Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, Vụ Khủng Hoảng Hong Kong – Kinh Tế và Văn Hóa . Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế phải làm lại từ đầu. Bệnh Sốt Xuất Huyết Ebola. Điểm nhấn trong ngày



Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, Vụ Khủng Hoảng Hong Kong – Kinh Tế và Văn Hóa


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWjY0M0g1ZmtZNTA/view?usp=sharing

… Vũ Hoàng: Ông có cái lối nhập đề hấp dẫn, nhưng vì sao chuyện Hong Kong biểu tình lại có thể bắt rễ mọc mầm từ việc đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tại khu vực này từ năm 1930?


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nhắc đến việc đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tại Hong Kong vì người cộng sản nói chung có trí nhớ rất kém và bù đắp bằng lý luận hàm hồ nên thường xuyên bị khủng hoảng mà chẳng biết tại sao!

- Đầu tiên, sự hiện hữu của Hong Kong có thể phủ nhận lý luận ngoa ngụy của Lenin về chủ nghĩa đế quốc. Hong Kong vốn là thuộc địa của Đế quốc Anh từ sau năm 1842 mà lại thành đấy trù phú, một trung tâm sinh hoạt tự do, đa nguyên và cởi mở trong 150 năm. Đây cũng là nơi mà các đảng phái "cách mạng" của Tầu và của Ta, từ cuối đời Mãn Thanh đến thời Dân Quốc và Cộng Sản sau này, đều tìm vào để xin tỵ nạn chính trị hoặc để phát triển cơ sở đấu tranh cho vùng Hoa lục hay Việt Nam.

- Đặc điểm của Hong Kong như một thuộc địa Anh là người dân bản xứ tự động xây dựng được "xã hội dân sự", một "civil society" trước khi khái niệm này trở thành thông dụng, và một xã hội dân sự hướng về kinh tế theo quy luật tự do của thị trường. Vì là thuộc địa, dân Hong Kong không được bầu lên lãnh đạo, nhưng có tự do tư tưởng, tự do lập hội để sinh hoạt và giải quyết sinh kế trên nền tảng luật pháp của Đế quốc Anh và nhờ một bộ máy hành chính hữu hiệu.

- Những yếu tố lịch sử đặc biệt ấy khiến Hong Kong là nơi cởi mở về tư tưởng, có mức độ tự do kinh tế số một của thế giới, là chuyện ai cũng nói đến, nhưng thật ra lại còn có một nét văn hóa riêng và trở thành một "bản sắc Hong Kong". Hiện tượng ấy kéo dài 155 năm cho tới khi Hong Kong "hồi quy cố quốc", trở lại là lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1997. Từ đấy, yếu tố văn hóa đụng vào chính trị với biểu hiện là kinh tế!

Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế phải làm lại từ đầu

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdTdneVY3UTQ3NHc/view?usp=sharing


…“Họ vẫn muốn bôi trơn để được vay, bởi vì họ biết vay mà không có khả năng trả.”
Tái cấu trúc nền kinh tế đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, đặc biệt là sau Diễn đàn Kinh Tế Mùa Thu và một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây. Trao đổi với ĐĐK, Luật sư Nguyễn Trần Bạt cho rằng, Đề án tái cơ cấu nền kinh tế là rất hay, nhưng khi đi vào thực tế thì chúng ta mới giật mình.
PV: Thời điểm này đã là quý IV của năm 2014, ông có nhận định gì về nền kinh tế hiện nay, có người nói là đang tươi sáng, có ý kiến ngược lại, ý ông thế nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt:Tôi cũng đã hy vọng là sẽ tươi sáng, nhưng khi nghe một số thông tin về nền kinh tế hiện nay như con số nợ xấu, thì tôi nghĩ tất cả những vấn đề của nền kinh tế Việt Nam khi chúng ta bắt tay vào tái cấu trúc vẫn còn nguyên đấy, chưa có tiến triển trong tái cấu trúc. Thời gian qua, cũng có những bộ ngành rất tích cực triển khai tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước như Bộ Giao thông Vận tải nhưng nhiều ngành khác chưa nhìn thấy những động thái tích cực.
Tái cấu trúc chưa tiến hành được thì chúng ta vẫn ôm nguyên một nền kinh tế như cũ, chưa thể tươi sáng được. Nợ xấu chưa giải quyết được. Bây giờ không thể cứ nói kinh tế tươi sáng một cách hồn nhiên mà khi nhận định phải có sự chứng minh. Tuy nhiên, rất khó để xã hội chấp nhận cách chứng minh khi đưa ra những con số theo kiểu tỉ lệ thất nghiệp là 1,84% chẳng hạn. Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải xem lại định nghĩa thất nghiệp là gì.
Xã hội ta chưa chuyên nghiệp cho nên không có các định nghĩa cơ bản. Nợ xấu cũng có vẻ không được định nghĩa và do đó con số nợ xấu cũng thay đổi hàng ngày, lúc thì công bố thế này, lúc lại đưa ra một con số khác. Đối với một nền kinh tế thì vấn đề thất nghiệp là một trong những phổ quát căn bản để có thể định nghĩa tính lành mạnh của nền kinh tế, thậm chí của xã hội. Con số được đưa ra hiện nay là không đáng tin cậy. Với những con số như vậy, tôi thấy rất khó để đưa ra những nhận định.

Bệnh Sốt Xuất Huyết Ebola


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSmR4THRpd3lLeFE/view?usp=sharing


…“God saved my life”!!
Đó là lời nói đầu tiên của bác sĩ Kent Brantly, 33 tuổi, cư dân của thành phố Forth Worth, Texas, khi rời bệnh viện Emory tại Atlanta ngày 21 tháng 8 năm 2014 sau gần 20 ngày điều trị bệnh Ebola.
Ông và chuyên viên vệ sinh Nancy Writebol là hai người Hoa Kỳ nhiễm bệnh này trong khi tình nguyện chăm sóc người mắc bệnh Ebola tại châu Phi. Cả hai đều làm việc cho tổ chức thiện nguyện Samaritan's Purse được thành lập tại Hoa Kỳ từ năm 1970 để giúp đỡ những người nghèo khó, đau ốm, khốn khổ trên thế giới, theo đúng ý của Thiên Chúa
Vì là công dân Mỹ cho nên tin tức về hai bệnh nhân kể trên đã được báo chí, đài phát thanh và truyền hình liên tục loan tin trong gần 2 tháng nhất là sau khi bác sĩ Brantly được điều trị hết bệnh với một loại thuốc đặc biệt.
Trong khi đó, vào cuối tháng 7 năm 2014, một công chức cao cấp Mỹ gốc Liberia là Patrick Sawyer làm việc tại bộ Tài Chánh Liberia bị nhiễm virus Ebola mà không biết. Trên đường trở về Mỹ để tham dự sinh nhật con gái ở Minnesota, ông phải ghé Lagos, Nigeria để tham dự một hội thảo. Khi bước ra khỏi phi cơ, ông té ngã và được đưa vào bệnh viện để điều trị và đã thiệt mạng vì bệnh.
Kể từ tháng 3, 2014 cho tới 24 tháng 8, 2014 dịch bệnh Ebola tại Tây Phi châu đã gây ra 2615 ca bệnh ở người với 1427 tử vong ở Guinea, Sierra Leone và Liberia.
Các tổ chức y tế trên thế giới kể cả Việt nam đều đặc biệt theo dõi nghiên cứu dịch bệnh và đưa ra những biện pháp phòng ngừa. Riêng CDC Hoa Kỳ đã gửi thêm 50 chuyên viên y tế sang các quốc gia ở Phi châu bị dịch bệnh để giúp kiểm soát bệnh.
Vậy bệnh Ebola là gì mà quan trọng như vậy? Xin cùng tìm hiểu.

Điểm nhấn trong ngày:

Thư viện Hà Nội lấy ảnh trưng bày triển lãm không xin phép tác giả


12/10/2014 17:04 GMT+7

TTO - Nhà nhiếp ảnh Na Sơn yêu cầu thư viện Hà Nội xin lỗi bằng văn bản khi bức ảnh của anh bị thư viện này dùng làm ảnh triển lãm mà không xin phép và chú thích sai.


Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Na Sơn bị thư viện Hà Nội lấy trưng bày không xin phép và chú thích sai - Ảnh: Na Sơn cung cấp

Đó là bức ảnh đôi nam nữ trên chiếc xe đạp, được thư viện Hà Nội trưng bày tại triển lãm kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10-10) với chú thích là: “Hà Nội những năm 60”.
Nhưng theo nhà nhiếp ảnh Na Sơn, chú thích như vậy là hoàn toàn sai. Vì bức ảnh này được anh chụp vào ngày 27-6-2008.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh Na Sơn cho biết: “Nếu BTC xin phép tôi thì họ sẽ biết là ảnh đó mới chụp năm 2008 thôi chứ không phải từ thập niên 60 như họ chú thích. Đó là bức ảnh tôi chụp hai người bạn ở đường dẫn xuống ga Long Biên, Hà Nội. Xe đạp, quần áo của nhân vật trong ảnh là do tôi chuẩn bị, với mong muốn phục dựng lại một hình ảnh Hà Nội xưa”.


Bức ảnh này từng bị một số báo tự ý sử dụng và chú thích sai - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Na Sơn cho biết thêm, sau khi đăng tin này trên Facebook cá nhân, đã có một người tự xưng là thuộc bộ phận tuyển chọn ảnh cho triển lãm ở thư viện Hà Nội đã nhắn tin cho anh nói rằng đó là bức ảnh được BTC lấy từ trên Internet.
Sau khi tìm kiếm cụm từ “Hà Nội những năm 80” thì thấy bức ảnh đó, nhưng không có tên tác giả, nên thư viện Hà Nội đã không chú thích tác giả và chú thích ảnh không chính xác. Đồng thời nói rằng, việc trưng bày ở thư viện không nhằm mục đích thương mại, mở cửa tự do, nên mong nhà nhiếp ảnh Na Sơn thông cảm.
Nhưng anh Na Sơn cho biết, anh không chấp nhận lời xin lỗi như vậy. “Tôi muốn người có trách nhiệm của thư viện Hà Nội và triển lãm ấy phải công khai xin lỗi tôi, và xin lỗi hai nhân vật trong bức ảnh của tôi bằng văn bản.
Họ lấy ảnh trên mạng đem in để triển làm là không tôn trọng bản quyền tác giả. Họ chú thích ảnh sai như thế là lừa dối người xem” - nhà nhiếp ảnh Na Sơn nói.
Chiều ngày 12-10, trao đổi với chúng tôi, nhân viên thuộc bộ phận tuyển chọn ảnh cho triển lãm trưng bày ở thư viện Hà Nội đã xác nhận việc có nhắn cho anh Na Sơn để xin lỗi như trên.


Bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Na Sơn được thư viện Hà Nội trưng bày và chú thích sai - Ảnh: Facebook Na Sơn

Ông Trần Văn Hội, Giám đốc thư viện Hà Nội cho biết, khi biết có ý kiến của nhiếp ảnh Na Sơn trên Facebook, ông đã chỉ đạo không trưng bày bức ảnh đó tại thư viện Hà Nội nữa.
“Đây là sự việc chúng tôi không cố ý mà do người của bộ phận tuyển chọn bức ảnh thấy ảnh đẹp trên Internet thì lấy về trưng bày cho mọi người xem.
Hơn nữa, đây là triển lãm mở cửa tự do cho mọi người cùng xem và không vì mục đích kinh doanh. Nếu tác giả thấy thoải mái thì chúng tôi tiếp tục trưng bày, còn không thoải mái thì chúng tôi bỏ xuống!” - ông Trần Văn Hội nói.
Giải thích về việc chú thích ảnh sai, ông Hội nói rằng, vì thấy ảnh trên Internet chú thích như vậy, mà nhân viên thư viện không kiểm tra kỹ lưỡng, nên mới dẫn đến sai sót.
Ông cũng cho biết, vào ngày 13-10, thư viện Hà Nội sẽ có cuộc tiếp xúc với nhà nhiếp ảnh Na Sơn để giải quyết sự việc này.

VŨ VIẾT TUÂN






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét