Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Ðào Tuấn: ĐỪNG IM LẶNG, PHẢI PHẠT THẬT NĂNG THẬM CHÍ ĐÌNH CHỈ MƯA!



Ðào Tuấn: ĐỪNG IM LẶNG, PHẢI PHẠT THẬT NĂNG THẬM CHÍ ĐÌNH CHỈ MƯA! 


Bài báo trên báo Lao Động ngày 27/9, nhưng chỉ 3 giờ sau đã bị gỡ xuống. Bài đăng dưới đây copy lại từ Google cache.
Cơn mưa chiều rơi rơi thành phố không nhỏ đã khiến người ta bật khóc khi nhớ lại khung cảnh lẫm liệt và bi tráng trong phim Titanic. Và trong cái khung cảnh đậm mùi đại hồng thủy ấy, người ta chợt thấy trong mình, và đồng bào đang co ro quanh mình đức tính nhẫn nại quý báu. Đức tính đã khiến nhiều năm qua, chúng ta luôn luôn chiến thắng hết cơn mưa này đến cơn mưa khác, mặc cho nó lịch sử đến đâu, cuốn theo bao nhiêu ngàn tỉ chống ngập!

SÀI GÒN NGẬP LỤT
Trần-Đăng Hồng, PhD


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÀI GÒN TRƯỚC 1975

Trước 1975, có 3 dự án quan trọng phát triễn thành phố Sài Gòn. Cả 3 dự án này có những điểm chung: (i) đều quy hoạch phát triễn thành phố trên vùng đất cao, dọc bờ sông, và theo hướng bắc và đông bắc; (ii) tạo nhiều ao hồ ở vùng trũng để điều tiết lượng nước mưa tránh ngập lụt cho thành phố; (iii) nhiều sông rạch và hệ thống hầm cống thoát nước chảy tự nhiên theo độ dốc.
Đồ án quy hoạch đầu tiên do đại tá công binh Coffyn đệ trình lên thống đốc
Bonard năm 1862, theo đó Sài Gòn được thiết lập trên bờ sông có địa hình cao, với diện tích 2.500 ha cho dân số 500.000 người. Để thoát nước tự nhiên theo triền dốc, thiết lập hồ nhân tạo điều hòa nước mưa hay thủy triều đào ở vùng trũng. Hồ này có một số cửa được mở ra để nhận nước sạch từ sông và kinh rạch chảy vào khi nước thủy triều lên, và bằng cách này nó sẽ tống nước dơ ra kinh rạch bằng một hệ thống các ống dẫn ra kinh Bến Nghé, Thị Nghè và sông Sài Gòn khi nước triều xuống. Cứ hai lần một tuần nước chảy vào và xả ra sẽ làm sạch hệ thống nước thải của thành phố…

Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 như thế nào?

 
Nếu thời thuộc Pháp, Sài Gòn tập trung phát triển giao thông đường bộ, đường thủy về hướng Chợ Lớn, miền Tây thì chính quyền Sài Gòn tập trung về hướng đông.
Hai cú đấm mạnh về hướng đông
Bên cạnh việc tu bổ kênh rạch, đường sá phía tây khu Sài Gòn – Chợ Lớn, ngày 27-3-1957, Bộ Công chánh và giao thông VNCH khởi công xây dựng xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (dân gọi là xa lộ Biên Hòa, hiện là xa lộ Hà Nội) nhằm “Cải thiện một cách dứt khoát vấn đề bế tắc lối ra khỏi vùng Sài Gòn” (Tổng kết 5 năm 1954 – 1959 của Chánh phủ VNCH).
Toàn bộ chi phí do Mỹ viện trợ và nhà thầu Mỹ RMK-BRJ phụ trách việc xây dựng này (hiện vẫn còn ngã tư RMK).
Đến 28-4-1961 xa lộ Biên Hòa (dài 31km, rộng 14m – tải trọng xe 32 tấn)

Kể lại chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975.


Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn  qua các thời kỳ khai phá đầu nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc đến thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trước 1975. Trọng điểm nhầm thẩm tra những địa danh dựa trên khảo sát, nghiên cứu bản đồ, không ảnh, hình ảnh tìm thấy thời Pháp và VNCH nhìn lại trong hoài niệm của một thời tuổi trẻ. Những kinh cầu xưa nay đã đi về trong tâm tưởng hay đã thay da đổi áo , cũng đã chuyên chở bao nhiêu kiếp sống thăng trầm cùng những kỹ niệm thân thương của những ai đã từng xuôi ngược, mang hơi thở Saigon một thời là Hòn Ngọc Viển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét