Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Bản tin ngày 28 tháng 10 năm 2016



BÁO CHÍ CŨNG MUỐN THOÁT ĐẢNG
Phạm Trần
 “Đã và đang có một bộ phận người làm báo và cơ quan báo chí bộc lộ không ít tiêu cực, hoặc đang có dấu hiệu thể hiện khuynh hướng lệch lạc. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; trong đó, xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống báo chí và thông qua hệ thống báo chí là hiện tượng nguy hiểm, có thể gây ra tác động khôn lường.”

VOA: Việt Nam: Khủng hoảng niềm tin từ ngay những việc thiện
Một nhà hảo tâm lên tiếng bày tỏ bất bình, thất vọng vì ngay sau khi đoàn cứu trợ của anh vừa rời khỏi nhà dân, cán bộ địa phương đã tới tịch thu 4/5 khoản tiền hỗ trợ từ tay các hộ nghèo ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề vì lũ lụt miền Trung.
Doanh nhân trẻ Hoàng Báu từ Sài Gòn cùng bằng hữu tự đứng ra quyên góp và đích thân tiếp cận bà con từng địa phương để trao tận tay từng chiếc phong bì. Nhóm của anh chia thành nhiều tốp, trong suốt năm ngày từ 19 đến 24/10 đã lặn lội tới rất nhiều địa điểm ở Hà Tĩnh và Quảng Bình, hai tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau trận lũ lịch sử, với nhiều nơi nước ngập qua mái nhà.

Ảo tưởng của khối BRICS
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa
Tuần qua, Thượng đỉnh thứ tám của khối BRICS đã hoàn tất tại Ấn Độ mà không có đột phá. Năm quốc gia với nền kinh tế đang phát triển là Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, với tên gọi được viết tắt là BRICS, có tham vọng tăng cường hợp tác và lập ra một trật tự kinh tế mới. Nhưng thực tế kinh tế và an ninh lại gây ra nhiều trở ngại bất ngờ.

Trần Văn Thọ: Thoát Á, Thoát Trung xưa và nay
Thứ Tư, ngày 26 tháng 10 năm 2016
GS Đại học Waseda, Nhật Bản
Sau sự kiện Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam tháng 5 năm 2014, dư luận đã dấy lên ý tưởng “thoát Trung”. Tùy theo định nghĩa, thoát Trung có thể bị hiểu nhầm là “bài Trung”. Mặc dù một bộ phận trong nhân dân có tình cảm đó khi đối diện với nhiều hành động không thể chấp nhận được của một số người, một số doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, nhưng phần đông người Việt Nam, nhất là giới trí thức, không có tư tưởng “bài Trung” mù quáng.

Điểm Nhấn trong ngày từ Báo chí Việt nam:

HÀ NỘI -  HUẾ - SÀI GÒN CÙNG LỘI
Nguyên nhân ngập ở TP. Hồ Chí Minh được các nhà quản lý dẫn ra bao gồm 1) mưa lớn do biến đổi khí hậu, hệ thống thoát nước không đáp ứng, 2) triều cường do biến đổi khí hậu (mực nước biển dâng), nguyên nhân khác là do đô thị hóa, sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm, hệ thống cống thoát bị tắc nghẽn [2].
Các nguyên nhân ngập lụt nêu trên, có lẽ do hệ thống thoát nước không đáp ứng là đúng hơn cả, còn nguyên nhân do biến đổi khí hậu (do trời mưa lớn, do biển dâng) thì nghe rất hài, nói cho vui. Theo người viết bài này thì nguyên nhân cốt lõi của vấn đề là Đô thị hóa tràn lan, không kiểm soát được chu trình nước diễn ra tại hầu hết các thành phố trên cả nước.

Dồn vốn chống ngập TPHCM

Chính phủ vừa có báo cáo dự kiến nguồn vốn thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm giai đoạn 2016-2020, trong đó có dự án chống ngập TP HCM
Dự án chống ngập TP HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 quy hoạch với tổng số vốn 51.911 tỉ đồng. Trong đó, Quyết định số 752/2001 về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP HCM đến năm 2020 (Quy hoạch 752) có tổng mức đầu tư dự kiến là 40.380 tỉ đồng và Quyết định số 1547/2008 về phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP HCM (Quy hoạch 1547) có tổng mức đầu tư dự kiến là 11.531 tỉ đồng.
Cần 72.000 tỉ đồng

Xuân Dương  - Việt Nam - giấc mơ 2035
Suy cho cùng, giáo dục không có chỗ trong giấc mơ Việt Nam 2035 cũng chẳng có gì phải buồn vì số phận giáo dục xưa nay vẫn thế.
Vòng nguyệt quế đội trên đầu một vài hôm sau là vứt vào sọt rác, chỉ có chiếc huy chương đeo dưới cổ là được trân trọng treo trong tủ trưng ở phòng khách hay phòng truyền thống?
..Và chẳng lẽ, 20 năm nữa, khi điều kiện kinh tế trở nên khá giả, khi gia đình cán bộ, công chức đều có ôsin thì chẳng cần đến giáo dục công cộng, chỉ cần nền “giáo dục ôsin” là đủ vì trẻ con sẽ ăn món ăn kiểu ôsin, nói theo giọng ôsin và thân với ôsin hơn thân với bố mẹ?
Liệu ngành Giáo dục có nên xây dựng riêng một chuyên đề “Việt Nam - giấc mơ giáo dục 2035” thay vì trông chờ vào ba trụ cột của Chính phủ và Ngân hàng thế giới?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét