Tháng 12 20,
2017
Chính Quyền Xiết
Chặt Thêm Bàn Tay Bóp Nghẹt Tiếng Nói Bất Đồng
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền phát biểu, Việt Nam cần
ngay lập tức phóng thích nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga và phiên tòa
phúc thẩm cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với bà Nga khi xét xử phúc thẩm vụ án vào
ngày 22 tháng Mười hai năm 2017. Trần Thị Nga, còn có tên khác là Thúy Nga, bị kết
án hồi tháng Bảy với mức án chín năm tù giam cộng thêm năm năm quản chế về
tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
bảo vệ quyền con người
trên toàn cầu. Chúng tôi điều tra cặn
kẽ các vụ xâm phạm,
công bố rộng rãi các thông tin thu được và gây sức ép với những
cá nhân, tổ chức đang nắm quyền lực phải tôn trọng nhân quyền và đảm bảo công lý. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền là một tổ chức
quốc tế độc lập, hoạt động như một nhánh của một phong trào tích cực nhằm đề cao nhân phẩm và thúc đẩy sự nghiệp
nhân quyền cho tất cả mọi
người.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền là một tổ chức quốc tế có nhân viên ở trên 40 quốc gia và có văn
phòng ở Amsterdam, Beirut, Berlin, Brussels, Chicago, Geneva, Goma,
Johannesburg, London, Los Angeles, Moscow, Nairobi, New
York, Paris, San
Francisco, Sydney, Tokyo, Toronto, Tunis, Washington DC,
và Zurich.
Khi nền kinh tế VN phá kỷ lục tổng xuất-nhập
khẩu lớn hơn 200% của GDP
Thứ Tư, 20
tháng 12, 2017
Đó là phát
biểu chiều ngày 19/12/2017, ông Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ hân hoan
khoe khoang thành tích dự kiến hết năm 2017, tổng xuất nhập khẩu của VN sẽ vượt
con số 410 tỷ $.
Có lẽ tôi sẽ
phân tích ngắn gọn về rủi ro này. Với thành tích xuất nhập khẩu đạt được 410 tỷ
$ so với cái GDP năm 2016 là 203 tỷ $ thì trên thế giới rất hiếm có quốc gia
nào đạt được con số như vậy nếu so sánh chính xác nhất là tính vào cái GDP của
quốc gia đó. Đó là chỉ tính mức xuất khẩu không thôi của VN đã đạt gần như bằng
100% GDP của họ. Và vế bên kia thì nhập khẩu cũng không kém con số xuất khẩu.
Đó là trên thế giới chưa từng có quốc gia nào làm lên điều kỳ tích này.
19/12/2017
Bùi Trinh
Từ khi chuyển từ hệ thống
hạch toán sản xuất vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), nhiều
chỉ tiêu của Việt Nam ngày càng tương đồng với thế giới. Đồng thời cũng phát
sinh một số ngộ nhận về con số GDP coi GDP gần như là chỉ tiêu thu nhập (lẽ ra
chỉ tương quan cùng chiều) và trong nhiều trường hợp gây ra những hiểu lầm đáng
tiếc .
FB Nguyễn Ngọc
Chu
21-12-2017
Chiều ngày
18/12/2017, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, 343 662 5b7 cổ phần của SABECO
(53,59% vốn điều lệ) đã được nhà tỷ phú Thái gốc Hoa mua trọn với tổng số tiền
tương đương 4,85 tỷ USD.
Tại Diễn đàn
hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam hôm qua ngày 20/12/2017, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã phát biểu: “ Vì sao thương vụ bán cổ phần Sabeco thành công lớn
như thế? Nhà đầu tư họ thấy niềm tin thị trường, niềm tin xã hội vào Chính phủ,
vào kinh tế vĩ mô của Việt Nam”…
Có thật thế
không?
20/12/2017
Trần Kù
Người
Campuchia, cả trong và ngoài nước đều được miễn vé. Chỉ cần passport hoặc chứng
minh thư ghi là sinh tại Campuchia
MTG – Ai lại
dở hơi ước làm người Campuchia, cái xứ dưới mắt không ít người là xứ nghèo khổ
lạc hậu (?). Hỏi ra, nhiều thứ họ cũng hơn minh. Từ chuyện làm du lịch, xuất khẩu
gạo cho đến việc bảo tồn, an ninh xã hội. Không thấy cảnh chích cá bằng điện,
trộm chó và gia súc. Hoàng cung của vua bán vé cho khách vào tham quan thoải
mái. Xe ô tô để ngoài đường cả đêm không sợ bị gỡ logo, bẻ kính…
Trọng Thành
Đăng ngày
20-12-2017 Sửa đổi ngày 20-12-2017
Ngày
18/12/2017, chính phủ Mỹ công bố Chiến
Lược An Ninh Quốc Gia (NSS) mới, chiến lược đầu tiên thời tổng thống
Trump. Bên cạnh vấn đề được chú ý hàng đầu là việc Washington coi Nga và Trung
Quốc như hai đối thủ chính (1), đe dọa trực tiếp « các giá trị và lợi ích » của
Hoa Kỳ, có một điểm ít được chú ý hơn nhưng không kém phần ý nghĩa. Đó là « lần
đầu tiên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương » được đưa vào Chiến Lược An Ninh Quốc
Gia, như nhận xét của một chuyên gia về Nam Á và quan hệ Mỹ-Ấn Độ. Cùng với sự
thay đổi này, Ấn Độ trở thành một đối tác chiến lược hàng đầu của nước Mỹ.
Self-interest shapes China’s policies toward the
international order
East Asia Forum, 19 December 2017
Andrew J
Nathan
Người dịch:
Huỳnh Hoa
Song ngữ Việt Anh
Sự gia tăng
ngoạn mục về kinh tế, chính trị và quyền lực mềm của Trung Quốc từ thập niên
1990 đã làm phát sinh mối quan tâm ngày càng tăng rằng Bắc Kinh đang tìm cách lật
đổ trật tự tự do quốc tế (liberal international order). Cái trật tự thời hậu
chiến do Hoa Kỳ xây dựng bao gồm một bộ quy tắc và các thiết chế (institutions)
thúc đẩy thương mại tự do và tương tác kinh tế “mở”, thiết lập những thủ tục,
trình tự giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia một cách hòa bình, căn cứ theo
luật lệ.
Vài người
tin rằng, Trung Quốc đang tìm cách thay đổi trật tự này theo những cách thức rất
căn bản. Amitav Acharya chẳng hạn, đã viết “sẽ là ngụy biện nếu cho rằng bởi vì
Trung Quốc, Ấn Độ và những cường quốc đang nổi lên khác là những người hưởng lợi
từ trật tự tự do cho nên họ sẽ tuân thủ các quy tắc và thiết chế của nó. Có lẽ
họ sẽ không tìm cách đảo ngược nó nhưng sẽ thúc đẩy những sự thay đổi làm biến
cải sâu sắc những quy tắc và thiết chế của trật tự ấy”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét