Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 11 tháng 4 năm 2023

Quê Hương tổng hợp

CPJ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng 

10/4/2023


VNTB – CPJ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng 

Bangkok, ngày 10 tháng 4 năm 2023 – 

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ hôm thứ Hai yêu cầu Chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà báo Nguyễn Lân Thắng đồng thời hủy bỏ mọi cáo buộc đang chờ xử lý đối với ông, 

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng tham gia cộng tác với Đài Á Châu Tự do – do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, ông Thẵng cũng cũng thường đăng bài trên các tài khoản mạng xã hội cá nhân, bị bắt vào ngày 5 tháng 7 năm 2022, tại thủ đô Hà Nội. Tin tức và Rohit Mahajan, giám đốc truyền thông của RFA cho biết ông Thắng bị biệt giam cho đến khi bị buộc tội vào tháng Giêng theo Điều 117 của bộ luật hình sự vì “làm, tàng trữ, phổ biến hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm và ấn phẩm” chống lại nhà nước.

Mahajan gần đây đã xác nhận qua email với CPJ rằng các cáo buộc chống nhà nước liên quan đến tội đăng 12 cuộc phỏng vấn trên YouTube và tài khoản Facebook cá nhân  với hơn 157.000 người theo dõi.

Phiên tòa xét xử ông Thăng dự kiến sẽ được xử kín vào ngày 12 tháng 4 tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, chỉ có gia đình và luật sư của ông được phép tham dự. Ông Thắng đang bị tạm giữ tại Trại tạm giam số 1 Công an TP Hà Nội.

“Nguyễn Lân Thắng đã ngồi tù hơn chín tháng vì các hoạt động báo chí của mình,” Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á cho biết. “Nhà chức trách Việt Nam phải hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho Nguyễn Lân Thắng và tất cả các nhà báo hiện đang bị giam giữ trái phép ở trong nước ngay lập tức.”


Ông Thắng đã đóng góp cho RFA từ năm 2013. Bài viết của ông trên RFA “có giọng điệu ôn hòa, cân bằng và tránh những lời chỉ trích gay gắt, trực tiếp,” Mahajan nói.

Trong một chuyên mục trên RFA ngày 15 tháng 6 năm 2022, ông đưa tin về hai quân nhân  tử vong khi đang tại ngũ, trong đó dẫn lời thân nhân của nạn nhân nghi ngờ việc con trai họ đã tự sát.

Trong một bài đăng ngày 4 tháng 4 năm 2022 trên RFA, ông Thắng tuyên bố rằng các tàu Nga đã tắt hệ thống định vị để tránh bị theo dõi vì cáo buộc bán dầu bất hợp pháp.

Ông Thắng cũng là thành viên của Câu lạc bộ bóng đá No-U Hà Nội, một đội bóng phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và đã có nhiều thành viên bị bắt giữ.

Bộ Công an Việt Nam đã không trả lời ngay lập tức email yêu cầu bình luận của CPJ về trường hợp và việc giam giữ ông Thắng.

Việt Nam đang giam giữ 21 nhà báo khi CPJ tiến hành điều tra nhà tù hàng năm vào ngày 1 tháng 12 năm 2022. Con số đó chưa bao gồm Nguyễn Lân Thắng, vì CPJ không thể xác nhận liệu ông có bị bắt giữ vì hoạt động báo chí vào thời điểm đó hay không.

Bộ Ngoại giao làm thế nào để “giải cứu” tân Chủ tịch nước?

Bình luận của Trần Hiếu Chân


10/4/2023

Bộ Ngoại giao làm thế nào để “giải cứu” tân Chủ tịch nước?


Toàn quyền Australia David Hurley và Chủ tịch Võ Văn Thưởng bắt tay ở Hà Nội hôm 4/4/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa qua đã có lỗi lớn, đáng ra phải gạt bỏ ngay từ đầu ý tưởng (nếu có) – Không để tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu Toàn quyền Australia David Hurley xử lý “những người chống phá” Việt Nam từ nước ngoài.

----------------------

Sáng 6/4/2023, Toàn quyền Australia David Hurley và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Australia đã rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 3 – 6/4/2023. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Nguyên thủ nước ngoài tới Việt Nam trong năm 2023 và đây cũng là quốc khách đầu tiên mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đón tiếp trên cương vị mới. Chuyến thăm còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973 – 2023).

Hai lỗi lớn của Ngoại giao Hà Nội

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa qua đã có hai lỗi lầm lớn liên quan đến việc chuẩn bị nội dung cho ông Thưởng đón vợ chồng Toàn quyền Australia. Thứ nhất, trong tờ trình lên Văn phòng Chủ tịch nước, đáng ra phải gạt bỏ ngay từ đầu ý tưởng (nếu có), không để tân Chủ tịch Võ Văn Thưởng yêu cầu Toàn quyền Australia David Hurley xử lý “những người chống phá” Việt Nam từ nước ngoài. Lỗi thứ hai, nếu trong tờ trình không có kiến nghị ấy, mà đấy chỉ là sản phẩm của “các lực lượng thù địch” (có thể là cả ở trong lẫn ngoài nước), thì Bộ Ngoại giao phải “đánh tiếng” cho Ban Tuyên giáo chỉ đạo ngay các tờ báo từ trung ương xuống địa phương, phải ngay lập tức “đồng loạt ra quân” phản bác, “giải cứu” tân Chủ tịch nước.

Trong thời gian thăm Việt Nam, Toàn quyền Australia David Hurley đã có nhiều hoạt động quan trọng như đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự lễ đón chính thức và hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thăm Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam, dự chiêu đãi chính thức (1). 

Trong buổi tiếp Toàn quyền Australia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá cao sự phát triển tích cực, nhiều mặt trong các lĩnh vực hợp tác song phương Việt Nam – Australia thời gian qua, nhất là về thương mại và giao lưu giữa người dân. Tổng Bí thư nhất trí với phương hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới, đồng thời nhấn mạnh những kết quả đạt được trong triển khai quan hệ “Đối tác Chiến lược” Việt Nam – Australia là nền tảng để hai nước hướng tới những tầm cao mới hơn, trong đó có việc nâng cấp lên quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện”.

Tuy nhiên, khi hội đàm với Toàn quyền Australia, theo tin của RFA, tân Chủ tịch Võ Văn Thưởng đã đề nghị Australia xử lý “những người chống phá” Việt Nam từ nước ngoài (2). 

Điều hơi lạ và có phần khó hiểu, nếu ông Thưởng đã “liều mình như chẳng có” như thế thì tại sao không một tờ báo “lề Đảng” nào ở trong nước công khai cho dư luận bên trong và bên ngoài Việt Nam biết được cái lập trường sắt máu ấy của chính quyền Hà Nội là: Không cho phép bất cứ ai trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại được đóng góp ý kiến hay phản biện đối với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước?

Nhưng có thật ông Thưởng hớ hênh đến như thế không? Đáng ra sau khi được tin này, báo chí “lề Đảng” phải làm rõ được cái tư tưởng chủ đạo, “rằng thì là mà” Chủ tịch của chúng ta, tuy là mới được bổ nhiệm thật đấy, thậm chí ăn bận cũng chưa đúng “mốt” của một Nguyên thủ quốc gia, nhưng ông ấy không thể ngây ngô về Luật pháp quốc tế. Tân Chủ tịch không thể đòi các chính phủ dân chủ phải “trục xuất” hoặc bắt đem giao nộp những người đấu tranh vì tự do và nhân quyền cho những chính phủ như Chính phủ Hà Nội, vốn đã khét tiếng về các thành tích đàn áp các nhà hoạt động xã hội.

Chúng ta thực sự không biết ngài Toàn quyền Hurley đã đáp lại đề nghị nói trên của tân Chủ tịch Thưởng như thế nào. Nhưng chúng ta biết, ngay trong ngày đầu chuyến công du Hà Nội của Toàn quyền David Hurley, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) tại Australia đã ra thông cáo kêu gọi Toàn quyền Hurley phải nêu ra với giới lãnh đạo Việt Nam các quan ngại về những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cả công khai lẫn trong các cuộc gặp riêng.

Theo bà Daniela Gavshon, Giám đốc HRW, việc thảo luận tình trạng của hơn 160 người bị bỏ tù chỉ vì ôn hòa thực thi các quyền con người, là thật thiết yếu. Toàn quyền Hurley cần phải thúc giục Chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù chính trị. Ngài Toàn quyền phải ra kêu gọi đặc biệt đòi trả tự do ngay và vô điều kiện đối với công dân Úc gốc Việt 73 tuổi Châu Văn Khảm, cùng các nhà hoạt động khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng, Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Cấn Thị Thêu (3). 

Khi được báo chí Canberra quan tâm đến phóng sự nói về yêu cầu của ông Thưởng đối với ngài Hurley, người phát ngôn của Văn phòng Chính phủ Australia đã không trực tiếp trả lời câu hỏi, liệu Đại tướng Hurley có nêu ra trường hợp của ông Châu để đáp lại hay không. “Mặc dù chúng tôi không được cung cấp chi tiết cụ thể về các cuộc thảo luận giữa ngài Toàn quyền và các nhà lãnh đạo quốc tế, nhưng Ngài sẽ nêu bật một loạt vấn đề bao gồm mối quan hệ thương mại, văn hóa và giao lưu nhân dân mạnh mẽ giữa Australia và Việt Nam.” Được biết, sau chuyến công du Việt Nam của Toàn quyền Hurley, vòng “Đối thoại Nhân quyền Việt – Australia” lần thứ 18 sẽ được tiến hành ở Hà Nội vào cuối tháng tư này.

Châu Âu và Mỹ cũng quan tâm đến nhân quyền

Trong một tuyên bố khác, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết họ đã tận dụng mọi cơ hội để nêu vụ việc của ông Châu lên các cấp cao nhất của Chính phủ Việt Nam, đồng thời cho biết thêm các nhà chức trách cũng Việt Nam đã biết về "sự quan tâm sát sao" của Australia đối với trường hợp của ông này. Bộ Ngoại giao Australia đã 70 lần nêu yêu cầu với Chính phủ Việt Nam về trường hợp ông Châu Văn Khảm (4)

Một sự ngẫu nhiên đáng quan tâm, vào thời điểm Toàn quyền Australia thăm Việt Nam, từ ngày 4 đến ngày 6/4, một phái đoàn Dân biểu Quốc hội Châu Âu thuộc Phân ban Nhân quyền viếng thăm Việt Nam, do Dân biểu người Đức Udo Bullmann, Trưởng ban Nhân quyền dẫn đầu. Kết thúc chuyến viếng thăm, chiều ngày 6/4, Phái đoàn đã mở cuộc họp báo ở Hà Nội để nói lên “sự quan ngại sâu sắc trước tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ” tại Việt Nam. Đoàn đã chỉ trích những vi phạm nhân quyền trên các lĩnh vực xã hội và chính trị, đặc biệt là không gian tự do của xã hội dân sự bị thu hẹp, các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự được sử dụng để dập tắt mọi tiếng nói bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động xã hội bị sách nhiễu, tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, đặc biệt là ngôn luận trực tuyến, và quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị hạn chế”. Phái đoàn kêu gọi Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, kể cả lãnh đạo các tổ chức phi chinh phủ (NGO), nhà báo và nhà hoạt động bảo vệ môi sinh (5).

Một phái đoàn khác, từ lưỡng viện Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ Jeff Merkley dẫn đầu sẽ thăm Việt Nam vào cuối tuần này và tuần sau, với mục đích thúc đẩy quan hệ song phương và quan hệ đa phương với các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó sẽ nêu vấn đề nhân quyền và sự gây hấn của Trung Quốc. Mục tiêu của chuyến đi nhằm hỗ trợ các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bảo vệ và tăng cường chủ quyền và an ninh của họ trước sự gia tăng gây hấn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nhà lập pháp sẽ tham dự hơn 35 cuộc họp với các quan chức chính phủ Việt Nam và các nhà lãnh đạo ASEAN, cùng với đại diện của các tổ chức xã hội dân sự và giám đốc điều hành doanh nghiệp. Vậy là, không chỉ Australia, châu Âu và Hoa Kỳ cũng ngày càng quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam (6). 

https://www.rfa.org/vietnamese

“Dr. Ruồi” bị bắt

Việt Bình /SGN
10/4/2023


https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/04/THP-2.jpg


Ông Trần Quí Thanh và hai con gái (VNE) 

Nổi tiếng với biệt danh “Dr. Ruồi”, ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát, và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị bắt tạm giam ngày 10 Tháng Tư 2023.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/04/chum-san-pham.png

Sản phẩm của Tân Hiệp Phát (THP) 

Chiều 10 Tháng Tư, công an đã khám xét chỗ ở, nơi làm việc của ba bị can tại chín địa điểm. Hàng trăm cảnh sát vũ trang đã phong toả trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát trên quốc lộ 13, phường Lái Thiêu, TP Thuận An (Bình Dương) để khám xét.

Theo cơ quan C01 của công an, việc khởi tố và bắt tạm giam ba cha con ông Thanh nằm trong diễn tiến giải quyết đơn tố cáo của một số người ở Sài Gòn và Đồng Nai. Họ tố giác ông Thanh, bà Uyên Phương, bà Bích và một số cá nhân có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cưỡng đoạt tài sản. Những vụ việc này liên quan các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại Đồng Nai và Sài Gòn.

Hai năm trước, Tháng Ba 2021, C01 đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi nhận được đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Kim Oanh Đồng Nai (Công ty Kim Oanh); ông Nguyễn Văn Chung (Giám đốc Công ty DCB) và Lâm Hoàng Sơn. Trong đơn, ông Lâm cho rằng ông Thanh và con gái Uyên Phương cùng một số người liên quan đã có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua chuyển nhượng dự án, cổ phần doanh nghiệp.

Các ký kết giữa hai bên là hợp đồng giả cách (các bên thực hiện nhằm che giấu một hợp đồng khác), bản chất là việc vay mượn tiền. Theo đơn tố cáo của ông Lâm, hành vi của bà Uyên Phương gây thiệt hại cho Công ty Kim Oanh Đồng Nai hơn 1,000 tỷ đồng. Cuối năm 2020, hàng chục bất động sản của Trần Uyên Phương đã bị phong tỏa.

Gia đình ông Trần Quí Thanh là một trong những gia đình nổi tiếng nhất Việt Nam, với doanh nghiệp Tân Hiệp Phát. Được thành lập năm 1994, với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tập đoàn Tân Hiệp Phát sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1… Tính đến thời điểm cuối năm 2020, cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, sở hữu 54.4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/04/Tran-Qui-Thanh-Tan-Hiep-Phat-3636-1681124038.jpg


Ông Trần Quí Thanh và con gái Trần Uyên Phương. Ảnh: Thành Nguyễn, VNE 

Tân Hiệp Phát từng dính vào nhiều scandal chấn động thị trường Việt Nam, gây chú ý dư luận và trở thành chủ đề báo chí trong suốt thời gian dài, đặc biệt vụ “con ruồi 500 triệu”. Cụ thể, ngày 3 Tháng Mười Hai 2014, chủ quán cơm Võ Văn Minh ở xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang, phát hiện có ruồi trong chai nước Number 1 chưa mở nắp của Tân Hiệp Phát. Ngày 27 Tháng Giêng 2015, ông Minh hẹn gặp đại diện Tân Hiệp Phát tại một quán cà phê ở huyện Cái Bè (Tiền Giang), trong lúc ông Minh nhận 500 triệu đồng thì bị Công an tỉnh Tiền Giang bắt quả tang. Thời điểm này, Tân Hiệp Phát bị dư luận lên án về hành vi “bẫy người tiêu dùng”.

Sự việc tạo nên làn sóng phẫn nộ khi ngày 18 Tháng Mười Hai 2015 ông Võ Văn Minh bị tuyên mức án 7 năm tù giam vì tội “cưỡng đoạt tài sản”. Đại diện của Tân Hiệp Phát cũng cho biết, kể từ khi sự việc xảy ra công ty đã bị thiệt hại 2,000 tỷ đồng. Kể từ vụ việc ồn ào này, ông Trần Quí Thanh được dư luận đặt cho biệt danh “Dr. Ruồi”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/04/tran-qui-thanh-2-6409-1681128251.jpg


Các bị can (từ trái): Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích – Ảnh: Bộ Công an 

Như nhiều doanh nghiệp khác, Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng chi đậm cho các chiến dịch truyền thông đánh bóng tên tuổi. Một trong những bài báo viết về gia đình ông Trần Quí Thanh ghi:

“Trong những cuốn sách viết về gia đình, Uyên Phương tiết lộ thành công của doanh nghiệp đến từ việc gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi, từ gia đình nhỏ họ Trần đến đại gia đình là doanh nghiệp với hàng nghìn nhân viên. Tại đây, không có chuyện dòng tộc được ưu tiên. Vợ con ông Thanh không nghiễm nhiên hưởng thụ thành quả. Mỗi người đều sắm một vai trò to lớn trong công cuộc đưa Tân Hiệp Phát vươn ra biển lớn.

“Nếu ông Thanh là người lèo lái con tàu doanh nghiệp, thì bà Nụ là tay hòm chìa khóa, người thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của anh em nhân viên, là người luôn có mặt cho bất cứ ai tìm đến xin lời khuyên hay chia sẻ. Hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích đảm nhiệm các vị trí đối ngoại, truyền thông, vận hành, quan hệ đối tác… Không có sự ưu ái nào, ngược lại, nhất cử nhất động của hai người con đều bị cha chất vấn từng chút một, nhằm đảm bảo sự công bình và hiệu quả hoạt động vì mục tiêu chung nhất, đó là thành công của hàng nghìn con người của đại gia đình “Dr. Thanh”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/04/34054967033671819868636288936366235582839578n-16811226859421772146376.jpg


Trụ sở Tân Hiệp Phát bị khám xét (Tuổi Trẻ) 

Giờ đây, gia tộc này đang sụp đổ. Bà Trần Uyên Phương, con gái của ông Trần Quí Thanh, từng tham gia góp vốn thành lập 11 doanh nghiệp, với đăng ký hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản. Thời điểm bị bắt, bà Trần Uyên Phương là Phó tổng giám đốc tại Tân Hiệp Phát, và có vai trò sở hữu vốn, lãnh đạo tại 40 doanh nghiệp khác nhau có liên quan tới gia đình đại gia nước giải khát này. Trước khi bị bắt ngày 10 Tháng Tư, ngày 6 Tháng Ba 2023, báo chí cho biết, bà Trần Uyên Phương đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM điều tra về hành vi trốn thuế và giúp cho người khác trốn thuế. Việc này diễn ra sau khi Chi cục Thuế Thủ Đức gửi công văn cho Cơ quan điều tra.

Copy từ FB Luật sư Nguyễn Văn Quynh:


Tất cả từ Lòng Tham vô độ.


Vụ án nhẽ ra đàm phán hoà giải xong từ 3 năm trước thì sẽ không có bi kịch bị bắt như ngày hôm nay. Tham lam hay tham mưu cứ cãi "giao dịch giả tạo chuyển nhượng vốn góp bản chất là cho vay tiền lãi suất cao người yếu thế" là dân sự. Còn thách thức khách hàng của mình muốn kiện đâu thì kiện. Khách hàng đã quỳ gối tại tư gia để xin nhận lại dự án dù đã nộp đủ lãi và gốc cũng không trả lại cho họ. 

Tức nước thì vỡ bờ chứ doanh nghiệp với nhau họ cũng chả muốn tố cáo làm gi cho phức tạp còn làm ăn.


Nhiều bản kiến nghị gửi cho C01 tôi đã phân tích rồi. Hành vi Cưỡng đoạt tài sản là rất rõ ràng. Nếu bên cho vay bảo là mua cổ phần của bên vay đã ký xong (Bản chất bên cho vay luôn bắt ký trước việc chuyển nhượng mới cho vay, nếu vi phạm thời hạn thanh toán thì tự động tài sản đó của bên cho vay - hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giải cách nhằm mục đích che dấu giao dịch cho vay). Gót chân Asin là tiền đóng lãi 3 tháng 1 lần qua tài khoản ngân đều nhận đủ. Tuy nhiên có 1 lần khách hàng quên chậm đóng lãi 2 hôm đã bị không nghe ĐT và tuyên bố dự án đã về tay bên cho vay. Để tiếp tục gia hạn 3 tháng tiếp theo khách hàng đã bị ông chủ bên cho vay phạt 50 tỷ cho việc chậm đóng lãi 2 ngày và đồng ý ra hạn cho bên vay. Tức là ngoài việc đóng đủ lãi của 3 tháng tiếp theo còn bị phạt 50 tỷ đồng. Thế thì mua bán cổ phần kiểu gì mà phải đóng lãi quý và cưỡng đoạt 50 tỷ của bên vay.

Vậy mà qua nhiều lần làm việc bên cho vay vẫn kiên quyết chỉ là giao dịch dân sự chuyển nhượng cổ phần. Không hề có cho vay lãi 


Cuối cùng cũng tạm xong 1 vụ án tố giác tội phạm kéo dài quá thời hạn luật định 3 năm mới khới tố bị can.


P/S: STT nghĩ lại quá trình luật sư theo đuổi một vụ án nhiều cung bậc cảm xúc. Nghĩ cũng lạ, năm ngoái thế nào lại nhận bào chữa cho cháu ruột ổng tại toà tỉnh Bình Dương vì dám lấy 800 triệu tiền hàng của ổng năm 2003. Ổng tố luôn ông cháu ruột vừa năm ngoái xử 7 năm tù.


https://bocongan.gov.vn/.../khoi-to-03-doi-tuong-thuoc...

https://tuoitre.vn/bat-chu-tich-tap-doan-tan-hiep-phat...

Nguyễn Mỹ Khanh - Bảo hiểm 

  

Trong hình là cô chủ trang trại và một trong những con ngựa cưng của cô. Hôm qua chúng tôi quay cảnh diễn viên Thái San và các em nhỏ ngồi trên lưng ngựa di chuyển chậm. 

Thấy ngựa ngoan và hợp tác tốt, chúng tôi xin phép cô chủ cho Thái San cưỡi ngựa chạy nhanh, cô đáp, được nhưng cần phải ký bảo hiểm tai nạn trước. 

Tôi giật mình, dù đã được train về quản trị rủi ro nhưng tôi vẫn quên. Cô quá đúng! Cô là người Pháp, những việc như vầy với công dân Châu Âu và Mỹ rất thuần thục, người Việt mình chưa quen có sẵn ý thức về bảo hiểm, về luật pháp và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày. Đây là kết quả của giáo dục phổ thông, ở ta, những vấn đề thiết thực nhất cho đời sống một con người không được dạy đầy đủ và đúng.

Sáng nay coi clip Ngọc Lan khóc vì bảo hiểm, xót cho Lan quá! Mình thấy buồn, sau gần 1/4 thế kỷ bảo hiểm nước ngoài vào Việt Nam rồi mà vẫn còn nhiều người/công ty chưa tách bạch giữa bảo hiểm để bảo vệtiết kiệm sinh lời hay đầu tư sinh lời móc chung trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nhiều tư vấn bảo hiểm cũng không tư vấn rõ ràng, gây ra nhiều chuyện đau lòng. 

Mình chia sẻ vài lưu ý sau: 

1/ Phí bảo hiểm nhân thọ thuần túy cũng giống như phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe vậy, sau 1 năm không có rủi ro thì phí đóng sẽ mất, không thể thu lại được, vì vậy phí thuần không cao so với những sản phẩm có cộng thêm thường được chào mời. 

(P/s: Tất cả những sản phẩm có nhận lại tiền khi kết thúc hợp đồng đều không phải sản phẩm thuần bảo hiểm- dù có note rõ ra hay không- xem thêm mục 4) 

2/ Bản chất của bảo hiểm nhân thọ là bảo vệ khi có rủi ro, tức chỉ đền bù bằng tiền mặt khi qua đời hoặc tàn tật vĩnh viễn. 

1 + 2 >>> Cái nào được đền bù nhiều tiền nhất mà chi phí đóng thấp nhất chính là sản phẩm có lợi cho bạn nhất.

Giả dụ cùng mức đền bù 1 tỉ khi có rủi ro, bạn nghĩ coi 4 trường hợp đóng phí dưới đây thì ai có lợi hơn: 

- Đóng 100 triệu/ năm

- Đóng 60 triệu/ năm

- Đóng 30 triệu/ năm

- Đóng 13 triệu/ năm.

Rõ ràng mức thấp nhất 13 triệu là tốt nhất cho người mua bảo hiểm, vì khi xảy ra sự cố, được đền bù ngay 1 tỉ dù bạn đã đóng 13 triệu hay 100 triệu, 500 triệu rồi, đã đóng phí 1 ngày hay 70 năm đều nhận đền bù như nhau.

3/ Sao mua tới 70 năm? Biết còn sống tới 100 tuổi không mà đóng? 

Ngay khi xảy ra rủi ro thì hợp đồng kết thúc, dù đang ở tuổi nào, không phải đóng tiền nữa, mà là nhận tiền đền bù. 

Các hợp đồng 99 hay 100 tuổi thường đóng phí tới 60 hay 65 tuổi, sau đó không còn đóng phí nhưng vẫn được tiếp tục bảo hiểm, nên có lợi cho khách hàng. 

Càng mua dài năm bạn càng có lợi, vì phí đóng thấp, quyền lợi đền bù cao. 

(Nhiều người tuổi cao muốn mua dài năm mà không được. Giả dụ lấy 100 tuổi làm cột mốc, bạn 30 tuổi thì maximum mua 70 năm, 40 tuổi thì 60 năm, mà năm càng dài thì phí càng thấp. Chưa kể, tuổi càng cao, sức khỏe càng xuống thì phí càng tăng) 

4/ Vụ mua bảo hiểm có nhận lại tiền và sinh lời là sao? 

Thật ra thì phần tiền này (4) được tính riêng, tách bạch với phí bảo hiểm hàng năm (mục 1- phần phí không hoàn lại). 

Phần tiền (4) tựa như tiền bạn gửi tiết kiệm trong ngân hàng hoặc như trái phiếu, cổ phiếu khi đầu tư vào công ty nào vậy đó. Và đầu tư của bạn trong trường hợp này là vô công ty bảo hiểm. 

Phí đóng bảo hiểm của bạn cao, thực chất là cộng của phí bảo hiểm không hoàn lại (1) và tiền đầu tư có sinh lời (4) 

(P/s: Cái này công ty bảo hiểm có tách ra và nói rõ cho khách hàng biết không hay vẫn còn gộp và gọi chung là phí bảo hiểm?) 

Phần tiền gửi/ đầu tư (4) đó, công ty bảo hiểm đem đầu tư vào nhiều dự án khác và chia lời lại cho bạn theo hạn mức nhất định - được tính toán kỹ - và note ra thành một bảng cho bạn biết mỗi năm là bao nhiêu, bạn mua bao nhiêu năm thì note bấy nhiêu năm, tra cứu dễ dàng, người tư vấn được yêu cầu phải trình bày bảng này cho khách hàng cẩn thận trước khi ký hợp đồng. 

Tiếc thay, nhiều khách hàng bị bỏ qua phần tư vấn này, dẫn tới nhiều hệ luỵ đáng tiếc. Trình độ tư vấn và cái tâm của người tư vấn rất quan trọng là vậy. 

5/ Giữa cha/mẹ và con nên mua bảo hiểm nhân thọ cho ai? 

Mua cho người trụ cột gia đình, vì khi trụ bị gãy, không ai nuôi con nhỏ, mẹ già, số tiền bảo hiểm sẽ giúp vượt qua khó khăn phần nào. 

Túm lại nên chọn:

- Mua bảo hiểm với mức đền bù cao nhất, tức mệnh giá hợp đồng cao nhất (xét cùng một số tiền đóng phí). 

- Phí đóng thấp nhất. 

- Số năm được bảo hiểm dài nhất.

- Chỉ mua thuần bảo hiểm, không thêm tiết kiệm, đầu tư.

- Tổng số tiền đóng cho toàn bộ bảo hiểm trong gia đình không vượt quá 10% thu nhập. 

Việt Nam là nước nghèo, trẻ em rất cần được bảo vệ, hãy để cha mẹ các em được biết những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mà phí đóng chỉ từ hơn 2,5 triệu - 3,5 triệu một năm, tức chỉ 250-320 ngàn đồng/ tháng- nhưng quyền lợi là 100 triệu nếu chẳng may xảy ra rủi ro. Tôi mong các công ty bảo hiểm duy trì và phát triển loại sản phẩm này. 

P/s: Mong các bạn phóng viên phỏng vấn các chuyên gia bảo hiểm hỏi xem phí đóng bảo hiểm ở các nước ra sao? Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ các nước có cộng thêm các sản phẩm phụ không? Nếu không, vì sao nước ta có? Vậy truyền thông về bảo hiểm nên quay lại cái gốc ban đầu là thuần bảo vệ hay tiếp tục con đường tiết kiệm là chính?

NGUYỄN MỸ KHANH 09.04.2023

https://www.facebook.com/nguyenmykhanh/

Mua bảo hiểm nhân thọ: bị gạt hay tự nguyện?

RFA


10/4/2023


Mua bảo hiểm nhân thọ: bị gạt hay tự nguyện?


Tập đoàn Bảo Việt, một trong những tập đoàn bán bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Ảnh minh họa. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngREUTERS 

Mấy hôm nay, mạng xã hội xôn xao câu chuyện của một diễn viên cho rằng, mình bị lừa mua bảo hiểm nhân thọ. Sự việc khiến Bộ Tài chính yêu cầu công ty bảo hiểm phải rà soát các thông tin về hợp đồng bảo hiểm cũng như việc tư vấn của người đại lý bán bảo hiểm cho diễn viên này.

Một số bình luận trên mạng xã hội cho rằng, các công ty bảo hiểm “lừa” khách hàng mua bảo hiểm thông qua đội ngũ đại lý; một số khác cho rằng, khách hàng có thời gian 21 ngày cân nhắc để đọc hết các điều khoản sau khi mua bảo hiểm. Nếu không thích có thể hủy hợp đồng lấy lại hoàn toàn số tiền đã đóng. Khách hàng không đọc là “lỗi” của khách hàng.     

Một người huấn luyện đại lý cho Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential (giấu tên vì lý do an toàn) nói với RFA:

“Thật ra lỗi là cả ở phía khách hàng là người đại lý, nhưng tôi không nghĩ đại lý có lỗi chính vì đại lý chỉ là cầu nối giữa khách hàng và công ty ban đầu mà thôi. Người dân mình thường mua bảo hiểm vì niềm tin, vì mối quan hệ, vì xã giao. Ví dụ mình làm sếp công ty nào đó mà có người nhà bán bảo hiểm thì nhân viên hay mua để lấy lòng sếp.

Do đó, khi tôi huấn luyện đại lý tôi vẫn nói, phải nói rõ khách hàng có 21 ngày cân nhắc sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Về nhà khách hàng phải đọc kỹ các điều khoản, đọc hết nội dung hợp đồng. Nếu cái nào không hiểu thì hỏi lại công ty. Còn nếu thấy nó không phù hợp thì có thể hủy hợp đồng nhận hàng và số tiền đã đóng trong 21 ngày cân nhắc. Tư vấn viên thì họ chỉ ăn hoa hồng thôi. Họ đâu có đi giựt tiền của khách hàng vì tiền khách hàng nộp cho công ty mà”.

Là một luật sư, ông Đặng Đình Mạnh viết trên Facebook cá nhân của mình rằng: “Đừng vội trách công chúng không đọc hợp đồng bảo hiểm. Vì có đọc cũng chẳng hiểu, kể cả luật sư. Cho nên, thực chất khách hàng là nạn nhân của các đại lý bảo hiểm vô đạo đức đã cố ý giải thích sai hợp đồng.”

Bảo hiểm nhân thọ là một dạng sản phẩm không được bán trực tiếp mà phải thông qua đội ngũ đại lý. Đại lý chính là cầu nối trung gian giữa công ty bảo hiểm với khách hàng. Đại lý được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Người đại lý luôn luôn được công ty huấn luyện kỹ càng trước khi bán bảo hiểm cho khách hàng. Nhưng một số đại lý vẫn bị coi là tư vấn không đúng với trách nhiệm và đạo đức dẫn đến thiệt thòi cho cả khách hàng lẫn công ty.

Điều 88 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 nêu rõ, trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Ông Bằng Phi, một đại lý có thâm niên bán bảo hiểm nhân thọ cho Manulife Việt Nam hơn 20 năm, nêu quan điểm của ông với RFA sáng ngày 10 tháng 4 năm 2023:

“Cái chuyện này nó xảy ra cũng nhiều năm lắm rồi. Thứ nhất, bộ hợp đồng bảo hiểm nó rất là dày. Một số khách hàng họ tin vào người đại lý cho nên họ không có đọc điều khoản hợp đồng. Mà quan hệ giữa khách hàng với công ty là thông qua hợp đồng bảo hiểm với những điều khoản được ký kết. Còn những lời đại lý tư vấn chỉ là lời nói thôi, nó không thể hiện trong bộ hợp đồng. Đại lý chỉ là môi giới thôi.

Một số người đại lý muốn bán được hợp đồng nên có thể họ tư vấn không rõ ràng. Họ có khuynh hướng đẩy quyền lợi lên rất là cao. Họ không nói sai nhưng họ nói không đầy đủ. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì đa số là do đại lý.

Họ thường tư vấn lấp lửng. Họ nói mặt phải mà không nói mặt trái. Họ nói quyền lợi mà không nói nghĩa vụ của khách. Ngoài ra, người Việt Nam có khuynh hướng nể cả người đại lý. Đại lý là người thân, người quen nên chỉ tin mà không vặn hỏi. Mà khách hàng đã tin đại lý thì đại lý bán cái gì họ cũng tin và mua.”

Từng được công ty cho đi nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, ông Phi khẳng định, chuyện đại lý bị coi là lừa khách hàng do tư vấn không trung thực rất phổ biến ở Việt Nam, nơi mà ông gọi là “quan tham thì dân phải gian”.

Chị Dung, một khách hàng Dai-ichi Life nói với RFA:

Không ai mà đọc hết cả trăm điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm cả. Cỡ nào mình kiện mình cũng thua hết vì họ có những điều khoản nhỏ bên trong nữa. Không ai nghe hết cả trăm điều khoản từ tư vấn viên cả. Theo tôi, bảo hiểm ở Việt Nam nó đã biến tướng rồi. Tôi có cảm giác bị lừa. Tôi đóng 150 triệu trong bảy năm mà lấy lại được có 19 triệu thôi. Đó là vấn đề.”

Tính đến ngày 01 tháng 12 năm 2021, có 18 công ty bảo hiểm nhân thọ  đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó có những công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất trên thế giới như AIA; Prudential; Manulife; Metlife; Dai-ichi Life Insurance; Generali Việt Nam…

Vụ diễn viên Ngọc Lan mua bảo hiểm, Bộ Tài chính yêu cầu Công ty MVI trả lời

10/4/2023

Vụ diễn viên Ngọc Lan mua bảo hiểm, Bộ Tài chính yêu cầu Công ty MVI trả lời


Diễn viên Ngọc Lan 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngHình chụp màn hình Facebook của diễn viên Ngọc Lan 

Bộ Tài chính hôm 10/4 cho biết Bộ này đã có văn bản gửi Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MVI (Công ty MVI) phải có trả lời về vụ diễn viên Ngọc Lan phản ánh trên Facebook mình bị “lừa” mua bảo hiểm nhân thọ.

Hồi cuối tuần qua, diễn viên Ngọc Lan (tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Lan) đã lên Facebook cá nhân khóc lóc và kể rằng mình đã quá tin nhân viên bảo hiểm để mua hợp đồng nhân thọ với giá 700 triệu đồng một năm trong mười năm với hy vọng sẽ thu về 10 tỷ đồng gồm bảy tỷ đồng gốc và ba tỷ đồng lãi sau 10 năm.

Tuy nhiên, gần đây cô phát hiện tiền gốc sau khi đóng đến năm thứ 10 sẽ có thể ít hơn bảy tỷ đồng.

Những chia sẻ của diễn viên Ngọc Lan đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Có những bình luận cho rằng các công ty bảo hiểm thường tìm cách “lừa” người mua bảo hiểm nhân thọ, cũng có những bình luận đổ lỗi cho diễn viên không đọc kỹ hợp đồng, đưa thông tin “ác độc” làm mọi người xa rời bảo hiểm nhân thọ.

Bộ Tài chính yêu cầu Công ty MVI thực hiện rà soát các thông tin về hợp đồng bảo hiểm giao kết với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan và quá trình tư vấn của đại lý bảo hiểm; việc công bố thông tin cho khách hàng khi thay đổi chủ đầu tư và đổi tên doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính yêu cầu công ty này báo cáo kết quả thực hiện các nội dung yêu cầu về Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trong ngày 11/4.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét