốc Anh và nhờ một bộ máy hành chính hữu hiệu.

- Những yếu tố lịch sử đặc biệt ấy khiến Hong Kong là nơi cởi mở về tư tưởng, có mức độ tự do kinh tế số một của thế giới, là chuyện ai cũng nói đến, nhưng thật ra lại còn có một nét văn hóa riêng và trở thành một "bản sắc Hong Kong". Hiện tượng ấy kéo dài 155 năm cho tới khi Hong Kong "hồi quy cố quốc", trở lại là lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1997. Từ đấy, yếu tố văn hóa đụng vào chính trị với biểu hiện là kinh tế!

Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế phải làm lại từ đầu

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdTdneVY3UTQ3NHc/view?usp=sharing


…“Họ vẫn muốn bôi trơn để được vay, bởi vì họ biết vay mà không có khả năng trả.”
Tái cấu trúc nền kinh tế đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, đặc biệt là sau Diễn đàn Kinh Tế Mùa Thu và một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây. Trao đổi với ĐĐK, Luật sư Nguyễn Trần Bạt cho rằng, Đề án tái cơ cấu nền kinh tế là rất hay, nhưng khi đi vào thực tế thì chúng ta mới giật mình.
PV: Thời điểm này đã là quý IV của năm 2014, ông có nhận định gì về nền kinh tế hiện nay, có người nói là đang tươi sáng, có ý kiến ngược lại, ý ông thế nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt:Tôi cũng đã hy vọng là sẽ tươi sáng, nhưng khi nghe một số thông tin về nền kinh tế hiện nay như con số nợ xấu, thì tôi nghĩ tất cả những vấn đề của nền kinh tế Việt Nam khi chúng ta bắt tay vào tái cấu trúc vẫn còn nguyên đấy, chưa có tiến triển trong tái cấu trúc. Thời gian qua, cũng có những bộ ngành rất tích cực triển khai tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước như Bộ Giao thông Vận tải nhưng nhiều ngành khác chưa nhìn thấy những động thái tích cực.
Tái cấu trúc chưa tiến hành được thì chúng ta vẫn ôm nguyên một nền kinh tế như cũ, chưa thể tươi sáng được. Nợ xấu chưa giải quyết được. Bây giờ không thể cứ nói kinh tế tươi sáng một cách hồn nhiên mà khi nhận định phải có sự chứng minh. Tuy nhiên, rất khó để xã hội chấp nhận cách chứng minh khi đưa ra những con số theo kiểu tỉ lệ thất nghiệp là 1,84% chẳng hạn. Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải xem lại định nghĩa thất nghiệp là gì.
Xã hội ta chưa chuyên nghiệp cho nên không có các định nghĩa cơ bản. Nợ xấu cũng có vẻ không được định nghĩa và do đó con số nợ xấu cũng thay đổi hàng ngày, lúc thì công bố thế này, lúc lại đưa ra một con số khác. Đối với một nền kinh tế thì vấn đề thất nghiệp là một trong những phổ quát căn bản để có thể định nghĩa tính lành mạnh của nền kinh tế, thậm chí của xã hội. Con số được đưa ra hiện nay là không đáng tin cậy. Với những con số như vậy, tôi thấy rất khó để đưa ra những nhận định.

Bệnh Sốt Xuất Huyết Ebola


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSmR4THRpd3lLeFE/view?usp=sharing


…“God saved my life”!!
Đó là lời nói đầu tiên của bác sĩ Kent Brantly, 33 tuổi, cư dân của thành phố Forth Worth, Texas, khi rời bệnh viện Emory tại Atlanta ngày 21 tháng 8 năm 2014 sau gần 20 ngày điều trị bệnh Ebola.
Ông và chuyên viên vệ sinh Nancy Writebol là hai người Hoa Kỳ nhiễm bệnh này trong khi tình nguyện chăm sóc người mắc bệnh Ebola tại châu Phi. Cả hai đều làm việc cho tổ chức thiện nguyện Samaritan's Purse được thành lập tại Hoa Kỳ từ năm 1970 để giúp đỡ những người nghèo khó, đau ốm, khốn khổ trên thế giới, theo đúng ý của Thiên Chúa
Vì là công dân Mỹ cho nên tin tức về hai bệnh nhân kể trên đã được báo chí, đài phát thanh và truyền hình liên tục loan tin trong gần 2 tháng nhất là sau khi bác sĩ Brantly được điều trị hết bệnh với một loại thuốc đặc biệt.
Trong khi đó, vào cuối tháng 7 năm 2014, một công chức cao cấp Mỹ gốc Liberia là Patrick Sawyer làm việc tại bộ Tài Chánh Liberia bị nhiễm virus Ebola mà không biết. Trên đường trở về Mỹ để tham dự sinh nhật con gái ở Minnesota, ông phải ghé Lagos, Nigeria để tham dự một hội thảo. Khi bước ra khỏi phi cơ, ông té ngã và được đưa vào bệnh viện để điều trị và đã thiệt mạng vì bệnh.
Kể từ tháng 3, 2014 cho tới 24 tháng 8, 2014 dịch bệnh Ebola tại Tây Phi châu đã gây ra 2615 ca bệnh ở người với 1427 tử vong ở Guinea, Sierra Leone và Liberia.
Các tổ chức y tế trên thế giới kể cả Việt nam đều đặc biệt theo dõi nghiên cứu dịch bệnh và đưa ra những biện pháp phòng ngừa. Riêng CDC Hoa Kỳ đã gửi thêm 50 chuyên viên y tế sang các quốc gia ở Phi châu bị dịch bệnh để giúp kiểm soát bệnh.
Vậy bệnh Ebola là gì mà quan trọng như vậy? Xin cùng tìm hiểu.

Điểm nhấn trong ngày:

Thư viện Hà Nội lấy ảnh trưng bày triển lãm không xin phép tác giả


12/10/2014 17:04 GMT+7

TTO - Nhà nhiếp ảnh Na Sơn yêu cầu thư viện Hà Nội xin lỗi bằng văn bản khi bức ảnh của anh bị thư viện này dùng làm ảnh triển lãm mà không xin phép và chú thích sai.


Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Na Sơn bị thư viện Hà Nội lấy trưng bày không xin phép và chú thích sai - Ảnh: Na Sơn cung cấp

Đó là bức ảnh đôi nam nữ trên chiếc xe đạp, được thư viện Hà Nội trưng bày tại triển lãm kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10-10) với chú thích là: “Hà Nội những năm 60”.
Nhưng theo nhà nhiếp ảnh Na Sơn, chú thích như vậy là hoàn toàn sai. Vì bức ảnh này được anh chụp vào ngày 27-6-2008.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh Na Sơn cho biết: “Nếu BTC xin phép tôi thì họ sẽ biết là ảnh đó mới chụp năm 2008 thôi chứ không phải từ thập niên 60 như họ chú thích. Đó là bức ảnh tôi chụp hai người bạn ở đường dẫn xuống ga Long Biên, Hà Nội. Xe đạp, quần áo của nhân vật trong ảnh là do tôi chuẩn bị, với mong muốn phục dựng lại một hình ảnh Hà Nội xưa”.


Bức ảnh này từng bị một số báo tự ý sử dụng và chú thích sai - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Na Sơn cho biết thêm, sau khi đăng tin này trên Facebook cá nhân, đã có một người tự xưng là thuộc bộ phận tuyển chọn ảnh cho triển lãm ở thư viện Hà Nội đã nhắn tin cho anh nói rằng đó là bức ảnh được BTC lấy từ trên Internet.
Sau khi tìm kiếm cụm từ “Hà Nội những năm 80” thì thấy bức ảnh đó, nhưng không có tên tác giả, nên thư viện Hà Nội đã không chú thích tác giả và chú thích ảnh không chính xác. Đồng thời nói rằng, việc trưng bày ở thư viện không nhằm mục đích thương mại, mở cửa tự do, nên mong nhà nhiếp ảnh Na Sơn thông cảm.
Nhưng anh Na Sơn cho biết, anh không chấp nhận lời xin lỗi như vậy. “Tôi muốn người có trách nhiệm của thư viện Hà Nội và triển lãm ấy phải công khai xin lỗi tôi, và xin lỗi hai nhân vật trong bức ảnh của tôi bằng văn bản.
Họ lấy ảnh trên mạng đem in để triển làm là không tôn trọng bản quyền tác giả. Họ chú thích ảnh sai như thế là lừa dối người xem” - nhà nhiếp ảnh Na Sơn nói.
Chiều ngày 12-10, trao đổi với chúng tôi, nhân viên thuộc bộ phận tuyển chọn ảnh cho triển lãm trưng bày ở thư viện Hà Nội đã xác nhận việc có nhắn cho anh Na Sơn để xin lỗi như trên.


Bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Na Sơn được thư viện Hà Nội trưng bày và chú thích sai - Ảnh: Facebook Na Sơn

Ông Trần Văn Hội, Giám đốc thư viện Hà Nội cho biết, khi biết có ý kiến của nhiếp ảnh Na Sơn trên Facebook, ông đã chỉ đạo không trưng bày bức ảnh đó tại thư viện Hà Nội nữa.
“Đây là sự việc chúng tôi không cố ý mà do người của bộ phận tuyển chọn bức ảnh thấy ảnh đẹp trên Internet thì lấy về trưng bày cho mọi người xem.
Hơn nữa, đây là triển lãm mở cửa tự do cho mọi người cùng xem và không vì mục đích kinh doanh. Nếu tác giả thấy thoải mái thì chúng tôi tiếp tục trưng bày, còn không thoải mái thì chúng tôi bỏ xuống!” - ông Trần Văn Hội nói.
Giải thích về việc chú thích ảnh sai, ông Hội nói rằng, vì thấy ảnh trên Internet chú thích như vậy, mà nhân viên thư viện không kiểm tra kỹ lưỡng, nên mới dẫn đến sai sót.
Ông cũng cho biết, vào ngày 13-10, thư viện Hà Nội sẽ có cuộc tiếp xúc với nhà nhiếp ảnh Na Sơn để giải quyết sự việc này.

VŨ VIẾT TUÂN






Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

DÂN OAN BẮC - TRUNG - NAM BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI 7-8/10/2014 . Vì sao Bắc Kinh sợ hãi và những bài học từ lịch sử



DÂN OAN BẮC - TRUNG - NAM BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI 7-8/10/2014





Why Hong Kong’s ‘Occupy Central’ Movement Has Beijing Very, Very Scared

Hong Kong is one of the most unequal developed economies in the world. Now the mainland government wants to keep a tight grip on the territory’s political system too.

Eli Friedman


http://www.thenation.com/article/181591/why-hong-kongs-occupy-central-movement-has-beijing-very-very-scared










Vì sao Bắc Kinh sợ hãi và những bài học từ lịch sử

Eli Friedman - Jeffrey Wasserstrom - Denise Ho Y

Dịch bởi Sơn Trung

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTGYwU0NFcHZYYjA/view?usp=sharing


Kể từ được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông, thành phố bán tự trị, đã hoạt động theo công thức "một quốc gia, hai chế độ", cho phép một nền dân chủ hạn chế. Tháng 8 vừa qua, chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch giới thiệu ứng cử viên cho cuộc bầu cử năm 2017 ở Hồng Kông, hầu như đảm bảo chỉ có các chính trị gia ủng hộ Bắc Kinh mới có tên trên lá phiếu. Các nhóm sinh viên và những người ủng hộ dân chủ đã xuống đường để phản đối những hạn chế này và yêu cầu vẫn thực hiện hình thức phổ thông đầu phiếu. Hàng chục ngàn người biểu tình đã chiếm đóng khu trung tâm của Hồng Kông, làm cho hoạt động của nhiều khu vực của thành phố đình trệ. Các cuộc biểu tình là một trong những thách thức chính trị lớn nhất đến với Bắc Kinh kể từ vụ đàn áp ở Thiên An Môn năm 1989. Các quan chức Trung Quốc đã lên tiếng đỗ lỗi cho người biểu tình và cảnh báo chống lại bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài. Hồng Kông là một trong những nền kinh tế phát triển bất bình đẳng nhất trên thế giới. Bây giờ chính phủ đại lục muốn nắm chắc hệ thống chính trị của lãnh thổ này.

Các bài viết sau đây của các tác giả Eli Friedman, Jeffrey Wasserstrom và Denise Ho Y đăng trên thenation.com nói tới hai vấn đề: Tại sao Bắc Kinh lo ngại sâu sắc đối với phong trào Chiếm trung tâm và những bài học lịch sử liên quan.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Tưởng Năng Tiến - Đất nước nhìn từ dưới hố. Điểm nhấn trong ngày. Nguyễn-Xuân Nghĩa – Hòn Sỏi Hồng Kông và Đôi Giầy Hoa Kỳ. Phạm Chí Dũng - Vì sao Thống đốc Bình ‘quyết liệt’ giấu nợ xấu?


Tưởng Năng Tiến - Đất nước nhìn từ dưới hố

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWmhDV2FIT3VDTkE/view?usp=sharing

… “Bauxite Tây Nguyên hoàn toàn có thể là điểm khởi đầu cho một sự tan rã, không chỉ ở mức thể chế chính trị mà ở tầm quốc gia – dân tộc.” (La Thành – “Bauxite Tây Nguyên: Phép thử phản xạ tự vê của quốc gia Việt“, 2009)
Giới sĩ phu Bắc Hà (lắm người) có tính rất hài, nghĩa là thích “giễu” – nếu nói theo ngôn ngữ của dân chúng miền Nam. Bữa rồi, có vị vỗ vai tôi bỏ nhỏ: “Đảng Cộng sản Việt Nam như người đi đường không biết dùng bản đồ. Thỉnh thoảng lại sa xuống hố. Lóp ngóp bò lên được thì hô vang thắng lợi. Cứ thế, Ðảng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.”
Thắng lợi kế tiếp, sau khi Đảng lóp ngóp bò được lên khỏi cái hố (bauxite) hiện nay, là chuyện của tương lai – và chắc là “tương lai” hơi xa – nên xin để hạ hồi phân giải. Ngay bây giờ, câu hỏi đang được nhiều người đặt ra là tại sao lại ra đến nông nỗi khốn khổ khốn nạn này?
Theo quí vị trưởng thượng của trang Bauxite Việt Nam thì đây chả qua là “hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo… nên đã… đâm quàng vào bụi.” Những blogger thuộc thế hệ trẻ thì đặt vấn đề một cách quyết liệt và dữ dằn hơn, thấy rõ …

Điểm nhấn trong ngày: Bô xít Tân Rai Lâm Đồng: Bùn đỏ tràn ra đường.

Nguy cơ về hồ chứa bùn đỏ Tân Rai đã được cảnh báo từ tháng trước. Từ chối trình độ cao. Uống bia nhất bảng, làm việc chót bảng - Mỗi tỉnh có hơn 6 nhà máy bia. Hãng tin AP: Qui định quán bia không được nóng quá 30 độ C là phi thực tế. CỘT ĐÈN Ở MỸ


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS2pMaHppRzZqR2c/view?usp=sharing


Nguyễn-Xuân Nghĩa – Hòn Sỏi Hồng Kông và Đôi Giầy Hoa Kỳ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzellWQmFyczJLcTA/view?usp=sharing

… Mùng 10 Tháng 11 này, Tổng thống Barack Obama tới Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình cùng nguyên thủ của 19 quốc gia tại Thượng đỉnh thứ 26 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương (APEC). Từ nay đến đó, trong suốt Tháng 10, cả hai lãnh tụ Mỹ Hoa đều mong là tình hình Hong Kong không suy đồi hơn.

Khác nhau là định nghĩa về chữ "suy đồi".

Trên cao điểm của vụ khủng hoảng, hôm Thứ Tư đầu Tháng 10, Ngoại trưởng Vương Nghị của Bắc Kinh vào Tòa Bạch Cung tại thủ đô Washington gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice. Khi ấy, ông Obama ghé vào nói chuyện và nhấn mạnh đến quyết tâm xây dựng "một quan hệ vững bền và tích cực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc", như Phủ Tổng thống Mỹ thông báo ra ngoài.

Ngoại trưởng Vương Nghị qua Mỹ gặp Ngoại trưởng John Kerry và lãnh đạo Mỹ là để chuẩn bị cuộc hội kiến Mỹ-Hoa nhân Thượng đỉnh APEC. Và chuyện Hong Kong là ưu tiên thấp so với các đề mục mà lãnh tụ hai nước muốn thảo luận.

Hoa Kỳ kêu gọi Bắc Kinh hợp tác để cùng giải quyết các hồ sơ lớn, như nạn nhiệt hóa địa cầu, dịch Ebola, kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm của Iran hay nguy cơ khủng bố toàn cầu, đặc biệt là tổ chức ISIL Chứ nhân quyền không là đề mục thiết yếu của Chính quyền Obama, như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói từ đầu năm 2009 khi thăm viếng Bắc Kinh.

Bắc Kinh thì gọi hồ sơ Hong Kong là chuyện nội bộ thuộc thẩm quyền của Chính quyền Đặc khu Hành chánh, và còn gián tiếp vu cáo để chặn trước sự can thiệp của Hoa Kỳ.

Phạm Chí Dũng - Vì sao Thống đốc Bình ‘quyết liệt’ giấu nợ xấu?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYXdNVnduY3g4bUE/view?usp=sharing

… Lại một lần nữa Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị giới chủ ngân hàng “qua mặt”. Cuộc thao diễn của Thống đốc Nguyễn Văn Bình – người bị tạp chí quốc tế Global Financial liệt vào “một trong 20 Thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất thế giới” – tại phiên chất vấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào ngày cuối quý 3/2014, đã một lần nữa tôn tạo hình ảnh “nghị gật” cho những quan chức dân cử chưa từng biết thực chất nợ xấu là gì.
Những hình nhân nhảy múa
Tất cả vẫn là “thành tích” trong điều hành công tác tín dụng, tăng trưởng tín dụng “vượt bậc”, ổn định thị trường vàng và ngoại hối, tái cơ cấu thành công ngân hàng, và đặc biệt là “không có gì đáng lo về nợ xấu”.
Tuy nhiên, chi tiết có tính “thành tích” đáng bình luận nhất là lần đầu tiên từ khi nhậm chức thống đốc vào tháng 8/2011, ông Nguyễn Văn Bình đã công bố con số 500.000 tỷ đồng nợ xấu cho Quốc hội biết, với “240.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý cho đến nay”.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Hợp tác mới trong quan hệ Việt–Mỹ. Điểm nhấn trong ngày. Foreign Policy - Vấn đề tôn giáo trong cuộc cách mạng của Hồng Kông. Cuộc Chơi Mới Của Alan Phan


Hợp tác mới trong quan hệ Việt–Mỹ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSlRlVDNTQ2FFRnc/view?usp=sharing

… Cải cách trung thực

Căng thẳng gần đây ở Đông Nam Á có thể đã góp phần vào sự thay đổi của Washington, đặc biệt là tranh chấp vụ giàn khoan dầu nước sâu ở Biển Đông hồi tháng Năm vừa qua giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Washington có lẽ cảm nhận rằng đây là thời điểm thuận lợi để khai thác sự rạn nứt giữa Việt Nam và Trung Quốc và tăng tốc chiến lược trục châu Á bằng cách thỏa hiệp và thương thảo với phía Hà Nội.
Các chi tiết cụ thể liên quan đến việc dỡ bỏ lệnh cấm vận hiện vẫn còn mơ hồ và cho đến thời điểm này thì Tổng thống Obama vẫn chưa ký quyết định đó nên việc sửa đổi vẫn có thể xảy ra.

Điểm nhấn trong ngày - Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Hồng Kông : Con gà đẻ trứng vàng mà Trung Quốc chưa thể bỏ qua. Tại Cam Bốt, người ủng hộ Trung Quốc tham gia biểu tình chống Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeWxlZ2ROTFRvMjQ/view?usp=sharing

Foreign Policy - Vấn đề tôn giáo trong cuộc cách mạng của Hồng Kông

http://www.foreignpolicy.com/articles/2014/10/04/hong_kongs_religious_revolutionaries



Christian Caryl, Foreign Policy

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaTFiTFNoYzRxcDA/view?usp=sharing


… Những người Thiên chúa giáo có phải là những kẻ nổi loạn giỏi?

Đó là một trong những điều thú vị nhất mà tôi đã xem về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, một khía cạnh rất ít được quan tâm cho đến nay. Một bài báo trên “Wall Street Journal” chuyên nhìn vào các nền tảng tôn giáo của một số tổ chức chính trong phong trào, qua đó cho thấy nhiều người trong số những người chủ chốt của các phong trào là những người Thiên chúa giáo.
Joshua Wong, lãnh đạo 17 tuổi của nhóm hoạt động đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát động và tổ chức các cuộc biểu tình, là một người theo Tin Lành. Hai trong số ba nhà lãnh đạo của Occupy Central, thuộc nhóm phản đối chính, là những người Thiên chúa giáo. Một giám mục Công giáo trước đây của Hồng Kông là một người ủng hộ đắc lực. Bài báo ghi chú: "Thiên chúa giáo đã trở thành một yếu tố hiển nhiên qua các cuộc biểu tình, ngoài ra còn có các nhóm cầu nguyện, Hội Thập Giá, và nhóm những người biểu tình đọc Kinh Thánh trên đường phố".
Việc này không đáng bất ngờ. Theo phóng viên Tạp chí, tại Hồng Kông, nhà thờ "được nhúng sâu vào cơ cấu của xã hội của Hồng Kông" - trái ngược với Trung Hoa đại lục, nơi mà Đảng Cộng sản vẫn xem những người Thiên chúa giáo là đối thủ cho lòng trung thành tuyệt đối.

Cuộc Chơi Mới Của Alan Phan

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRGl4QmFGZHlPcEk/view?usp=sharing

.. PV: Như vậy, với một doanh nhân trẻ muốn khởi nghiệp ở Việt Nam, họ phải làm gì?

Alan Phan: Thực ra, người trẻ của chúng ta cũng rất nhậy bén trong việc nắm bắt cơ hội. Gần đây, khi doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn, giới trẻ mới ra trường ào ạt nộp đơn thi vào làm công chức. Tôi đọc đâu đó là Sở Thuế có 1700 chỗ làm mà có đến ba chục ngàn người dự thi. Với đà này, tôi nghĩ sẽ có đến 10 triệu công chức và quân đội cho 100 triệu người Việt: một tỷ lệ ăn không ngồi..làm “hành chính“ cao nhất thế giới. Hiện nay, các bạn nước ngoài hay gọi Việt Nam là “kinh tế vỉa hè”; trong tương lai, nó sẽ thành “kinh tế đầy tớ”. Cũng ổn thôi vì nếu 50% dân Việt làm công chức và 50% còn lại là gia đình họ thì lúc đó không còn ai “hành chính” ai nữa.

PV: Lúc đó, lấy đâu ra thuế hay phí để nuôi cán bộ?

Alan Phan: Chúng ta nên theo gương Bắc Triều Tiên, nếu bọn giẫy chết không viện trợ đủ lúa gạo hay bơ sữa, ta sẽ cho nổ vài quả bom hay tên lửa cho vui.

PV: Có thể còn lâu lắm ông mới về lại Việt Nam. Lời nói để chia tay?

Alan Phan: Tôi luôn quan niệm là “never say goodbye”. 8 năm qua, tôi đã thao thức chờ trời sáng để bắt tay vào việc. Nhưng đợi mãi không được, nên bây giờ quay về Mỹ “ngủ tiếp”. Biết đâu vừa về thì mặt trời lại ra khỏi đám mây và rọi sáng vạn vật. Dù sao, đây vẫn là quê hương.
Tuy nhiên, không nên kỳ vọng quá nhiều để gây ra những thất vọng vô ích. Tôi tin là các bạn trẻ của tôi vẫn tiếp tục hàng ngày, làm những việc phải làm, để “tăng giá trị” cho bản thân và cộng đồng. Trời phải bình minh vì đây là quy luật của vũ trụ. Cơn bão dài sẽ qua và những ngày mới sẽ bắt đầu. Tôi tin như vậy.
Tôi chúc mọi người ở lại được bình an và may mắn. Xin Ơn Trên phù hộ cho các bạn.





Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Đinh Hoàng Thắng - Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ. Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam? . Tự hào Việt Nam: kết quả lấy ý kiến . The Fall Of Saigon - Xin giới thiệu bộ phim "The Fall of Saigon" của đạo diễn Rory Kennedy


Đinh Hoàng Thắng - Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng Gửi cho BBC từ Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ2Zmb3ktN2U3Y0U/view?usp=sharing

… Quốc gia đang bị xếp vào loại kém phát triển như Việt Nam, chưa hẳn đã là hay khi thường xuyên phải xuất hiện trên các trang nhất báo chí và truyền thông quốc tế. Đặc biệt là xuất hiện trong tương quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai nước lớn được cho là sẽ quyết định vận mệnh tương lai của khu vực và thế giới trong thế kỷ 21.
Dù sao mặc lòng, sau 40 năm cấm vận, tin Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí để giúp Việt Nam bảo vệ biển đảo, vẫn đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ hai nước. Quyết định lịch sử này đã được Ngoại trưởng John Kerry thông báo với đồng nhiệm Phạm Bình Minh trong những ngày đầu tháng Mười vừa qua tại Washington DC. Nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ bán máy bay tuần tra trên biển loại P3 Orion từng được quân đội nước này sử dụng.
Cân bằng địa-chính trị
Tuy nhiên, P3 chưa hẳn là vũ khí vạn năng. Vấn đề mấu chốt hơn là đừng để sau khi mua máy bay do thám về, thần Kim Quy lại tái hiện và kêu lên rằng, giặc đang ở sau lưng nhà vua đấy! Bởi lẽ giữa ngoại xâm và nội xâm, hai thách thức ấy đều gay gắt như nhau. Tham nhũng, mất dân chủ, đời sống văn hóa-giáo dục-kinh tế xuống cấp… những đe dọa này ai dám nói ít nguy hiểm hơn các hành động ngang ngược và hiểm hóc của Trung Quốc trên biển đảo hiện nay? Quốc dân đồng bào trong, ngoài nước ngày càng bức xúc trước việc Bắc Kinh mở rộng đảo Gạc Ma lên 100 ngàn m2. Cùng với cái gọi là “khai hoang” các bãi đá Chữ Thập, Tư Nghĩa, Châu Viên, Gaven và Subi (thuộc quần đảo Trường Sa), Trung Quốc đã làm biến dạng các thực thể địa lý đáng ra là những đảo tiền tiêu của Việt Nam trên Biển Đông thành dãy hành lang trổ ra đại dương, tựa như một cụm các hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm của họ.

Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUm4wdFZkVW42NlE/view?usp=sharing

… Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói "tôi không tự hào là người Việt" thì chắc chắn sẽ bị "ném đá" như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề là "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao (1). Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do gì để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lí do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một "devil advocate" về đề tài này.

Tự hào Việt Nam: kết quả lấy ý kiến

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzODE3VHFKZmw0QTQ/view?usp=sharing

… Xin giới thiệu cùng các bạn một báo cáo về cuộc lấy ý kiến về "Tự hào Việt Nam" do một em sinh viên thực hiện trên mạng. Sau 3 ngày khảo sát, em ấy đã có kết quả và báo cáo dưới đây. Tôi nghĩ tinh thần "nói là làm" của em ấy đáng hoan nghênh. Dù phương pháp lấy ý kiến, nhất là bộ câu hỏi, còn một số vấn đề cần bàn thêm, nhưng với qui mô của một cuộc "khảo sát bỏ túi" (báo chí vẫn hay làm) thì kết quả vẫn cho chúng ta vài nét chấm phá về niềm tự hào (hay không tự hào) Việt Nam. Em này tự giới thiệu là một sinh viên tên NVL, em ấy sợ chính quyền làm khó đến nổi không công bố tên. Ngay cả email em ấy liên lạc tôi em nói cũng chỉ là tạm thời! Thật là tội nghiệp! Một thiết chế xã hội như thế nào mà làm cho một em sinh viên bình thường phải sợ sệt như thế. Tự cái sợ của em ấy đã khó làm cho chúng ta tự hào Việt Nam.

The Fall Of Saigon

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzODZ6VnFnZVQwamM/view?usp=sharing

Xin giới thiệu bộ phim "The Fall of Saigon" của đạo diễn Rory Kennedy hiện đang được trình chiếu ở Mỹ trong tháng này (9/14).
Phim tài liệu 'Last Days in Vietnam'

Rory Kennedy, cháu gọi tổng thống John F. Kennedy bằng bác, làm phim tài liệu "Last Days in Vietnam (Những ngày cuối cùng)" như một lời tạ lỗi đến miền Nam Việt Nam

Sep 25, 2014

Phim tài liệu 'Last Days in Vietnam'

Hoài Vũ, phóng viên RFA



The Fall Of Saigon (Part 1)


The Fall Of Saigon (Part 2)


The Fall Of Saigon (Part 3)


The Fall Of Saigon (Part 4)


The Fall Of Saigon (Part 5)


The Fall Of Saigon (Part 6)


The Fall Of Saigon (Part 7)


The Fall Of Saigon (Part 8)






Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Tưởng Năng Tiến – Một Tỉ Người Tầu TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng.

Tưởng Năng Tiến – Một Tỉ Người Tầu

TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng.


Lê Phú Khải [1]

Gần hai năm trước, tôi có một bài báo ngắn được phổ biến trên trang Đàn Chim Việt [2]. Mãi đến cuối tháng rồi, vẫn còn có đôi vị “độc giả” gửi lời bình luận. Xin đơn cử một:

47 Phản hồi cho “Nghĩa muội Tạ Phong Tần”

1. Ông Nội - says:

20/09/2014at 15:12 [2]

Nơi đây – Có được mấy con vện vàng 3 khoang , sủa theo bồi bút Tàu gian họ Tưởng này ?

Đây là lần gần nhất, chứ không phải là duy nhất – kể từ khi ông Hồ Quang Lợi [3], Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội, tổ chức nhóm chuyên gia đấu tranh tham gia bút chiến trên internet – tôi bị qúi vị “chuyên gia đấu tranh” buộc tội là ... “Tàu gian!”

Sự cáo buộc này, nói nào ngay, không hoàn toàn vô cớ vì tôi nói được tiếng Hoa. Chỉ tiếc là vốn liếng Hoa Ngữ của tôi vô cùng giới hạn, vỏn vẹn chỉ có mỗi một câu thôi: “Bỉ ngộ dách mánh mìn báo.”

Đó cũng là câu ngoại ngữ đầu đời tôi học được từ một phụ nữ Trung Hoa. Có hôm, bà rụt rè đến xin mẹ tôi cho được để nhờ trước cửa nhà một cái thúng bán bánh mì vào buổi sáng.
Bên trong cái thúng này là một lò than be bé, với xoong xí mại đặt bên trên, cùng với vài chục ổ bánh mì nho nhỏ. Bánh mì xí mại giá̀ hai đồng. Một đồng chỉ có bánh mì không rưới thêm nước thịt, kèm mấy cọng dưa chua làm bằng củ cải trắng và cà rốt đỏ au.
Bà cụ không rách rưới nhưng trông rất lôi thôi và tàn tạ: bộ quần áo xẩm lùi xùi, cái nón cói cong vành (hẳn là phải mang từ cố quốc) bao quanh một khuôn mặt già nua, buồn bã và cam chịu.


Ảnh: flickr.com [3]

Dù mỗi sáng tôi chỉ mua một đồng bánh mì thôi (dách mánh mìn báo) nhưng luôn luôn được bà ưu ái cho (thêm) một viên xí mại, kèm theo một nụ cười hiền ... miễn phí.
Thế là mỗi sáng tôi có dư ra được một đồng. Đồng bạc còn lại, tôi mang “nộp” ngay cho bà cai trường – người có một mẹt hàng khiến cho tất cả những đứa trẻ con (con nhà nghèo) như tôi đều phải thèm thuồng: me ngào, cóc và xoài xanh ngâm nước đường, mức dừa, kẹo cau, đậu phụng, bánh qui, quả mác mác, quả sim hay say chín ...
Tôi suýt chết cái tên là “Tiến bánh mì xí mại” thì bà cụ đột ngột qua đời. Từ đó, thỉnh thoảng, trong xóm vẫn còn có tiếng rao (“loong sữa pò, de chai, pao pán hông”) của cụ ông nhưng nghe yếu hẳn ớt và buồn bã hơn nhiều.
Hình ảnh những người khách trú trong trí tưởng ấu thời (xa xôi) của tôi, xem ra, hoàn toàn khác xa với của qúi vị “thương lái [4]” Trung Quốc ngày nay – ở Việt Nam:

Từ việc mua đuôi trâu, móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc sẵn sàng thu mua phế liệu, đỉa, cá cơm với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc...
Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao "trên trời", đẩy từng đoàn "đồng tặc" lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia. Sau đó là thu mua cáp quang phế liệu với mức giá trên trời.
Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì dân chúng mới "ngã ngửa" ra mục đích sâu xa của chúng là phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam…
Tôi chưa bao giờ có dịp gặp gỡ những vị “thươnglái TQ” có ý đồ “thâm độc” và “phá hoại” như thế nhưng lại có dịp tiếp xúc (qua sách vở) với nhiều người Tầu khác: Lão Tử, Khổng Tử, Lý Bạch, Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên, Kim Thánh Thán, Lỗ Tấn, Ba Kim, Kim Dung, Lâm Ngữ Đường, Mặc Ngôn, Trương Hiền Lượng, Lưu Hiểu Ba, Dương Kế Thằng...
Tam Giáo (Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo) ở Việt Nam có đồng quy hay không là điều mà tôi hoàn toàn không “bảo đảm,”và cũng không dám lạm bàn nhưng tôi biết chắc chắn là cá nhân mình – đôi lúc – có hơi bị quân tử Tầu (chút xíu) là do ảnh hưởng của Khổng Phu Tử và ... Kim Dung!
Cũng không ít lúc tôi trở nên ... “thoát tục” (và văng tục: “Đ...má, tao đéo care cái con cặc gì ráo trọi”). Thái độ sống “vô vi” này, không chừng, tôi bị lây từ Lão Tử. Chắc là thằng chả chớ còn ai vô đây nữa?
Bởi vậy, thỉnh thoảng, quí vị dư luận viên vẫn gọi tôi là “Tầu Tưởng” (tưởng) cũng không trật chi nhiều – dù tôi chưa đến Trung Hoa bao giờ và vẫn ao ước có dịp được sống ở đất nước này (vài ngày) cho biết.
May mắn sao, tháng rồi, tôi vớ được cuốn Đèn Cù [5] của ông Trần Đĩnh. Tác giả có cơ hội đi “du học” ở tuốt bênTầu, nhiều năm, và chuyện ông kể về dân tộc này cứ khiến tôi cứ suy nghĩ mãi:
Bữa ấy tôi đang đọc báo chữ to gần Da Xan Ting - Đại thiện đình (Nhà ăn lớn). Một sinh viên Trung Quốc đến bên tôi. Trắng, đẹp, kính trắng, mắt hiền.
- Xin lỗi, anh là lưu học sinh Việt Nam?
- Vâng, còn anh ala Thượng Hải? (ala tiếng Thượng Hải là chúng ta, chúng tôi).
- Tôi là… (anh nói tên nhưng tôi không nhớ), muốn nói chuyện một ít với anh, có được không?
Anh nhờ tôi chuyển cho sứ quán Việt Nam một thư đề nghị BắcViệt Nam hãy tôn trọng hiệp định Genève, đình chỉ đưa quân và vũ khí vào trong Nam cũng như rút lực lượng đã phi pháp cài lại từ 1954.
- Làm gì có chuyện ấy nhỉ?
Hoàn toàn bị xúc phạm, tôi vừa ngớ ra ngạc nhiên vừa khó chịu. Anh đốt đảng anh thôi chứ lại định đốt cả đảng tôi nữa ư?
- Có, đài nước ngoài thường xuyên lên án, tố cáo Bắc Việt Nam.
- Sao anh tin những thứ ấy?
- Đọc các đại tự báo đây anh có tin không?
Tôi quay đi và nói:
- Tôi không chuyển thư anh được vì bận và vì ý kiến của anh thiếu cơ sở.
Nhưng từ hôm ấy, tôi bỗng cứ lởn vởn nghĩ ta có vi phạm hiệp định Genève thật không? Chả lẽ ta chính nghĩa lại bội ước? Chả lẽ bản chất ta hoà bình lại thích chiến tranh?
Lúc ấy thật tình tôi không biết đảng có phương án kế hoạch cài cán bộ và quân lính ở lại miền Nam cũng như tiến hành nghiên cứu ngay từ đầu hình thế bờ biển để sau này lập “đội thuyền không số” có cơ sở ở huyện Thuỷ Nguyên. v.v…
Tuần sau tình cờ tôi gặp anh “Thượng Hải” ở gần Đại lễ đường. Anh đi với một cô gái trăm phần trăm Shang hai gu niang, Thượng Hải cô nương. Cô gái nhìn tôi như có ý hỏi anh bạn đi bên: “Cha từ chối đưa thư đấy phải không?”
Không nghe thấy nhưng tôi cáu - đinh ninh cô gái nói nei jia huo, thằng cha kia. Cùng lúc thấy cô gái rất đẹp. Picasso có lẽ lấy mẫu kiểu tóc đuôi ngựa ở cô gái thanh tú này.
Chẳng hiểu sao tôi rẽ ngoắt luôn. Tức. Không, có cả ghen vớ ghen vẩn.
Khi chống phái hữu, nhiều giáo sư, sinh viên bị đưa đi, tôi có ý tìm anh “Thượng Hải”. Không thấy nữa. Nghĩ cô gái Thượng Hải nếu không xuống nông thôn lao động cải tạo - để bị người ta cưỡng hiếp, chửa hoang và treo cổ chết - thì chắc phải bỏ học và bỏ cái đuôi ngựa “văn hoá đồi truỵ phương Tây”, tôi bỗng bồn chồn cùng ân hận lạ lùng.
Tôi chưa hiểu với tôi những ông thày sống động đầu tiên chỉra con đường và cách thức đấu tranh cho dân chủ chính là làn sóng “phái hữu” trong đó có anh sinh viên cùng cô bạn gái xinh đẹp của anh. Sau này trong gian nan phải chịu đựng tôi mới nhận ra hình ảnh của họ càng đậm nét trong tôi.
Nhưng tại sao anh sinh viên đeo kính trắng lại chọn tôi để nhờ chuyển thư phản đối ta “phạm pháp” đưa súng ống, binh lính vào Nam? Anh đọc thấy gì ở trên mặt tôi. Một hừng sáng nào đó ư? Một kiểu Nàng Kiều với Đạm Tiên ngày Thanh Minh.
Tôi còn một bạn học, người Nam Kinh. Lúc “phái hữu” lên tiếng, anh từng bảo tôi:
- Chắc cậu cũng biết truyện “cô gái quàng khăn đỏ?” Chúng ta đấy. Cũng quàng khăn đỏ cả mà. Hỏi bà ơi, tại sao tai bà to thế? Bà nói: Để bà nghe thấu bọn phản động chúng nó thì thào. Thế sao mắt bà sáng thế? À, sáng mới thấy được chỗ chúng nó ẩn nấp. Còn răng? Sao răng bà to thế? Răng bà to để ăn thịt những đứa khoẻ thắc mắc về bà… như cháu. Ăn luôn.

Tôi hỏi anh:
- Người Trung Quốc nghĩ như cậu có nhiều không?
- Zen ma shuo ya? Nói sao nhỉ? Một nửa đi. Nhưng nửa kia có loa ở mồm và có súng trên tay. (Trần Đĩnh. Đèn Cù [5], Westminster, CA: Người Việt, 2014).


Thiên An Môn 1989.Ảnh: wikipedia [6]

Đó là “một nửa nước Trung Hoa” khi mới rơi vào tay đám cộng sản Tầu. Cho tới khi xẩy ra biến cố Thiên An Môn thì tôi tin rằng không phải là một nửa mà có đến ba phần tư dân số nước này đã trở nên“phản động.”
Đến sáng nay, 30 tháng 9 năm 2014, South China Morning Post [7] đi tin:
“Hàng chục ngàn người đang chiếm lĩnh đường phố,đòi hỏi Bắc Kinh phải cải cách dân chủ.” Bây giờ thì tôi tin rằngbốn phần năm người Tầu cũng đang muốn thoát Trung (cộng) y như tuyệtđại đa số dân Việt hiện nay.


Hồng Kông 2014. Ảnh: Dickson Lee. Nguồn: SouthChina Morning Post [7]

Nói cách khác là dân Việt có một tỉ người Tầu đồng cảnh (và đồng minh) nhưng dường như không mấy ai để ý đến điều này – trừ nhà báo Lê Phú Khải [1]. Hôm 26 tháng 5 năm 2014 vừa qua, ông nói chắc (như bắp) thế này đây:

Bắc Kinh sợ nhất cái gì? … Sợ nhất Việt Nam dân chủ. Vì, Bắc Kinh giống hệt Hà Nội: Đang ngồi trên kho thuốc nổ.

Chế độ đảng trị độc tài ở Trung Quốc đã tạo ra những mâu thuẩn đối kháng trong lòng nó và không có cách nào hoá giải được. ...

Một Việt Nam cải cách chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền lúc này là tiếng sét ngang tai đối với độc tài đảng trị ở TQ. Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng triệu trái tim TQ bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay.

Chữ “triệu” trong đoạn văn thượng dẫn được cho in đậm vì tôi tin rằng ông Lê Phú Khải viết lộn nên xin phép được viết lại: “Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng tỉ trái tim TQ bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay.”

Chúng ta nên ứng xử khôn ngoan hơn với một tỉ người Tầu đang sống kề bên.

[1]. http://boxitvn.blogspot.dk/2014/05/bac-kinh-so-nhat-cai-gi.html
[2]. http://www.danchimviet.info/archives/66935/nghia-mu%E1%BB%99i-t%E1%BA%A1-phong-t%E1%BA%A7n/2012/10/comment-page-3#comment-166210
[3]. https://www.flickr.com/photos/jobarracuda/3751779742/
[4]. http://phunutoday.vn/doi-song/thuong-lai-tau-lai-xui-dan-chat-trom-duoi-trau-20957.html
[5]. http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvntnvn4n3n31n343tq83a3q3m3237nvn
[6]. http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_Thi%C3%AAn_An_M%C3%B4n
[7]. http://www.scmp.com/news/hong-kong/article/1604030/live-report-tens-thousands-occupy-hong-kongs-streets-second-night

Oct 3, 2014

Các lãnh đạo phe biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong hôm qua thề sẽ không nói chuyện với chính phủ trừ khi những vụ tấn công có tổ chức nhắm vào người biểu tình được chấm dứt. http://www.rfa.org/vietnamese



Bản tin video sáng 04-10-2014

Bản tin chi tiết của Đài Á Châu Tự Do sáng 04-10-2014. http://www.rfa.org/vietnamese



Oct 3, 2014

Đây là một người mà đoàn biểu tình tình nghi là một trong những kẻ đã cố tình len lỏi vào đám đông để gây ra bạo động. Các các bạn trẻ đã phản ứng đó là dơ tay lên và hô lớn PEACE! PEACE! (Hãy giữ ôn hòa) để khuyến khích mọi người không vì tức giận mà có những hành động không hay.

Để xem trọn các chương trình của SBTN, xin hãy liên lạc với DirectTV hoặc các hãng cable địa phương của quý vị.
To watch the full programs of SBTN, please contact Direct TV or your local cable providers.



Oct 3, 2014
Phái đoàn SBTN đã được hội ngộ cùng anh Đỗ Dzũng tại khu vực biểu tình ở Hồng Kông và được a chia sẻ về tình hình cuộc biểu tình trong những ngày vừa qua. Mời quý vị xem bài phóng sự trên đây

Để xem trọn các chương trình của SBTN, xin hãy liên lạc với DirectTV hoặc các hãng cable địa phương của quý vị.

To watch the full programs of SBTN, please contact Direct TV or your local cable providers.



Tìm Hiểu Về Cuộc Biểu Tình Của Thanh Niên Sinh Viên Hồng Kông Đòi Tự Do Dân Chủ