Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Bản tin ngày 8 tháng 12 năm 2017



Từ Đồng Tâm đến Cai Lậy: Những bài học chính yếu
Nguyễn Quang Dy


Năm 2017 bắt đầu với sự kiện Đồng Tâm (4/2017) đầy kịch tính và đang kết thúc với sự kiện BOT Cai Lậy (12/2017) còn nóng hổi và không kém bi kịch. Trước đó một năm, vụ Formosa (4/2016) gây thảm họa môi trường miền Trung làm cả nước rung chuyển, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn như một quả bom nổ chậm chưa được tháo ngòi. Đây là những vụ bê bối lớn tầm quốc gia, gây tắc nghẽn về thể chế (institutional bottlenecks) vẫn chưa được tháo gỡ, làm “chính phủ kiến tạo” mắc kẹt trong thế “tiến thoái lưỡng nan” (catch-22). 
Đồng Tâm “cùng tắc biến”  

Domino suy sụp quyền lực, nhìn đâu cũng thấy cửa tử
VietTuSaiGon
7-12-2017


Có thể nói rằng sau gần 50 năm nắm quyền lãnh đạo toàn đất nước Việt Nam, chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam gặp tình huống khó xử như hiện nay. Và đáng sợ hơn cho họ là họ đang gặp thế chân vạc ngoại giao, một trong những thế khó phá nhất của người độc tài bởi họ cũng là một trong những phần tử nằm trong thế chân vạc này.
Thế chân vạc ngoại giao gồm nhiều thành tố nhưng trong đó, ba yếu tố quan trọng: Đối ngoại Hoa Kỳ; Đối ngoại Trung Quốc và; Sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam làm nên thế chân vạc này, và nó không phải là một chân vạc vững chãi mà là một loại chân vạc không đồng chất, các chân vạc có thể trụ không nổi và đổ sầm, dẫn đến đổ vạc, đổ bể mọi thứ…

Tạp ghi Phương Thơ
Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017


Đinh La Thăng và chứng khoán Việt Nam
Đinh La Thăng bị bắt và bị truy tố trước pháp luật, đó là dự đoán cũng không khó mấy. Tuy nhiên tôi nghiệm ra rằng nếu có khởi tố và bắt chat thì con cá mập Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, và ông bà 73 tuổi mê muội Chủ nghĩa Marx-Lenin mới là kẻ đáng sợ hơn Đinh La Thăng, vì chỉ có những kẻ này mới có thực quyền quyết định cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hay Petrovietnam đầu tư qua xứ Venezuela thua lỗ cả tỷ $ thì vô can đúng là chuyện lạ.

Kinh tế Việt Nam khởi sắc hay ngược lại?
Phạm Chí Dũng
Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017 


Andy Mukherjee - cây bút bình luận về kinh tế và tài chính của Bloomberg - trong một bài báo gần đây có tựa đề “(Nền kinh tế) Việt Nam không còn là con cá bé nữa”, đã tỏ ra ngạc nhiên xen lẫn thán phục về “hệ thống ngân hàng sạch hơn về nợ xấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, sự tham gia và chuỗi sản xuất điện thoại thông minh trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đang tốt hơn là những yếu tố đang giúp cho kinh tế Việt Nam khởi sắc mà dấu hiệu là thị trường chứng khoán Việt Nam có tăng trưởng đột biến” (Bài “Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc”, VOA tiếng Việt 29/11/2017).

Nói thêm lần cuối về chuyện thuế Facebook
Nguyễn Vạn Phú


Đến hẹn lại lên, cứ dăm bữa nửa tháng lại có một bài báo hay một ý kiến than trách chuyện các tập đoàn nước ngoài kinh doanh dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam, tiền thì thu nhiều mà thuế không phải nộp đồng nào. Vấn đề là câu chuyện này không có gì mới, đã rộ lên mấy năm nay, vì sao đến nay vẫn chưa tìm ra cách hóa giải? Và có đúng là cơ quan thuế đang bó tay, không thu được thuế từ Facebook hay Google không?
Nhà nước đang nắm đằng cán
Nói đến nghĩa vụ thuế của Facebook hay Google thì trước hết phải xác định cho chính xác quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam. Theo số liệu của TS. Đinh Lê Đạt, một chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, thì tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến của thị trường Việt Nam năm 2014 là 216 triệu đô la Mỹ và năm 2015 ước tính 329 triệu đô la Mỹ. Trong đó phần bánh của hai gã khổng lồ Google và Facebook tăng chóng mặt, lên đến lần lượt 65 triệu và 80 triệu đô la Mỹ cho năm 2014; còn năm 2015 là 100 triệu cho Google và 140 triệu đô la Mỹ cho Facebook.

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 8 tháng 12 năm 2017


Kinh tế Mỹ 'sẽ tăng tốc sau giảm thuế'
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
5 tháng 12 2017


Sau một thời gian dài bàn cãi sôi nổi về dự luật cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump, sáng sớm thứ Bảy 2/12/2017, Thượng viện đã bỏ phiếu.
Tổng thống Trump tuyên bố đây là lần giảm thuế lớn nhất trong lịch sử
Tuy số phiếu thuận và chống chỉ cách nhau có 2, nhưng ông Trump đã thắng, vì "winner takes all" (người thắng lấy hết) như người Mỹ thường nói. Thí dụ như dù đội banh chỉ thắng vì "overtime" - ra ngoài giờ - thì cũng vẫn là toàn thắng, được dân chúng vỗ tay, còn đội thua - dù chỉ thua rất ít, cũng là thua hoàn toàn, phải lủi thủi ra về.
Sua cuộc bỏ phiếu này thì hầu như chắc chắn rằng ông Trump sẽ có thể ký thành luật trước Lễ Giáng Sinh để 2018 sẽ bắt đầu thời điểm cất cánh mới của nền kinh tế Mỹ, sau kết quả khả quan của năm nay.

Nhà lý luận cung đình của Trung Quốc Sự trỗi dậy của Vương Hỗ Ninh
 Ryan Mitchell: China's Crown Theorist
Foreign Affairs, 4 December 2017
Ryan Mitchell (*)
Người dịch: Huỳnh Hoa


Ngày 25/10/2017 khi bảy người mặc âu phục đen bước lên sân khấu đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh để ra mắt các thành viên ủy ban thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ có một khuôn mặt gây ngạc nhiên. Đó là Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) – một lý thuyết gia lâu năm của đảng, một cựu giáo sư về chính trị quốc tế trường đại học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải. Ít người dự đoán được ông Vương sẽ thăng tiến tới tầng cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng bây giờ, vị học giả có thời ẩn dật, có tiếng trầm lặng và thận trọng, sẽ có uy quyền về ý thức hệ chỉ sau chủ tịch Tập Cận Bình.

Chính sách ngu dân trong lịch sử Trung Quốc
Tháng Mười Hai 8, 2017
Tác giả Li Zhongqin
Lâm Duyên dịch


Chỉ cần thể chế toàn trị còn tồn tại, trên dưới cùng ngu là không thể tránh khỏi. Chỉ có xây dựng được cơ chế ràng buộc quyền lực hiệu quả, nhân dân có đủ tự do ngôn luận, mới có thể hy vọng đánh bật gốc quy luật “trên dưới cùng ngu”.
Từng có tổng kết cho rằng lịch sử Trung Quốc có “mười định luật lớn”, bao gồm: đũa ngà voi, thỏ chết chó hầm, bao vây xu nịnh, dè chừng kẻ thù, kéo kết bè đảng, Hoàng Tôn, xử trảm năm đời, quyền lớn hiếp chủ, da lông, chính quyền từ báng súng [1]; những định luật này không sai, nhưng tôi cảm thấy chưa đủ, ít nhất cần thêm vào một định luật: “Định luật trên dưới cùng ngu”.
Cái gọi là “Định luật trên dưới cùng ngu”, là chỉ trong xã hội chuyên chế, kẻ thống trị thực hành chính sách ngu dân; có “chính sách ngu dân” tất sẽ xuất hiện “đối sách ngu quân” trong triều đình và dân chúng. Đây gọi là “trên dưới cùng ngu”. Hệ quả của “trên dưới cùng ngu” là trên có hôn quân, dưới có ngu dân, xấu thắng tốt thua, luân lý hao mất, xã hội đen tối, giả dối lên ngôi, hủ bại lạc hậu, hèn hạ bạc nhược.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét