Phạm Đình Bá
09/12/2022
The Chinese football team's miserable run for the 2022 World Cup outraged many domestic football fans. (Reuters: Issei Kato)
Tôi coi các trận có Nhật Bản và Hàn Quốc ở World Cup 2022 mà bùi ngùi vì các suy nghĩ về quê hương cứ mãi lãng vãng trong đầu. Có lúc nghĩ vẫn vơ về các đội Trung Quốc và Nga. Có thể nào có những liên hệ về xây dựng năng lực bóng đá và những khác biệt về thể chế xã hội chăng? Câu hỏi nầy có vẻ tào lao nhưng vì tò mò, tôi cứ nghĩ lui nghĩ tới mãi.
Năm 2011, Tập Cận Bình thố lộ những mong ước của hắn về bóng đá, như TQ giành quyền tham dự World Cup, tổ chức một giải World Cup và cuối cùng, đoạt giải để vô địch thế giới. [1] Y đưa ra mệnh lệnh, kế hoạch và đầu tư để bóng đá trở thành môn thể thao quốc gia. Gần một thập kỷ sau, đội tuyển TQ cũng không thắng nỗi đội tuyển VN.
Nga đã bị loại khỏi vòng loại World Cup sau khi xâm lược Ukraine và giờ chỉ có thể thi đấu giao hữu với một số quốc gia sẵn sàng chấp nhận hành động xăm lăng của Putin, như Việt Cộng.
Những tài năng vượt trội trong mọi lãnh vực (kể cả đá banh) được uốn nắng và nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp cho phát triển cá nhân. Xã hội công bằng tạo cơ hội cho mọi người để mỗi người có cơ hội để xây dựng năng lực, phát triển toàn diện, trở thành sáng tạo trong những ham muốn và đam mê phù hợp với mỗi cá nhân.
Bằng cách đảm bảo quyền của mọi người, xã hội đảm bảo rằng không ai sẽ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử do định hướng chính trị, thu nhập, địa chỉ khu vực nhà ở, danh tính, dân tộc hay tôn giáo. Trong một xã hội công bằng, mỗi người được đảm bảo an toàn về xã hội và kinh tế, và thể chế được xây dựng để vận hành một cách công bằng về mặt chính trị, pháp lý và hành chính.
Cá nhân dễ phát triển kỹ năng khi xã hội đảm bảo các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mọi người. Những quyền này bao gồm quyền được sống, quyền tự do nói, tự do lập hội, quyền bầu cử, quyền được xét xử công bằng, và những quyền con người khác.
Bước đầu trong quá trình hình thành những tài năng là tăng trưởng lòng tự tin. Bình đẳng về cơ hội là quan trong để tăng năng xuất và tự tin cá nhân. Những người được đối xử công bằng và có cơ hội bình đẳng sẽ có khả năng đóng góp tốt hơn về mặt xã hội và kinh tế cho các cộng đồng mà họ là thành viên, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng cho mọi người. Một xã hội bình đẳng và công bằng có thể sẽ an toàn hơn bằng cách giảm bớt những bất lợi về kinh tế và xã hội cố hữu cho từng người, tạo dựng niềm tự tin vào khả năng thăng tiến trong xã hội.
Thế thì cá nhân mong đợi gì từ xã hội? Mục tiêu cuối cùng của xã hội đơn giản nhất là thúc đẩy cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc cho mọi người. Công bằng xã hội là nền tảng tạo điều kiện và cơ hội cho sự phát triển toàn diện của nhân cách mỗi cá nhân. Xã hội đảm bảo sự hài hòa và hợp tác giữa các cá nhân bất chấp những xung đột và căng thẳng thường xuyên của họ.
Xã hội đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành hành vi, tính cách và thái độ của mọi người. Nó quyết định cách họ nhìn người khác, quan điểm chung và đạo đức của họ. Cha mẹ dĩ nhiên là trụ cột ảnh hưởng đến tất cả những điều này, nhưng những điều sẽ gắn bó với những người trẻ lâu dài họ thường học từ tiếp cận và trao đổi với những người khác.
Những tài năng vượt trội trong mọi lãnh vực không thể xuất hiện trong một môi trường mà thiểu số đỏ dùng công an để trấn áp sự phát triển đa dạng của xã hội. Độc tài toàn trị chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh nhưng lại triển khai yếu kém – sủa lệnh thì to mà làm thì tắc trách. Năm 2014, TQ viết ra chính sách đưa bóng đá trở thành môn thể thao quốc gia, nhằm mục đích đào tạo những cầu thủ trẻ giỏi cho các giải đấu World Cup trong tương lai. Thực tế là năm 2022, TQ thua Nhật Bản 0-2, VN 1-3, và Oman 0-2, kết thúc hành trình giành quyền tham dự World Cup 2022. [1]
Độc tài toàn trị buộc mọi người làm việc theo kiểu chúng nghĩ. Cái gọi là đời sống theo định hướng xã hội chủ nghĩa tự chung chỉ là nói láo triền miên. Theo chúng, làm việc theo kiểu mệnh lệnh là chính. Chúng không có kỹ năng để phối hợp giữa người và người. Nền tảng xã hội của chúng là người bóc lột người.
Xã hội theo chúng định hướng không tạo điều kiện thiết yếu để tạo niềm tin giữa người và người, khiến mọi người sợ những người khác làm điều hại cho mình. Cách làm việc nầy làm thiều vắng các hợp tác xã hội và xã hội tiến dần về sự man rợ - mạnh hiếu yếu, nhiều người lừa đảo nhau, và bọn đầu trâu mặt ngựa trở thành chuyên gia cao cấp, ủy viên hội đồng lý luận trung ương và những tổ chức đảng. Ngược lại, một đội bóng đá xuất sắc có thể phải cần những cầu thủ có năng lực hợp tác với nhau để cả đội có thể chơi tấn công hay phòng thủ một cách ăn khớp.
Những tài năng bóng đá ở các nước tiến bộ thường bắt đầu chơi đá banh ở những nhóm đá banh khu phố, những câu lạc bộ tự phát và phối hợp điều hành bởi cha mẹ các cháu. Những câu lạc bộ nầy được điều hành bởi sự hợp tác của nhiều người làm việc chung không vụ lợi. Hiển nhiên những người nầy thường có thời gian để làm tình nguyện và phương tiện tài chính để giúp đỡ cho các câu lạc bộ đá banh khu phố. Nói chung, khi họ có thu nhập khá thì thuận tiện để làm những chuyện tình nguyện như thế.
Thử xem thu nhập bình quân đầu người của các nước có tám đội vào vòng bán kết kỳ nầy: Brazil ($7.519 đô la Mỹ), Bồ Đào Nhà ($24.262), Argentina ($10.729), Pháp ($43.518), Anh ($47.334), Hà Lan ($58.061), Croatia ($17.398), Morocco ($3.496). [2] Việc đội Morocco vào bán kết quả là thần kỳ cho các nước nghèo. Để tiện so sánh, thu nhập bình quân ở VN ($3.694) và TQ ($12.556).
Tài năng cá nhân có thể phát triển và nẩy nở tốt trong một môi trường trân trọng sự đóng góp của mỗi người trong xã hội. Với độc tài toàn trị, chỉ có bọn thiểu số đỏ là tự cho chúng giành quyền “đóng góp” trên đầu tất cả mọi người (nhưng chúng không nhận ra rằng chúng chỉ là lũ ếch ngồi đáy giếng, to tiếng trong ao nhà nhưng sợ sệt khi ra biển cả, như ca cái ngu của Phạm Minh Chính ở Mỹ [3]).
Nếu nhân lực của đất nước được tận dụng tuyệt đối để cạnh tranh với các nước khác trên mọi lãnh vực, thì chắc bóng đá cũng có đường đi lên. Nói về tận dụng nhân lực, tôi lại nghĩ đến sự đối nghịch giữa Bắc Hàn với một “lãnh tụ vĩ đại” và Hàn Quốc với những ảnh hưởng văn hóa và sức mạnh mềm có tầm mức quốc tế.
Tôi chắc các đội đá banh giỏi cũng có những sắc thái của các đội làm việc có hiệu suất cao, với những thành viên cảm thấy họ hoàn toàn tự do và cảm nhận rằng đội của họ là một nơi an toàn. [4] Các thành viên biết rằng họ không phải lo lắng về việc bị đâm sau lưng hoặc chơi trò quyền lực. An toàn tâm lý đến từ việc chú ý xây dựng và duy trì lòng tin. Các thành viên trong nhóm thể hiện cam kết chung của họ bằng cách tích cực tham gia với nhau. Mọi người không chỉ được phép thể hiện họ là ai; họ được đánh giá cao vì đã cống hiến hết mình cho đội. Thế thì tình trạng xã hội ở quê ta nơi đạo đức suy đồi trong độc tài toàn trị có phải là môi trường tốt để phát triển những đội làm việc có hiệu suất cao không? [5]
Các đội có hiệu suất cao thường rất đa dạng. Mỗi thành viên mang lại kinh nghiệm sâu sắc, cả cá nhân và chuyên nghiệp, cho nhóm. Các đội hoạt động hiệu quả nhất tích cực tham gia vào các quan điểm đa dạng này để mở rộng các lựa chọn, kiểm tra các ý tưởng một cách nghiêm ngặt và nhìn thấy nhiều khía cạnh, tác động và hệ quả trong công việc của họ. Đôi khi đam mê bùng lên, và điều đó không sao cả khi nói về ý tưởng. Xung đột xung quanh các ý tưởng là tốt; xung đột giữa mọi người là xấu. Trong độc tài độc đảng, phải chăng chúng sợ xung đột ý tưởng và cái mà chúng gọi là “chống diễn biến hòa bình”? [6]
Các đội có hiệu suất cao tập trung vào bức tranh toàn cảnh. [4] Họ hỏi, "Điều gì tốt cho đội?" Họ tập trung vào việc tạo ra giá trị chứ không chỉ đạt được các mục tiêu chức năng. Ở góc độ chiến lược, họ tránh đưa ra các quyết định “tuân thủ / không thì đi ra” liên quan đến sự đánh đổi sai lầm giữa các lợi ích chức năng hoặc đơn vị. Thay vào đó, họ tìm kiếm các giải pháp “cả hai/và” để giải quyết những căng thẳng trong các biện pháp hoặc ưu tiên cạnh tranh. Độc tài toàn trị có hiểu cách làm nầy không?
Hơn nữa các đội hiệu suất cao cộng tác. [4] Họ có kỹ năng xây dựng các thỏa thuận và quy trách nhiệm cho nhau. Họ qui trách nhiệm cho chính họ khi các quyết định của họ liên quan đến những người khác. Họ suy nghĩ về những người khác sẽ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của họ như thế nào trong khi họ vẫn thực hiện và làm rõ ràng những tác động lên người khác. Họ tích cực thu hút những người bên ngoài nhóm, những người có quan điểm có giá trị hoặc có thể phải gánh chịu hậu quả từ các hành động của họ. Thế thì cách làm của độc tài toàn trị có như thế không?
Trở lại với World Cup, khi thấy họ hát quốc ca ở World Cup, tôi lại chợt nghĩ đến quê mình. Bây giờ là 2022 thế mà chúng nó vẫn bi bô “Đoàn quân Việt Nam đi, Sao vàng phấp phới …”
Nhưng đi đâu? Đi sang chầu thiên hoàng Tập Cận Bình như Nguyễn Phú Trọng đi gần đây? Độc quyền quản trị đất nước chỉ để buộc dân đi làm gia công ở các hãng xưởng nước ngoài? Làm cho mọi người nghèo kiết đến đổi phải đi lao động kiếm sống ở Hàn Quốc, Đài Loan? Làm cho tan tác gia đình khi đất nước nghèo đói để các bà mẹ miền Quảng Bình Nghệ Tĩnh phải đi ở đợ xa ở các nước Trung Đông? Cứ thế mà vẫn bi bô "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". [7]
Biểu tình phản đối “Không Covid” ở TQ vừa qua phần lớn là phát nguồn từ những người hâm mộ bóng đá nhận thấy sự thật ở Qatar và sự giả dối của truyền thông cộng sản về sự thành công của chính sách “Không Covid” của Tập Cận Bình. Những vụ biểu tình nầy đã dồn Tập vào dần dần từ bỏ cái ngu về “Không Covid” của hắn. [8] Nếu có thể được, tôi xin gợi ý là - những người hâm mộ bóng đá tham gia vào việc thay đổi ý thức về độc tài toàn trị.
Việc thay đổi ý thức và phản biện trước độc tài toàn trị là bước đầu để có tương lai tốt cho mọi người, bao gồm cả tạo dựng những tài năng đủ tham gia vào FIFA World cup trong tương lai.
Nguồn:
https://www.abc.net.au/news/2022-04-23/china-national-football-sports-industry/101008606
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD
https://vietnamthoibao.org/vntb-cai-ngu-cua-pham-minh-chinh-o-my/
Lydia Dishman. Leadership Now. 4 must-haves for creating high-performing teams. Fast Company 02/12/2022
https://vietnamthoibao.org/vntb-tai-sao-xa-hoi-viet-nam-cang-ngay-cang-tro-nen-sa-doa-tha-hoa/
https://vietnamthoibao.org/vntb-bao-cong-an-co-tinh-noi-lao/
Trung Quốc từ bỏ phần lớn chính sách zero-Covid sau các cuộc biểu tình. BBC 07/12/2022. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg3gz4r39p7o
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét