Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Bản tin ngày 16 tháng 12 năm 2017




Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2017-12-15

Vào đúng 12 giờ trưa ngày 14 tháng 12, Quốc hội Châu Âu ở thành phố Strasbourg miền Đông Bắc Pháp, thông qua Nghị quyết về Tự do Ngôn luận tại Việt Nam, đặc biệt đưa ra trường hợp Nguyễn Văn Hoá, người tù vừa lãnh án 7 năm tù giam hôm 27 tháng 11 vừa qua.
Thông qua với đa số tuyệt đối
Nghị quyết được thông qua với đa số tuyệt đối với sự hậu thuẫn của các nhóm chính trị tại Quốc hội, như Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu (ECR), Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu (ALDE), Đảng Bình dân Châu Âu (PPE), Đảng Tự do Dân chủ Châu Âu (EFDD) . Tại cuộc thảo luận, 14 Dân biểu đại diện tất cả các nhóm chính trị kể cả nhóm cực tả Thống nhất Tả phái Châu Âu và Tả Xanh Bắc Âu (GUE) đã lên tiếng bày tỏ quan điểm hậu thuẫn Nghị quyết.


Trung Nguyễn
16-12-2017

Dường như Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc thâu tóm quyền lực khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời ông tham dự cuộc họp chính phủ tổng kết năm 2017 để phát biểu chỉ đạo.
Theo lời Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: “Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết sau một năm, Chính phủ trân trọng được Tổng bí thư dự, để Tổng bí thư đưa ra chỉ đạo của người đứng đầu Đảng với các Bộ ngành, địa phương, phát huy mặt được, khắc phục các tồn tại, chẳng hạn như tình trạng trên nóng dưới lạnh, trên chuyển dưới không chuyển…” nhằm “tạo ra sự chuyển biến, thay đổi trong các cơ quan nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương“.
Pháp luật tùy tiện là căn nguyên hủ bại

 
tháng 12 15, 2017
Nguyễn Thị Hậu

Chương trình thời sự của VTV chiều 10.12.2017 có hai tin chẳng liên quan gì đến nhau nhưng lại làm tôi chú ý. Cùng ngày này, tại thành phố Hồ Chí Minh đã “quyết định tháo đỡ ba thủy đài lớn xây dựng trước năm 1975, từ lâu bỏ hoang không sử dụng”, còn tại Hà Nội thì tổ chức “tuần lễ bảo vệ gấu” tuyên truyền việc không nuôi nhốt gấu trái phép và kêu gọi người dân không sử dụng mật gấu.
Tin thứ nhất là hình ảnh thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu quận Bình Thạnh đang lắp giàn giáo để tháo đỡ, còn khu vực “thủy đài đôi” duy nhất ở Sài Gòn trên đường Nguyễn Văn Tráng quận Một đã xuất hiện xe xúc xe cẩu, mặt đất ngổn ngang gạch ngói… Ba thủy đài sừng sững bất lực trước những dòng tin lạnh lùng về số phận của mình và vài thủy đài còn lại ở Sài Gòn.



潘佩珠越南民族思想初論
Preliminary Discussion of Phan Boi Chau’s Thought Regarding the Vietnamese Ethnicity
Nguyễn Thụy Đan

Tóm tắt: Bài viết này lược khảo tư tưởng của Phan Bội Châu về nguồn gốc dân tộc người Việt Nam qua những tư liệu Hán văn và Quốc ngữ hiện tồn do Phan Bội Châu viết trong những năm ở nước ngoài và tuổi vãn niên khi đã quy ẩn quê nhà. Qua những tư liệu được trích dẫn, bài viết này nhấn mạnh sự nhất trí của tư tưởng và lập luận của Phan Bội Châu về nguồn gốc Hán tộc Trung Quốc của người Việt Nam trong một thời gian kéo dài từ 1905 đến 1940. Lập trường này của Phan Bội Châu cho thấy, ngoài những người thuộc phái cựu học ra, giả thiết người Việt Nam hiện tại vốn thuộc nhân chủng người Hán cũng được sự ủng hộ của các học giả và chí sĩ chủ trương duy tân cải chế.


Phan Bội Châu
Võ Văn Sạch dịch và chú thíchẤn bản của Cục Lưu trữ Nhà nước năm 1989
Thứ tư, 15/04/2015

Tân Việt Nam, tác phẩm còn ít được biết đến của Phan Bội Châu, viết có thể vào khoảng năm 1906-1907 ở Nhật Bản, là một cuốn sách mỏng trình bày quan niệm của tác giả về một nước Việt Nam mới, với mô hình chính trị dân chủ và mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa – hiểu theo thuật ngữ hiện đại.

Bố cục cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu (Thập đại khoái) trình bày mười điều sung sướng trong một nước Việt Nam duy tân thành công. Đó là:
Không có cường quốc nào bảo hộ
Không có bọn quan lại hại dân
Không có người dân nào mà không được thỏa nguyện
Không có người lính nào mà không được vinh hiển
Không có loại thuế nào mà không công bằng
Không có hình pháp nào mà không thỏa đáng
Không có sự giáo dục nào mà không hoàn thiện
Không có nguồn địa lợi nào mà không được khai thác
Không có ngành công nghệ nào mà không phát đạt
Không có ngành thương nghiệp nào mà không được mở mang.


 Andrew Browne: The West Faces Up to Reality: China Won’t Become ‘More Like Us’
Wall Street Journal, 12 December 2017
Người dịch: Huỳnh Hoa

Đã chấm dứt trò giả tưởng rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ tiếp thu các giá trị phương Tây
Andrew Browne (*)
Trong nhiều thập niên, quan hệ giữa Trung quốc và phương Tây đặt nền móng trên ảo vọng và sự giả vờ.
Các chính trị gia phương Tây tự bỡn cợt mình với suy nghĩ rằng, hệ thống của Trung quốc sẽ theo thời gian mà biến cải, từ chuyên chế và trung ương tập quyền sang dân chủ và cởi mở.
Về phần mình, Trung quốc đã khéo ngụy trang tham vọng toàn cầu của họ. Tuân theo châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối” (giấu mình chờ thời), Trung quốc đã tự xây dựng thành một người khổng lồ về sản xuất công nghiệp, một thương nhân lớn nhất thế giới, tích lũy một sức mạnh quân sự “cứng” và phóng chiếu ảnh hưởng “mềm”, đôi khi lén lút và tung tiền ra mua chuộc.
Trò chơi giả tưởng này đang tàn lụi.


Thi Anh | 16/12/2017 

Học thuyết này cho rằng Mỹ phải đấu tranh trên mọi mặt trận, với cả kẻ thù cũng như bằng hữu để bảo vệ chủ quyền của mình.
America First và 4 cột trụ
Trong bài viết đăng tải trên AP, cây viết Matthew Lee nhận định: Lập trường "America First" (Nước Mỹ Trước tiên) là quan điểm rõ nét cho rằng các bên đối đầu đang tranh giành nhau để chiếm lấy ưu thế. Lập trường này ít tận dụng tới liên minh, hiệp ước và thỏa thuận quốc tế trừ khi chúng đem lại lợi ích trực tiếp cho nước Mỹ, ngành công nghiệp và lao động Mỹ.
Học thuyết của Trump sẽ được trình bày vào tuần tới khi ông hé lộ Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) của mình. Học thuyết này cho rằng các quốc gia không ngừng cạnh tranh lẫn nhau và Mỹ phải đấu tranh trên mọi mặt trận, với cả kẻ thù cũng như bằng hữu để bảo vệ chủ quyền của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét