Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Thế giới lo ngại khi dầu hỏa mất giá. Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa : Kinh tế suy trầm – Mỹ Kim lên giá. Tổng thống Indonesia nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ đến dự. Nhật bác tin cho VN vay tiền xây sân bay. 2 tỉ USD cho dự án Long Thành. 18 tỷ đô xây sân bay Long Thành: "Chỉ "chấm phẩy" vào nợ công



Thế giới lo ngại khi dầu hỏa mất giá

Thứ ba, ngày 14 tháng mười năm 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ25QY2ZXRkxpWlE/view?usp=sharing

… Bất chấp xung đột và khủng hoảng địa chính trị tại một số quốc gia sản xuất dầu hỏa, giá vàng đen giảm hơn 20 % từn tháng 6 đến đầu tháng 10/2014. Ả Rập Xê Út, nhà sản xuất số 1 của thế giới chưa can thiệp. Đâu là nguyên nhân khiến dầu hỏa tuột giá và vì sao hiện tượng này bắt đầu gây lo ngại ?
Trên thị trường New York và Luân Đôn trong phiên giao dịch ngày 13/10/2014 dầu hỏa tiếp tục trượt giá. Giá một thùng dầu nhẹ WTI chỉ còn trên 85 đô la và đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2012. Tại Luân Đôn, dầu Brent khai thác từ Bắc Hải được bán với giá chưa đầy 89 đô la/thùng và đây là mức thấp chưa từng thấy kể từ cuối 2010.
… Nhìn sang châu Á, chủ yếu là đông Á, mà đứng đầu là Trung Quốc, các dự báo đều nói tới một sự tăng trưởng chậm lại. Nền kinh tế thứ nhì trên thế giới liên tục bắn đi những tín hiệu không hay. Từ Ngân hàng Phát triển Châu Á đến Ngân hàng Thế giới, hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều giảm dự phóng tăng trưởng của khu vực. Những hứa hẹn tươi sáng từ chính sách vực dậy kinh tế Nhật Bản do thủ tướng Abe đề xướng hãy còn mong manh.
Trong khi cơn khát dầu hỏa đang bão hòa thì ở bên kia Đại Tây Dương, Mỹ và Canada tăng mạnh mức cung nhờ kỹ thuật khai thác dầu đá phiến. Cách nay hai năm, báo cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) dự phóng là vào năm 2017 Hoa Kỳ sẽ trở thành nguồn sản xuất dầu hỏa lớn nhất thế giới, đứng trước cả Ả Rập Xê Út. Một thập niên sau thì Mỹ sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu số 1 toàn cầu.

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa : Kinh tế suy trầm – Mỹ Kim lên giá
RFA Ngày 141015


Hiện tượng đảo chiều giữa nhiều biến động lớn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOGpCckNEZmw3ak0/view?usp=sharing

… Tuần qua, các thị trường tài chính thế giới đều bị chấn động khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đánh sụt dự báo tình hình kinh tế toàn cầu theo hướng bi quan hơn trước. Cùng lúc đó, người ta còn thấy một nghịch lý là đồng đô la Mỹ tiếp tục lên giá và có thể góp phần cho nhiều biến động tài chính khác. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sự thể đó qua phần trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
… Vũ Hoàng: Xin đề nghị ông giải thích hiện tượng phức tạp này cho rõ ràng hơn vì hình như đấy cũng là chuyện ảnh hưởng tới Việt Nam.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta lấy thí dụ của doanh gia hay nhà nước Trung Quốc hoặc Việt Nam khi tham dự vào trò chơi tài chính này. Người ta có thể vay tiền Mỹ với giá rẻ để đem về kiếm lời ở nhà với lãi suất cao hơn và đinh ninh rằng nhờ triển vọng kinh tế sáng sủa hơn, đồng bạc của họ còn lên giá so với tiền Mỹ cho nên nếu có trả nợ thì cũng trả rẻ hơn. Cái tiêu chuẩn định hướng việc tính toán đó là khoảng sai biệt của phân lời trái phiếu ở hai nơi.

Chúng ta nhớ lại rằng mới đây Việt Nam vừa phát hành trái phiếu để đi vay bằng đô la hầu trả lại các khoản nợ đã vay từ trước, tức là áp dụng kỹ thuật gọi là "đảo nợ". Bây giờ người ta mới chưng hửng khi Mỹ kim chẳng sụt giá mà còn tăng và cái hóa đơn trả nợ sẽ đắt hơn trước.

- Hậu quả đầu tiên là việc vay tiền rẻ rất dễ gây ra lạm phát ở nhà. Thứ nhì là các khoản nợ đã vay bằng tiền Mỹ sẽ đắt hơn và dễ gây khủng hoảng về ngoại hối. Thứ ba, khi nhiều người phải trả nợ bằng đô la Mỹ thì càng cần đến tiền Mỹ làm hối suất Mỹ kim lại càng tăng. Và sau cùng, tổng hợp lại thì các nước đang phát triển tưởng là khôn ngoan kiếm lời nhờ tiền Mỹ rẻ sẽ gặp khó khăn về ngoại thương, nôm na là xuất nhập khẩu sẽ giảm và càng lệ thuộc vào ngoại thương lại càng dễ bị khủng hoảng!

Tổng thống Indonesia nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ đến dự
Thứ Sáu, 17.10.2014 17:55

Thục Minh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZUlhd0gwLU9sclU/view?usp=sharing

… Trong cương lĩnh tranh cử cũng như sau khi đắc cử, ông Joko nhiều lần tuyên bố một trong các ưu tiên của ông là tăng cường bảo vệ vùng biển quốc gia với 17.000 hòn đảo và đường bờ biển dài tổng cộng hơn 95.000 km.
Đặc biệt, vùng biển Natuna đem lại nguồn lợi dầu khí to lớn cho quốc gia này bị “đường lưỡi bò” của Trung Quốc “liếm” vào. Trung Quốc gần đây có những hành động gây quan ngại trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Trước tình hình trên, Indonesia liên tục nâng cấp các căn cứ quân sự trên đảo Riau và bố trí tại đó nhiều chiến đấu cơ và thiết bị quân sự tân tiến “để phủ đầu mọi sự xâm nhập có thể có, nếu biển Đông bất ổn”, Tư lệnh quân đội Indonesia Moeldoko phát biểu.
Nhiều cựu tướng lĩnh và quan chức trong chính quyền Yudhoyono lên tiếng thúc giục tăng cường năng lực quân sự để đưa Indonesia trở thành một cường quốc biển.

Điểm nhấn trong ngày:

Nhật bác tin cho VN vay tiền xây sân bay. 2 tỉ USD cho dự án Long Thành. 18 tỷ đô xây sân bay Long Thành: "Chỉ "chấm phẩy" vào nợ công"


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNUJObFpnOWxKM0k/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét