Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Bản tin ngày 6 tháng 12 năm 2017



Tưởng Năng Tiến - Nguyễn Mạnh Tường & Võ An Đôn


Để hành xử một nghề tự do, chuyện xin phép một thẩm quyền
nào đó là một điều đáng nực cười vì nó đã đánh mất quyền tự do của người này.
Nguyễn Mạnh Tường    
Thấy nhiều người ghi danh dưới bản “Tuyên Bố Phản Đối Việc Xoá Tên L.S Võ An Đôn” nên tôi cũng làm theo (cho nó thêm phần rôm rả) dù không tin rằng đây là điều cần thiết. Tôi cũng không nghĩ rằng chuyện bỏ phiếu để loại bỏ đồng nghiệp (theo chỉ đạo) của mấy ông thuộc Ban Chủ Nhiệm Luật Sư Đoàn Phú Yên là “quyết định tai hại … có thể hủy hoại cả sự nghiệp và đời sống của một con người” – theo như quan niệm của blogger Phạm Lê Vương Các.

Kinh tế “Phi thị trường”
Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2017-12-05


Hôm Thứ Năm 30 Tháng 11, Hoa Kỳ công bố quyết định đã đệ nạp Tổ chức Thương mại Thế giới hai tuần trước là không chấp nhận cho Trung Quốc được hưởng quy chế kinh tế thị trường. Lập tức Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phàn nàn về quyết định ấy, gọi đó là sáng kiến của vài nước trong thời Chiến Tranh Lạnh chứ không nằm trong quy định của tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hồ sơ này.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, việc Hoa Kỳ không chấp nhận cho Trung Quốc được hưởng quy chế kinh tế thị trường có ý nghĩa là gì và sẽ có hậu quả ra sao mà Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh lại phản đối và còn nhắc đến chuyện Chiến Tranh Lạnh?
The emerging core characteristics of Vietnams political  economy

Những đặc điểm cốt lõi đang nổi lên của nền kinh tế chính trị Việt Nam


Adam Fforde: The emerging core characteristics of Vietnam’s political economy
Asian-Pacific Economic Literature, November 2017



Tóm tắt: Bài tham luận này trình bày một cách lý giải các yếu tố cốt lõi dẫn dắt nền kinh tế chính trị của đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam. Do thiếu vắng một cuộc cải cách chính trị, chế độ này không có được sức mạnh mà những điều kiện mới của nền kinh tế thị trường và xã hội ngày càng cởi mở đòi hỏi. Các thiết chế chính trị chính thức - được thiết kế cho chủ nghĩa toàn trị thời Xô-viết, không có thẩm quyền, không có sự ủng hộ của dân chúng - đã trở nên lỗi thời và từ đó hạn chế phạm vi sức mạnh mà Đảng có thể có được. Một chế độ như vậy không có khả năng triển khai thực hiện chính sách một cách đáng tin cậy trừ phi nó cảm thấy bị đe dọa; chính trị trở thành một cuộc tranh giành bổng lộc. Vì vậy, khi sự ổn định kinh tế vĩ mô thực sự hoặc có tiềm năng đe dọa sự tồn vong của chế độ thì Bộ Chính trị sẽ có quyền hành động và chính sách được thực thi. Tuy nhiên, khi sự bất mãn của dân chúng tăng cao vì nạn tham nhũng, đối xử ưu ái với các doanh nghiệp có quan hệ chính trị, giáo dục và y tế công cộng, và những lĩnh vực khác không được coi là đe dọa sự tồn vong của chế độ thì sự mất cân bằng thường dẫn tới việc sử dụng lực lượng an ninh và gia tăng bạo lực chống lại sự phản kháng của dân chúng.

GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM 1954-1975
TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Trần Văn Chánh


    I. MẤY LỜI NÓI ĐẦU
     Tài liệu về nền giáo dục miền Nam hiện nay đã trở nên ngày càng khó kiếm, thậm chí, hầu như không thể kiếm được bao nhiêu trong những thư viện lớn trên toàn quốc. Hơn nữa, nói về nền giáo dục của một chế độ chính trị đã cáo chung đúng 40 năm, mà ngày nay không còn mấy người làm chứng, thì làm thế nào đảm bảo tính trung thực để tin được hoàn toàn cũng không phải chuyện dễ. Vì vậy, ở bài này cũng như ở bài tiếp sau về “Chương trình và sách giáo khoa” của cùng tác giả, chúng tôi xin lựa chọn phương pháp thể hiện nội dung các bài viết bằng cách chủ yếu trích dẫn trực tiếp ý kiến của một số nhà hoạt động giáo dục tiêu biểu thời trước, coi họ như người chứng cho từng vấn đề liên quan, nhưng được bố cục/ hệ thống lại cho dễ theo dõi, thay vì diễn dịch/ tổng hợp lại từ những ý kiến đó của họ. Thỉnh thoảng chúng tôi có cho xen vào một số ít ỏi lời đánh giá, bình luận theo sự nhận thức của riêng mình, mà chúng tôi nghĩ là cần thiết để dẫn dắt câu chuyện. Chúng tôi tự nghĩ cách làm như vậy tuy không được công phu cho lắm nhưng vừa đảm bảo tính khách quan, vừa duy trì được nguồn tài liệu “gốc” để tiện việc tham khảo, khi ai cần vẫn có thể trích dẫn lại được, vì các nguồn tài liệu loại này đã ngày càng trở nên quý hiếm và khó tìm.

Tạp Chí Nghiên Cứu Phát Triển
Chuyên đề Giáo Duc Miền Nam 1954-1975

Điểm tin báo ngày Thứ tư 6 tháng 12 năm 2017




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét