Quê Hương tổng hợp
Một người thuộc “Hội thánh Tin lành đấng christ Tây Nguyên” bi bắt vì theo FULRO
10/4/2023
(VNTB) – Nhà chức trách Việt Nam đưa tin Công An Đắk Lăk cho bắt đối tượng xuyên tạc, phá hoại chính sách đại đoàn kết.
Theo đó, ông Y Krếch Byă (SN 1978, trú xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) đã bị Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ngày 8/4/2023 với tội danh “Phá hoại chính sách đại đoàn kết” theo điều 116 BLHS năm 2015.
Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can đối với đối tượng phản động lưu vong ở Mỹ Aga (SN 1997, trú xã Rờ Cơi, huyện Sa Thầy, Kon Tum) cùng về tội danh trên.
Chính quyền cáo buộc ông Y Krễc Byă cầm đầu một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo tự xưng với tên gọi “Hội thánh Tin lành đấng christ Tây Nguyên”, hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết của Việt Nam, gây chia rẽ dân tộc.
Cơ quan chức năng cho rằng “Hội thánh Tin lành đấng christ Tây Nguyên” là một tổ chức phản động trong nước được đối tượng A Ga (một đối tượng FULRO lưu vong tại Mỹ) thành lập vào tháng 9/2020, hoạt động dưới danh nghĩa là một tổ chức tôn giáo.
Thực chất, đây chính xác là một tổ chức phản động trong nước, có thành viên là các đối tượng FULRO cũ, hoạt động với mục đích và phương thức giống như trước đây: Tìm cách phá hoại các chính sách đoàn kết của Việt Nam, gây chia rẽ dân tộc, từng bước xây dựng lực lượng, kêu gọi kích động bạo loạn, thành lập nhà nước tự trị riêng.
Công an xếp Y Krễc Byă vào diện cốt cán và được xem là “thủ lĩnh” của FULRO ở trong nước. Ông đã Y Krễc Byă từng bị xử phạt 8 năm tù về “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” và ra tù năm 2012.
Theo cơ quan điều tra, mục sư Y Krễc là đầu mối tiếp nhận chỉ đạo của ông A Ga; thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn “nhân quyền”, cách thức viết “báo cáo vi phạm”, cách đối phó với lực lượng Công an; là đối tượng chính lôi kéo và củng cố niềm tin cho các đối tượng khác.
Ngày 08/4/2023, Công an tỉnh Đắk Lắk thu được nhiều tài liệu và tang vật quan trọng tại nhà riêng của ông Y Krễc Byă. Công an tỉnh xác định đây là đối tượng chủ chốt trong âm mưu hoạt động của tổ chức “Hội thánh Tin lành đấng christ Tây Nguyên”, cần tập trung khai thác triệt để với mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở hoạt động của tổ chức trên. Sau khi bị bắt, ông Y Krễc Byă được đưa về Công an tỉnh để tiếp tục khai thác, điều tra xử lý.
Công an Đăk Lăk xem việc bắt và xử lý đối tượng “thủ lĩnh” là một đòn tấn công mạnh mẽ vào tâm lý địch, đập tan những âm mưu đang chờ thực hiện của tổ chức phản động này, chặn đứng những thủ đoạn, hoạt động chống phá của chúng trong tương lai.
Trong thời gian tới, Công an tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục mở rộng điều tra, bắt và xử lý thêm các đối tượng cốt cán của tổ chức trên, tiến tới triệt để xóa bỏ tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng christ Tây Nguyên”, lấy lại sự trong sạch cho tôn giáo Tin lành thuần túy, đem lại cuộc sống bình yên của người dân trong các buôn làng trên địa bàn
Trên trang Facebook “Người Thượng vì công lý” đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Đăk Lak thả người bị chính quyền bắt giữ sau khi tham dự Lễ Phục Sinh ngày 8/4/2023.
Những người này được cho là đã bị mật vụ bắt giữ trên đường đi về nhà sau khi dự Lễ Phục Sinh và buổi tiệc mừng sinh nhật cho con của thầy Y Nuêr tại tư gia. Tổ chức “Người Thượng vì công lý” được xác nhận danh tính một số người bị bắt gồm có:
Y Bum Byă (Buôn Ako Tam)
Y Krêch Byă (Buôn Cuôr Knia)
Y El Niê (Buôn Cư Mblim)
Y Wang Êban (Buôn Kdun)
Y Lui Byă (Buôn Kdun)
H Biăp Adrơng (Buôn Cuôr Knia)
Y Nuen Ayun (Buôn Puăn)
Y Čơi Bkrông (Buôn Ako Mliêo)
H Bơn Ênuôl (Buôn Kdun)
Y Krot Byă (Buôn Cuôr Knia)
Số người còn lại vẫn chưa được xác định ( số lượng và danh tính).
Việt Nam đã bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa vào Danh sách Giám sát Đặc biệt (Special Watch List) vì những vi phạm về tự do tôn giáo hồi đầu tháng 12/2022
Báo Trung Quốc chỉ ra ‘quan ngại’ của Việt Nam trước chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ
10/4/2023
Ông Antony Blinken, khi còn là thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu khi đến thăm Đại học Xã hội và Nhân văn ở Hà Nội hồi tháng 4/2016 về chính sách của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Ông Blinken dự kiến sẽ tới thăm Việt Nam trong tuần này.
Một tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắc nhở về những “mối quan ngại” của Việt Nam trước thông tin Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có thể thăm quốc gia Đông Nam Á cuối tuần này và cho rằng chuyến thăm này sẽ không làm thay đổi “chiến lược” của Hà Nội.
Thượng nghị sỹ Mỹ Jeff Merkley thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken tại một cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 8/4. Dù các báo trong nước không đưa tin về sự kiện này nhưng Reuters cho biết ông Merkley nói với các phóng viên, trong chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn các nhà lập pháp Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ với Hà Nội, rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ có mặt ở Hà Nội trong tuần này.
Cả Mỹ và Việt Nam chưa có thông báo chính thức nào về chuyến thăm được lên kế hoạch của ông Blinken. VOA đã gửi yêu cầu bình luận trước thông tin về chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ tới Hà Nội đến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Chuyến thăm này được thông báo không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc điện đàm với Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong đó hai nhà lãnh đạo đồng ý tăng cường quan hệ giữa lúc hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện.
Cuộc điện đàm Biden-Trọng và chuyến thăm khả dĩ của ngoại trưởng Mỹ tới Hà Nội diễn ra trong lúc có những thúc đẩy từ phía Mỹ cho việc nâng cấp mối quan hệ đối tác của hai nước lên tầm đối tác chiến lược.
Phái đoàn lưỡng viện Mỹ, do TNS Merkley dẫn đầu đang thăm Việt Nam, cho biết cả quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam, theo báo Pháp Luật đưa tin.
Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Trung Quốc hôm 9/4 trích lời một chuyên gia nói rằng “Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại.”
Theo bài xã luận của tờ báo này, chuyến thăm sắp tới của Ngoại trưởng Blinken tới Hà Nội “có thể dẫn đến kết quả trong một số lĩnh vực, như an ninh hàng hải hay một số cải thiện trong hợp tác kinh tế, nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược chung của Việt Nam bởi giữa Việt Nam và Mỹ vẫn tồn tại một số mâu thuẫn cố hữu và mang tính cơ cấu.” Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Hứa Lợi Bình, nói với Hoàn cầu Thời báo rằng những mâu thuẫn này gồm vấn đề ý thức hệ và lịch sử, ám chỉ đến việc Việt Nam chọn theo chủ nghĩa xã hội và cuộc chiến trong quá khứ của Mỹ ở Việt Nam.
Việt Nam được xem là một đối tác quan trọng của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng theo các nhà quan sát, Việt Nam luôn phải dè chừng trước những phản ứng của Trung Quốc khi quan hệ và hợp tác với Mỹ. Hai chuyến thăm liên tiếp trong vòng một tháng của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Phó Tổng thống Kamala Harris vào năm 2021 cho thấy Mỹ mong ngày càng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam nhưng các lãnh đạo Việt Nam lúc đó không đáp lại đề nghị nâng cấp mối quan hệ với Mỹ của Phó Tổng thống Harris.
Nhà nghiên cứu kiêm phó giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, Lý Khai Thành, nhận định với tờ Hòa cầu Thời báo về những mối “quan ngại” của Việt Nam, cho rằng “Việt Nam không muốn đứng về phía nào trong trò chơi địa chính trị hiện nay.” Ông Lý còn nói rằng mối lo thứ hai của Việt Nam bắt nguồn từ trong nước khi cho rằng hệ thống chính trị của Mỹ và Việt Nam khác nhau nên “Việt Nam luôn cảnh giác với việc Mỹ thao túng hệ thống nội bộ của mình”. Do đó, theo nhà nghiên cứu của Trung Quốc, Việt Nam hy vọng “đặt mối quan hệ với Mỹ vào các lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ”, thay vì vào chính trị hay an ninh.
Tờ Hoàn cầu Thời báo trích lời các chuyên gia kết luận rằng dù Việt Nam duy trì hợp tác với Mỹ trong vấn đề Biển Đông, nơi Hà Nội có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, nhưng nói rằng Việt Nam “sẽ không bị Mỹ bắt cóc và không rơi vào cạm bẫy đối đầu.”
Tiếp phái đoàn các nghị sỹ Mỹ hôm 8/4, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính khẳng định lại quan điểm của Hà Nội rằng Việt Nam “luôn coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại” và “đánh giá cao việc Chính phủ và chính giới Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh, thịnh vượng, tự cường và độc lập,” theo ghi nhận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáp lại, theo tờ báo điện tử của Đảng, các thành viên lưỡng viện Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực hai bên cùng có lợi và mong muốn hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Khi trả lời báo giới về khả năng nâng cấp quan hệ với Mỹ hồi cuối tháng trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội nói rằng Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Joe Biden để thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển.”
Việt Nam: Ung thư gia tăng – Những ca mổ khối u lớn và nguy hiểm đang trẻ hoá ở VN
Cẩn Du
Em Trần Đức Dương 18 tuổi phát hiện ung thư xương tháng 6/2021. Bà Nguyễn Thị Cúc, 53 tuổi quê tại Hà Tĩnh mẹ Dương đang chăm sóc em. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bệnh viện K)
Ngày 3-4/11/2022 bệnh viện Ung Bướu Hà Nội phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam và Sở Y tế TP Hà Nội, đã tổ chức Hội thảo Phòng chống ung thư Hà Nội năm 2022 cho biết: Mỗi năm tại Việt Nam có 183 nghìn ca mắc mới và 123 nghìn người tử vong do ung thư, hiện có 354 nghìn người sống chung với ung thư.
Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), năm 2020 tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc (lên vị trí 90/185 quốc gia), và tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc, lên thứ 50/185 quốc gia sau 2 năm.
Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Bùi Vinh Quang cũng cho rằng, gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1990 và các ca mắc mới ngày càng trẻ hóa theo thời gian.
Trong các loại bệnh ung thư thì ung thư gan đang đứng đầu tại Việt Nam. Theo thống kê của Bệnh viện K, trong đó 90% số ca là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).
Những ca mổ bóc tách khối u lớn thành công những ngày gần đây, nhiều bệnh nhân đang trẻ hoá.
Mổ cắt u lớn ở bệnh nhi 4 tuổi
Tại Bệnh viện K, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã phẫu thuật thành công, lấy ra khối u kích thước 15 cm, đồng thời cắt bỏ toàn bộ các nhánh mạch cấp máu vào khối u dị dạng, tránh tái phát.
Khối u quái kích thước 15 cm đẩy lồi mắt trái ra ngoài của bệnh nhi 4 tuổi. Hai năm trước, bé trai được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương, kết quả sinh thiết là sarcoma cơ vân thể bào thai, một dạng ung thư phần mềm. Sau đó, trẻ hóa, xạ trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Tuy nhiên, Cuối tháng 1, khối u tái phát, kích thước tăng nhanh, đẩy lồi mắt trái của bệnh nhi ra ngoài. Khối u chiếm gần nửa vùng mặt trái, khiến em đau đớn, hoảng loạn, khóc cả ngày lẫn đêm.
TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa, cho biết khó khăn lớn nhất là khối u đã quá to, nguy cơ chảy máu, đe dọa tính mạng trẻ, bác sĩ Liên nói thêm: may mắn ca mổ đã diễn ra thuận lợi.
Khối u 3 kg trong lồng ngực thiếu niên
Chiều 7/4, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: ca mổ bóc tách khối u nặng 3 kg khỏi lồng ngực thiếu niên 16 tuổi diễn ra rất khó khăn. Để tránh biến chứng, ê kíp bác sĩ phải nút một số mạch máu bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân được truyền 3 lít máu, hơn 2/3 lượng máu của cơ thể.
“Chúng tôi bất ngờ bởi khối u chiếm trọn một bên ngực, ăn rộng, xâm lấn ra xương bả vai, chèn ép vào thành ngực”, bác sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực mạch máu, cho biết thêm khối u tăng sinh mạch máu rất nhiều, nguy cơ chảy máu ồ ạt trong khi mổ.
Đây là bệnh nhân có khối u lồng ngực to nhất điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, kích thước: 15×20 cm và nặng hơn 3kg. Kết quả sinh thiết là u mạch trong cơ, loại tổn thương lành tính rất hiếm gặp, tỷ lệ 0,7% các ca bệnh lành tính ở ngực.
Bệnh nhân Tú được chẩn đoán mắc u mạch máu, kích thước 3×4 cm năm 2018 tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Sau 4 năm, khối u to lên, bệnh nhân đến nhiều bệnh viện nhưng không có phương pháp điều trị tối ưu.
Đầu năm nay, khối u tăng kích thước rất nhanh, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) giới thiệu Tú đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Trong ảnh: Hai cha con anh Trần Công Tiến và cháu Trọng An đang điều trị ung thư xương tại bệnh viện K Tân Triều. Anh Trần Công Tiến, sinh năm 1969, quê tại Tổ dân phố số 3, Phường Lộc Hòa, Nam Định. Sinh được 03 người con, con gái út sinh năm 2011 đã mất vì bệnh ung thư cơ vân chỉ 1 năm sau khi chào đời. Năm 2013, vợ anh cũng phát hiện mắc bệnh ung thư vú mất 9 tháng sau đó. Năm 2022 con trai thứ 2 sinh năm 2009 tên là Trọng An phát hiện ung thư xương. Cháu điều trị từ tháng 3 năm 2022 cho tới nay. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bệnh viện K)
Khối u gần 10 kg to như mang thai 9 tháng
Bệnh nhân nữ 46 tuổi, gần đây bị đau bụng nhiều, rong kinh, sụt cân nhanh, đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, phát hiện khối u lớn, từ xương mu lên gần mũi ức, không đo được kích thước.
Sau phẫu thuật, khối u cắt ra nặng 9,3 kg. Ngày 21/3, bác sĩ Trần Hoàng Hưng, khoa Phụ sản, đánh giá đây là khối u xơ có kích thước và cân nặng lớn nhất trong lịch sử phẫu thuật của bệnh viện.
Tiền sử bệnh nhân có khối u xơ tử cung kích thước nhỏ bác sĩ khuyến cáo theo dõi định kỳ, nhưng bệnh nhân không tái khám.
Bác sĩ Hưng nói: “U xơ tử cung có kích thước lớn, nếu không can thiệp kịp thời sẽ chèn ép các cơ quan như niệu quản, trực tràng, bàng quang, khiến thận ứ nước, táo bón, tiểu khó, một số ít trường hợp có thể gây ung thư hóa”.
Khối u 8 kg chèn ép tim, phổi
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận bệnh nhân nam 56 tuổi có biểu hiện tức ngực, khó thở, các bác sĩ phát hiện khối u mỡ nặng 8 kg chèn ép tim, phổi.
Sau hai giờ, e kíp mổ đã lấy ra khối u mỡ nặng khoảng 8 kg, nằm lệch sang ngực trái, dính nhiều vào màng tim, màng phổi hai bên, chèn ép tim, mạch chủ.
Bác sĩ Dương Văn Minh, trưởng kíp phẫu thuật cho biết: đây là khối u mỡ hiếm gặp, kíp mổ gặp nhiều khó khăn do khối u to, đường mổ lớn nguy cơ mất máu, đau sau mổ rất cao. Sau mổ sức khỏe của bệnh nhân đã dần hồi phục.
Ông cho biết thêm: Hầu hết người bị u mỡ trong lồng ngực không có triệu chứng nếu kích thước u nhỏ. Khi u mỡ phát triển, chúng có thể gây ra các triệu chứng như khó thở và khó nuốt, do chèn ép lên các cấu trúc lân cận như khí quản hoặc thực quản, tim và các bộ phận quan trọng trong khoang ngực”.
Ho ra máu do khối u lớn chứa tóc và xương
Một bệnh nhân nữ 18 tuổi ở Hải Phòng. Khoảng hai tháng nay, người bệnh bị ho khạc đờm trắng đục lẫn máu, ho nhiều vào sáng sớm, khó thở, không sốt, không đau ngực và không sút cân. Bệnh nhân có tiền sử bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Trước khi vào viện, cô gái đã được gia đình đưa đi thăm khám tại nhiều nơi, song tình trạng ngày càng nặng.
Ngày 7/3, bác sĩ Bùi Hoàng Tú, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp cho biết: bệnh nhân thiếu máu nhẹ, phát hiện có khối u lớn chứa tóc và xương hiếm gặp trong lồng ngực.
Bác sĩ cho biết đây là trường hợp người bệnh trẻ tuổi, mắc loại u hiếm gặp trong thời gian khá dài.
Sau gần ba tiếng, bác sĩ lấy ra khối u lẫn tóc và xương đồng thời hút nhiều dịch. Bệnh nhân may mắn can thiệp thành công.
Tầm soát ung thư là gì – Thăm khám tầm soát để phát hiện ung thư sớm
Tầm soát ung thư là kỹ thuật giúp xác định các tế bào ung thư đang tồn tại trong cơ thể nhằm phát hiện sớm bệnh. Tầm soát ung thư thông thường được thực hiện thông qua các phương pháp cận lâm sàng là chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường cũng như các tế bào ác tính trong cơ thể, làm tăng khả năng điều trị bệnh và giúp nâng cao tỷ lệ sống và không tái phát bệnh sau 5 năm.
Ung thư có thể xuất hiện ở tất cả mọi độ tuổi cũng như giới tính, số lượng ca mắc mới và số ca tử vong đang tăng liên tục mỗi năm, nên cần chú trọng việc tầm soát ung thư. Kỹ thuật hỗ trợ trong tầm soát ung thư là xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh ngày càng phát triển hiện đại hơn giúp tăng khả năng phát hiện sớm các loại ung thư thông qua việc tầm soát ung thư.
Chủ động kiểm soát chế độ sinh hoạt và thói quen sống lành mạnh như không hút thuốc lá, phòng béo phì, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực vận động. Và đồng thời thực hiện tầm soát ung thư nhằm phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.
Tầm soát ung thư thông thường nên được thực hiện tối thiểu 1 năm 1 lần.
10 loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam năm 2022 gồm ung thư gan (chiếm 14,5%), ung thư phổi (14,4%), ung thư vú (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%), ung thư đại tràng (5,1%), ung thư trực tràng (3,5%), bệnh bạch cầu (3,4%), ung thư tuyến tiền liệt (3,4%), ung thư vòm họng (3,3%) và ung thư tuyến giáp (3%).
Bác sĩ khuyến nghị: Người dân cần đi khám định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần để tầm soát ung thư và phát hiện sớm những bất thường.
Sara - Nói hay không nói
10/4/2023
“Vấn đề không phải là nói hay không nói lên, mà là nói như thế nào, và nói để làm gì”.
(Inrasara.com, 2012)
Ở Kênh Inrasara-TV: “Hiện nay Cham đang ở đâu?”, bạn Kiệt Võ phản hồi có 3 ý chính: [1] Kinh, Cham, Hoa, Khmer đoàn kết vượt qua khó khăn, bảo vệ tổ quốc, [2] Đừng khơi dậy quá khứ khiến đất nước loạn lạc, người dân khổ đau, và [3] Nước ngoài lợi dụng xâm lược…
Mỗi lần bàn về Cham ở thì quá khứ, tôi gặp không ít ý kiến kiểu trên, phản hồi có vẻ thiện ý nhưng tràn sai lầm, cần được giải minh và giải tán.
Lịch sử thuộc quá khứ, không “khơi dậy quá khứ” khác gì đừng viết hay bàn về lịch sử, hay hơn – loại bỏ môn sử ra khỏi nhà trường. Có phải hễ bàn về lịch sử, là “đất nước loạn lạc, người dân khổ đau” không? Nữa, nước ngoài nào chực sẵn để mỗi khi ta bàn về lịch sử, thì nhảy vào xâm lược?
Này nhé,
Hôm nay ta đang “hữu hảo” với Trung Quốc, người Hoa là hậu duệ của “quân Nguyên, Mông”, “quân Thanh”, chớ hỏi ta có nên viết, bàn, dạy về chiến công của Trần Hưng Đạo, Quang Trung không?
Hiện ta cũng đang rất thân với Nhật bản, hỏi chớ sự kiện năm 1945 quân phiệt Nhật đã đẩy 2 triệu dân Việt Nam chết đói, ta không được bàn tới sao? Ta từng bàn, và Nhật cũng không khác.
Viettimes, ngày 1-9-2021 cho biết: “Năm 1993, sách ảnh “Kỷ lục 2 triệu người chết đói năm 1945” của nhà sử học Nhật Bản Furuta Moto được xuất bản…”
Hai chứng từ trên đủ giải tán luận điểm [2], nhẹ bỗng.
Trước video “Hiện nay người Cham đang ở đâu?, tháng 3 tôi có video: “Champa suy vong, vì đâu?”, cả hai chủ yếu nhấn về Champa và người Cham.
Thứ nhất, cho Cham biết mình từ đâu, và hiện đang ở những đâu, không là điều cần thiết sao?
Cho Cham hôm nay – hậu duệ của vương quốc Champa cổ có BÀI HỌC, gọi là bài học lịch sử. Bài học nhấn về chia rẽ tôn giáo, mục đích làm sao cả 3: Bà-la-môn, Bà-ni và Islam chung sống hòa bình trong lòng đất nước Việt Nam thống nhất. Là gây mất đoàn kết ư?
Hai “nội dung nói” là thế, còn cách nói, nghĩa là “nói như thế nào”, mời quý vị và các bạn xem lại 2 video.
http://inrasara.com/2023/04/10/nghi-77-noi-hay-khong-noi/
Chiến hạm Hoa Kỳ đi gần đảo nhân tạo do Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông
10/4/2023
Tàu chiến USS Milius của Hải quân Mỹ ở Philippines năm 2012 (minh họa)
AFP
Khu trục hạm Hoa Kỳ USS Milius vào ngày 10/4 đi gần đá Vành Khăn thuộc Trường Sa ở Biển Đông. Đây là hoạt động tự do hàng hải, FONOP, mà Hải quân Mỹ tiến hành lâu nay, nhưng bị Trung Quốc phản đối.
Reuters loan tin trong cùng ngày dẫn thông báo của Hạm đội 7 nêu rõ Khu trục hạm USS Milius tiến hành hoạt động bình thường trong vòng 12 hải lý của Đá Vành Khăn. Đây là một thực thể nửa chìm-nửa nổi thuộc Trường Sa mà phía Trung Quốc cải tạo thành đảo nhân tạo rồi xây dựng một sân bay và những cơ sở khác trên đó.
Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ nhắc lại rằng thực thể nửa chìm-nửa nổi như Đá Vành Khăn theo luật quốc tế không thể có vùng lãnh hải; hoạt động cải tạo, xây dựng những cấu trúc trên thực thể đó không làm thay đổi tính chất của đá.
Chiến khu Nam bộ của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc lên tiếng đáp trả cho rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo tại Biển Đông và những vùng nước quanh các đảo đó. Do đó việc chiến hạm Hoa Kỳ đi vào vùng nước 12 hải lý của Đá Vành khăn là phi pháp nên lực lượng Trung Quốc đã giám sát và cảnh cáo phía Mỹ.
Vào ngày 23/3 vừa qua, Khu trục hạm USS Milius đi qua vùng biển Hoàng Sa. Trung Quốc cũng lên án và nói đã xua đuổi chiến hạm Mỹ đi, tuy nhiên Hải quân Hoa Kỳ cho rằng tuyên bố từ phía Trung Quốc là sai lạc.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua đường đứt khúc chín đoạn mà Bắc Kinh tự vạch ra. Đường này bị Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế La Haye vào năm 2016 tuyên không có căn cứ cả về pháp lý lẫn lịch sử. Tuy vậy, Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa.
Biển Đông là một tuyến hàng hải được đánh giá có tính chiến lược trên thế giới, hằng năm lượng hàng hóa được vận chuyển qua tuyến đường này lên đến chừng năm ngàn tỷ USD; và vùng biển này còn giàu nguồn hải sản cũng như tài nguyên dầu mỏ.
Chủ tịch nước VN Võ Văn Thưởng công bố tặng Lào một triệu USD
10/4/2023
Chủ tịch Võ Văn Thưởng gặp Chủ tịch Hội hữu nghị Lào - Việt Boviengkham Vongdara tại Vientiane, Lào hôm 10/4/2023
TTXVN
Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến lân bang Lào. Trong ngày đầu tiên chuyến thăm, ông Thưởng công bố món quà trị giá một triệu USD của Hà Nội cho Vientaine.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin khi phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thủ đô Vientaine của Lào vào sáng ngày 10/4 và sau đó hội đàm với phía nước chủ nhà. Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì cuộc hội đàm.
Sau hội đàm, hai phía ký kết hai căn kiện hợp tác gồm Bản Ghi Nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ & đổi mới sáng tại giữa Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam và Bộ Công nghệ & Truyền thông Lào; Bản Ghi Nhớ (MoU) về hợp tác trong lĩnh vực Khoa học giữa Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục & Thể Thao Lào.
Trong ngày 10/4, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam Hoàng Xuân Chiến có cuộc gặp với Thứ trưởng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath.
Đại diện Quốc phòng hai phía cho biết sẽ chuẩn bị một loạt những hoạt động chung cùng với Campuchia; trong đó có hoạt động trao đổi quân sự hữu nghị biên giới cấp bộ trưởng tại ba địa phương giáp biên của ba nước: tại Kon Tum của Việt Nam, Attapeu Lào và Rattanakiri của Campuchia; gặp mặt thường niên của ba bộ trưởng quốc phòng cùng những hoạt động bên lề
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét