Phạm Đình Bá
15/12/2022
Hàng năm, Bộ Y tế tổ chức hai đợt uống vitamin A vào đầu tháng 6 và đầu tháng 12 cho các trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin này. [1] Trẻ được uống vitamin A tại các trạm y tế phường, xã. Một số trường học cũng phối hợp y tế địa phương để tổ chức cho trẻ uống.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2022 trên địa bàn thành phố sẽ diễn ra trong 2 ngày (1 và 2-12) và uống vét ngày 3 và 4-12. [2] Theo đó, địa bàn Hà Nội trong dịp này có 405.389 trẻ được uống vitamin A, với 1.700 điểm uống.
Vào đầu tháng 12 Sài gòn hoãn cho trẻ bổ sung vitamin A liều cao theo kế hoạch, do chưa nhận được phân bổ từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia. [1] Sau đó, thành phố báo tin là đã nhận được vitamin A và sẽ thực hiện chiến dịch bổ sung vitamin A đại trà từ ngày 19/12 đến ngày 30/12. [3]
Thiếu vitamin A được coi là một trong những tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn thế giới, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em ở các nước đang phát triển. [4] Ước tính rằng trên toàn cầu có khoảng 30% trẻ em <5 tuổi bị thiếu vitamin A và khoảng 2% tổng số ca tử vong là do bị thiếu vitamin A ở nhóm tuổi này.
Thiếu vitamin A cũng là nguyên nhân chính gây mù lòa ở trẻ em có thể phòng ngừa được. Việc chuyển vitamin A trong sữa mẹ sang con phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, và do đó tình trạng thiếu vitamin A thường phát triển sớm trong đời, đặc biệt ở những cư dân có chế độ ăn ít tiền-vitamin A sắc tố hữu cơ và/hoặc quần thể dễ bị nhiễm trùng, thường dẫn đến giảm ăn vào hoặc cạn kiệt vitamin A.
Bổ sung vitamin A liều cao được tạo sẵn hiện là một trong những biện pháp can thiệp được sử dụng rộng rãi nhất để cung cấp vitamin A. Hiện tại, hơn 80 quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới đang triển khai các chương trình phổ cập bổ sung vitamin A cho trẻ 6–59 tháng tuổi thông qua các chiến dịch quốc gia nửa năm một lần.
Do ảnh hưởng của vitamin A đối với chức năng miễn dịch, việc bổ sung liều cao vitamin A được thiết kế để giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh sởi, tiêu chảy và các bệnh khác, nhưng không có chủ ý cải thiện bền vững tình trạng vitamin A của trẻ em tiếp nhận bổ sung. Liều cao vitamin A giúp cải thiện tình trạng vitamin A chỉ trong tối đa ba tháng ở trẻ có chế độ ăn uống thấp.
Vì lý do này, trong khi chương trình bổ sung vitamin A liều cao cung cấp liều bảo vệ khi có tình trạng thiếu vitamin A, thì cần có các biện pháp can thiệp bổ sung để kiểm soát tình trạng thiếu vitamin A như tăng cường sinh học giàu vitamin A, bột vi chất dinh dưỡng, đa dạng chế độ ăn uống, giáo dục dinh dưỡng, phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
Tăng cường sinh học là ý tưởng nhân giống cây trồng để tăng giá trị dinh dưỡng của chúng. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhân giống chọn lọc thông thường hoặc thông qua kỹ thuật di truyền. Việt Nam có chương trình bắt buộc về tăng cường sinh học dầu với vitamin A, cùng với chương trình bổ sung liều cao.
Tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ em Việt Nam là vừa phải, khoảng 10% (hay 1 bị thiếu trong 10 em), theo dữ liệu “mới nhất” năm 2010. Chương trình của Việt Nam bổ xung vitamin A cho 94% trẻ em trong nhóm trẻ em cần giúp đỡ, theo dữ liệu năm 2014.
Các nước khác trong vùng có chương trình bổ sung vitamin A là
Lào – tình trạng thiếu vitamin A nghiêm trọng (45%), chương trình bổ xung giúp 89% trẻ em.
Campuchia - tình trạng thiếu vitamin A vừa phải (9%), chương trình bổ xung giúp 79% trẻ em.
Philippines - tình trạng thiếu vitamin A nghiêm trọng (20%), chương trình bổ xung giúp 83% trẻ em.
Indonesia - tình trạng thiếu vitamin A rất thấp (<1%), chương trình bổ xung giúp 84% trẻ em.
Thái Lan – không cần nghĩ đến bổ xung vitamin A.
Việt Nam cần cập nhật dữ liệu về tình trạng thiếu vitamin A (vì dữ liệu năm 2010 là quá cũ) và dữ liệu về bao phủ của các trẻ em cần được giúp đỡ (dữ liệu năm 2014). Điều nầy là quan trọng vì các quyết định về điều hành và điều chỉnh chương trình bổ sung vitamin A cần dựa vào dữ liệu đúng thời gian và đáng tin cậy.
Không ai lại muốn dân mình nghèo. Nhưng trong khi thể chế hiện hành làm cho dân nghèo theo thời gian, thì chương trình bổ sung vitamin A là một điều đáng làm và đáng mừng, nhất là khi bộ Y tế hiện nay không có nhiều năng lực nhưng lại đủ chuyện tai tiếng. [5] Chương trình nầy có vẻ là một điểm sáng rất nhỏ trong đêm dài u ám dưới độc tài toàn trị.
Trong vai trò đối lập với độc tài độc đảng, xã hội dân sự cần chú ý đến chương trình nầy, đồng thời với việc tăng cường giá trị đời sống của mọi người để cơm áo và thực phẩm không còn là đề tài thường xuyên lo nghĩ trong đời sống hằng ngày. Hơn nữa, trong tương lai, các chính sách và chương trình cần được triển khai cho đồng bộ, cùng thời điểm và cùng chất lượng, cả trong thực tế và cảm nhận.
Nguồn:
https://vnexpress.net/tp-hcm-hoan-cho-tre-uong-vitamin-a-lieu-cao-4543649.html
Wirth, James P., et al. "Vitamin A supplementation programs and country-level evidence of vitamin A deficiency." Nutrients 9.3 (2017): 190.
https://vietnamthoibao.org/vntb-quan-chuc-nao-dot-nhat-bo-y-te/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét