Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Bản tin ngày 20 tháng 10 năm 2016



Phạm Trần - BIẾT RỒI KHỔ LẮM NÓI MÃI

Bệnh di căn Tham nhũng chưa trị xong mà trận cuồng phong  “tự diễn biến” và  “tự chuyền hóa” đã  vùi dập đảng đến thập tử nhất sinh thì liệu đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) có qua khỏi cơn bĩ cực này chăng  ?

Đó là mối ưu tư hàng đầu đang đè nặng lên  giới Lãnh đạo nhà nước Việt Nam, đứng đầu bởi Tồng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng.

Các vương triều Đông Nam Á


Sau nhiều tháng lâm trọng bệnh, ngày 13/10/2016, Vua Bhumibol Abdulyadej vừa qua đời tại bệnh viện Sirijaj, thủ đô Bangkok, Thái Lan, thọ 88 tuổi.
Quốc vương Bhumibol là vị vua trị vì lâu nhất thế giới đến nay, trong 70 năm, từ 1946 đến 2016.
Con trai của Ngài, Thái tử Maha Vajiralongkorn (63 tuổi) là người kế vị ngai vàng của Vương triều Thái Lan.
Cuộc đời Vua Bhumibol (1927-2016)

Thực vật và con người
Thái Công Tụng
( Bài nói chuyện ở SAIM 20 tháng 5 năm 2016)

Thực vật bao trùm mọi khía cạnh của đời sống loài người: ta  ăn là nhờ cây lúa, ta uống nhờ cây trà, ta mặc là nhờ cây bông vải, ta ở là nhờ cây rừng cho ta cột kèo, giường tủ,  ta hút nhờ cây thuốc lá, v.v. . Như vậy, cũng không lạ gì khi trong văn học thì chủ đề cây, hoa luôn luôn bàng bạc trong những vần thơ 

Câu chuyện Thạch Tín.
BS Hồ Hải - NƯỚC MẮM VÀ THẠCH TÍN - ARSEN      


Mấy hôm nay cộng đồng và báo chí lùm xùm nhau về chuyện nước mắm có nhiễm thạch tín - Arsen - với nồng độ cao. Báo chí có cả một danh sách dài những thương hiệu nước mắm trong ngưỡng cho phép. Chính vì thế tôi xin viết bài này để cộng đồng hiểu về thạch tín trong nước mắm và thức ăn, nước uống.

Arsen độc không? Xin thưa là cực độc. Cơ thể chúng ta có cần Arsen không? Xin thưa là cần để phục vụ nhu cầu chuyển hóa và xây dựng cơ thể, nhưng chỉ dùng Arsen hữu cơ. Hãy đọc tiếp để hiểu vấn đề rất khoa học của tạo hóa đã tạo ra chúng ta.

Cải thiện phương pháp canh tác có thể làm giảm Arsenic trong lúa gạo và các loại thực phẩm.
Nguyễn Văn Khuy


Trong những năm vừa qua arsenic đã được phát hiện trong một số thực phẩm trước tiên là trong nước trái cây và sau đó là các loại gạo.
Trong phúc trình  về  tiêu thụ   năm 2011 của Hoa Kỳ đã tiết lộ  arsenic được  tìm thấy trong nước táo với một mức  độ cao hơn 10 ppb  ( part per billion ) . Đây là mức độ an toàn   được chấp nhận cho phép  arsenic  có trong nước uống.  Phúc trình cũng đề nghị chính phủ phải ban hành  luật lệ kiểm soát chặc chẽ hơn.

Việc Vinastas công bố nước mắm nhiễm thạch tín là không đúng thẩm quyền


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đã nói như vậy với báo chí sáng 20.10 bên hành lang Quốc hội về việc Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) công bố 67% mẫu nước mắm lấy trên thị trường nhiễm thạch tín (arsen) vượt ngưỡng. 

“Thạch tín hữu cơ trong nước mắm gần như vô hại”


Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng kết luận khảo sát của Vinastas là “hồ đồ”...


Hôm 17/10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đã công bố kết quả một cuộc khảo sát về nước mắm, được thực hiện trên 150 mẫu đóng chai, thuộc 88 nhãn hiệu được mua trực tiếp tại siêu thị, đại lý, chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng đặc sản trên 19 tỉnh thành trong cả nước.

Vũ Thế Thành – Kiểm tra arsenic trong nước mắm là vô nghĩa

Công bố của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ ngừoi tiêu dùng (Vinastas) hôm qua (17/10), 67% mẫu nước mắm chứa thạch tín vượt mức cho phép làm người tiêu dùng phát hoảng. Trước đó vài ngày, trong thông cáo báo chí ngày 11/10, Masan đã kiến nghị với cơ quan hữu trách thanh tra toàn diện, chú trọng việc tuân thủ quy định về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, đặc biệt là thạch tín (arsenic) trong nước mắm. Một kiến nghị rất hấp dẫn. 

Vũ Thế Thành – Hải sản nhiễm arsenic có hại không?


Ăn uống lâu dài thực phẩm có mức arsenic (thạch tín) cao làm ung thư da, bàng quang, phổi, các bệnh tim mạch và gây tổn hại cho hệ thần kinh là điều khoa học đã xác nhận. Nhưng có nhiều loại hợp chất arsenic, và không phải loại arsenic nào cũng có độc tính như nhau.
Arsenic (thạch tín) có tự nhiên trong đất đai, sông biển, không khí, nên hầu như thực phẩm nào cũng chứa arsenic, chỉ có chứa nhiều hoặc ít, ở dạng hợp chất này hoặc dạng nọ.
Arsenic vô cơ độc hơn hữu cơ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét