Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Bản tin đặc biệt kỷ niệm 69 năm ngày ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền



Kỷ niệm 69 năm ngày ban hành Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát (The Universal Declaration of Human Rights - UDHR) của Liên Hiệp Quốc.

10 tháng 12 năm 1948 - 10 tháng 12 năm 2017
(tiếng Anh) Danh sách các bên tham gia ký.


Việt Nam Công Sản  ký kết ngày 24 Sep 1982

Trần Gia Phụng - Nhân quyền không tự nhiên mà có  


Phần mở đầu Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4-7-1776 “khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.” 
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp ngày 26-8-1789, văn kiện căn bản của Cách mạng Pháp (14-7-1789), xác định ngắn gọn: “Con người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi.” 
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua tại Palais de Chaillot ở Paris (Pháp) ngày 10-12-1948 mở đầu bằng câu: “Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.”

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

LỜI MỞ ĐẦU
Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới,
Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,
Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền,
Xét rằng điều cốt yếu là phải phát triển những
tương quan hữu nghị giữa các quốc gia,
Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đã tái xác nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống trong một môi trường tự do hơn,
Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản,
Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.

Các Điều khoản của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Các nguyên tắc tổng quát


Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị
 (tiếng Anh: International Covenanton Civiland Political Rights, viết tắt: ICCPR)


Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa
(tiếng Anh: International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, viết tắt: ICESCR)


Sách ‘Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền’ thời Việt Nam Cộng hòa
By Trần Long Vi
Posted on 14/01/2017 


Luật Khoa xin giới thiệu đến quý bạn đọc tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Bộ Giáo dục – Việt Nam Cộng hòa dịch và ấn hành năm 1965 tại Sài Gòn.
Tập sách này có kích thước 12×15 cm, dày 40 trang, được in nhân kỷ niệm 17 năm ngày Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 tại Paris, đánh dấu một bước ngoặt lớn của nhân loại trong lĩnh vực nhân quyền.
Những thảm hoạ nhân quyền trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã thúc đẩy các quốc gia cần thừa nhận một chuẩn mực chung về nhân quyền, đảm bảo không ai bị phân biệt đối xử, ai cũng như ai, đều có quyền sống trong an bình và no ấm.

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU  QUYỀN CON NGƯỜI - QUYỀN CÔNG DÂN
HỎI ĐÁP  VỀ QUYỀN CON NGƯỜI


Muốn nhân quyền, hãy bắt đầu với quyền kinh tế
If You Want Human Rights, Start with Economic Rights

by  Tirzah Duren
Phạm Nguyên Trường dịch
Song ngữ Việt Anh


Bằng chứng cho thấy một cách chắc chắn rằng những nước có các quyền kinh tế mạnh mẽ cũng có thành tích tốt về nhân quyền.
10 tháng 12 năm nay sẽ là ngày kỉ niệm 69 năm ngày ban hành Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát (The Universal Declaration of Human Rights - UDHR) của Liên Hiệp Quốc. Sau Thế chiến II, tác giả của nó, bà Eleanor Roosevelt, muốn coi Tuyên ngôn này là “Đại hiến chương tự do cho toàn thể nhân loại”, nhằm ngăn chặn việc lặp lại những vi phạm nhân quyền tàn bạo - như nạn diệt chủng người Do Thái vừa xảy ra trước đó không lâu.

Tạp ghi Phương Thơ
TPP, EVFTA đổ vỡ khiến nhiều thứ được phơi bày, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng bị trút đòn thù
Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Đối với kinh nghiệm (dự đoán của các nhà phân tích kinh tế, kể cả tôi). Đó là tôi dự đoán như thế này. Về chuyên môn rất tế nhị là ông cưu Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam-Vũ Huy Hoàng, là nhân vật chính trên sân khấu trong đàm phán TPP suýt chút nữa thành công, và nếu sau đó cái TPP không bị đổ vỡ mà được ký kết thì về nguyên tắc ông Vũ Huy Hoàng sẽ không bị kỷ luật, mà cho dù ông Vũ Huy Hoàng có muốn xin được kỷ luật hay ra khỏi đảng thì đảng CSVN sẽ kiên quyết không cho ra. Bởi vì họ cần ông Vũ Huy Hoàng và không cho phép ai được liều lĩnh kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng và cho dù có 100 ông TBT Nguyễn Phú Trọng cũng không dám đụng vào.

Việt Nam đã thối nát đến mức nào?
How deep is Vietnam’s rot?
Tác giả: David Hutt
Dịch giả: Phương Thảo
6-12-2017
Song ngữ Việt Anh


Một giả thuyết cho rằng sự chia rẽ giữa các đảng viên đã chồng chéo với chiến dịch chống giặc tham nhũng của chính phủ. Điều này gây ra sự tranh cãi cho các nhà phân tích khác khi họ cho rằng đây là những xu hướng riêng biệt.
Nước cờ Trịnh Xuân Thanh
Với quyết tâm chống tham nhũng hòng đánh bóng lại hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt nam, ghi thêm điểm chính trị và thu hút nhà đầu tư nước ngoài, hồi tháng 11 trong cuộc họp về chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh đến việc xử lý Trịnh Xuân Thanh, người được Chính phủ Đức cáo buộc đã bị chính quyền Hà nội tiến hành bắt cóc ngay tại thủ đô Berlin hồi tháng 8 vừa qua.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét