Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014
Tưởng Năng Tiến – Tác Phong Của Bác, CNN – Ý nghĩa các biểu tượng của phong trào dân chủ tại Hồng Kông, Trần Quỳnh Vi - Hong Kong sẽ đi về đâu?,Alan Phan - Chuyện tự hào dân tộc
Tưởng Năng Tiến – Tác Phong Của Bác
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMHAycTN5a0ZYTms/view?usp=sharing
… Chúng mình tiêu bạc thật, họ tiêu bạc giả, hãy cho lòi thánh đường bạc giả ra.
Trần Đĩnh – Đèn Cù
Nhớ – năm nào – ông Nguyễn Chí Thiện đã “suýt” làm (xong) một bài thơ để dâng Bác, nhân ngày sinh nhật của Người:
Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mac
Tổ sư Bác
Cũng chửa được tôi nguệch ngoạc vài câu
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác!
CNN – Ý nghĩa các biểu tượng của phong trào dân chủ tại Hồng Kông
( Umbrella Revolution)
Tim Hume và Madison Park, CNN
Athena chuyển ngữ, CTV Dân Luận
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTkJMQ01PcHRBUnc/view?usp=sharing
… Những người biểu tình mang theo rất nhiều ô để phân phát miễn phí, ngủ trong các căn lều và viết khẩu hiệu lên trên đó.
Bryan Druzin, trợ lý giáo sư luật ở trường Chinese University of Hong Kong, cho biết ô không chỉ có những chức năng đã kể trên mà còn là “biểu tượng mang tính cộng hưởng thế hiện sự phản kháng”. Anh cũng nói thêm “Hong Kong là thành phố mà người dân thường xuyên phải dùng ô để chống chọi với mùa mưa bão. Sự xáo trộn lần này cũng giống như mọi cơn bão khác mà Hong Kong đang cố gắng vượt qua.”
Nghệ sĩ Kacey Wong đã phát động một “cuộc thi” sáng tác logo trên mạng xã hội với hình ảnh là chiếc ô. Anh nói rằng cái cách mà chiếc ô được sử dụng trong cuộc cách mạng đã mang lại “một cảm xúc mãnh liệt của tình huynh đệ”.
“Tank Man – đó là người đã đứng trước xe tăng (trong vụ Thiên An Môn – người dịch) thì hình ảnh chiếc ô cũng đại diện cho những con người cùng chung sức với nhau để tạo thành lá chắn. Nếu bạn để ý bất cứ khi nào một mảnh của lá chắn bị cảnh sát xé đi thì ngay lập tức sẽ có mảnh khác thay thế.”
http://edition.cnn.com/2014/09/30/world/asia/objects-hong-kong-protest/
http://www.danluan.org/tin-tuc/20141001/cnn-y-nghia-cua-cac-bieu-tuong-cua-phong-trao-dan-chu-tai-hong-kong-umbrella
Trần Quỳnh Vi - Hong Kong sẽ đi về đâu?
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzX09yWnFwV0xhd00/view?usp=sharing
… Đó là vì mình được may mắn tiếp xúc và làm việc với một số nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền của các cộng đồng bạn, như Trung Quốc, Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ. Từ những người bạn này, mình được một số nhà hoạt động trong phong trào Occupy Central with Love and Peace (Occupy Central) nhờ dịch và phổ biến các thông tin về phong trào Occupy Central từ khoảng 2 tháng trước. Có nghĩa là, họ tận dụng tất cả các network liên lạc để giúp đẩy việc truyền thông lên đỉnh điểm. Do đó, khi có những câu hỏi dành cho mình là mình nghĩ Hong Kong sẽ ra sao trong những ngày tới thì mình xin có ý kiến như thế này:
I. Cuộc biểu tình lần này không phải là hành vi manh động nhất thời
Trước hết, như nói ở trên, phong trào đã được chuẩn bị rất kỹ càng từ gần 2 năm qua. Ván cờ này chỉ mới bắt đầu thôi. Chỉ trong hơn 1000 tiếng đồng hồ mà họ có thể làm toàn thế giới rúng động nhưng bởi một tinh thần ôn hòa thì chúng ta đủ khâm phục họ rồi. Những ngày kế tiếp chắc chắn sẽ có nhiều điều hay cho chúng ta xem và học hỏi. Theo như mình được biết, chỉ lực lượng chủ chốt của Occupy Central là đã khoảng 2,500.00 nhà hoạt động từ hàng trăm tổ chức dân sự ở Hong Kong và họ đã bắt đầu việc tổ chức chiến dịch bất tuân dân sự lần này từ gần 18 tháng qua.
Alan Phan - Chuyện tự hào dân tộc
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVk9IMWhOOFY0MXM/view?usp=sharing
… Trương Nguyện Thành : Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN
Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn.
Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.
Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.
Tiến sĩ Thành chia sẻ:
“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét