Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Ngày Nhân quyền Việt Nam lần thứ 21

Ngày Nhân quyền Việt Nam lần thứ 21



<iframe width="400" height="225" src="https://www.youtube.com/embed/8I4bD9Z3D84" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


Tổng giám đốc RFA phát biểu tại Ngày Nhân Quyền Việt Nam 2015


Lễ kỷ niệm năm thứ 21 Ngày Nhân Quyền Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS2FOV1lUWXNJN1l0U0VOdXhPQXRuQ1IxZFFV/view?usp=sharing

Dân biểu Barbara Comstock: "Để có một nền giao thương tốt đẹp với Hoa Kỳ, Việt Nam phải nhận ra thông điệp cải thiện nhân quyền mà chúng tôi nhắn gởi. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Hoa Kỳ muốn một quốc gia phải có một hệ thống mạng xã hội tốt đẹp, blogger được quyền viết blog chứ không phải bị bắt giam như ở Việt Nam, và những người khát khao tự do tín ngưỡng thì được thờ phượng theo cách họ muốn...."

Thnah Trúc- RFA
2015-05-11

Đội lốt
Đặng Xương Hùng (facebook)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVHpNcURVTWc1NDlrV081eWhKRS13MTM3djJj/view?usp=sharing

… Tra từ điển trên mạng, đội lốt được định nghĩa là vỏ bên ngoài giả trá để lừa dối.
Tôi sẽ kể cho các bạn 6 câu chuyện về đội lốt.
Theo hãng tin Pháp AFP hôm nay 03/02/2014, trả lời trong chương trình « Le grand Genève à chaud » của đài truyền hình Léman Bleu tối qua, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève, ông Đặng Xương Hùng cho biết đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ.
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012, nói rằng ông đã đến Thụy Sĩ hôm 18/10/2013 và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị. Với hành động này, ông tố cáo « sự độc tài » của chế độ Hà Nội, đã « đe dọa và cầm tù » các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số người khác noi theo.
Cựu lãnh sự từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983 và vừa từ bỏ đảng Cộng sản tuyên bố : « Đất nước chúng tôi đã rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có thay đổi, nhưng mới đây đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cách cai trị độc tài và chế độ độc đảng. Cuộc khủng hoảng này là toàn diện vì vừa là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, đồng thời còn trong lãnh vực giáo dục và y tế ».
Ông Đặng Xương Hùng đã quyết định hợp tác với phe đối lập Việt Nam, đặc biệt là Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM) được thành lập cách đây 25 năm. Tổng thư ký ủy ban này là ông Nguyễn Tăng Lũy cho rằng việc xin tị nạn của ông Đặng Xương Hùng là một « sự kiện đặc biệt », và nói thêm « Phía cuối đường hầm dường như đã cận kề ».
Sự kiện nhà ngoại giao trên xin tị nạn chính trị diễn ra trong lúc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới sẽ xem xét tình hình thực hiện các quyền cơ bản tại Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) diễn ra bốn năm một lần.

Phạm Minh Hoàng - Chuyện buồn từ Myanmar

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUk02V3E1djFUT0JoVHFWTlFtYUJDX0VJLU1N/view?usp=sharing

… Ngày 11/4/2015, truyền thông Việt Nam đã tường thuật lại những cuộc thảo luận giữa chính quyền Myanmar và 6 nhóm sắc tộc đối lập cũng như các chính đảng – trong đó dĩ nhiên có mặt bà Aung San Suu Kyi. Tuy chưa ngã ngũ nhưng mọi người phải nhìn nhận đây là một bước tiến mới trong tiến trình dân chủ hóa Myanmar vì vấn đề sắc tộc là một trong những khó khăn gay gắt nhất từ nhiều năm qua.
Khởi đi từ năm 1990, khi chế độ quân phiệt phủ nhận cuộc bầu cử dân chủ, bắt giam hàng trăm người trong đó có bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, một tổ chức đấu tranh bất bạo động. Một năm sau, bà Suu Kyi lãnh giải Nobel hòa bình trong tù, và Myanmar bắt đầu biết thế nào làm cấm vận và cô lập của toàn thế giới.
… So sánh với Việt Nam đã bắt đầu đổi mới từ năm 1986, bình thường hóa bang giao với Mỹ và Tây Âu từ năm 1994, nghĩa là trước Myanmar gần 30 năm (nếu lấy mốc 1986 so với 2013 của Myanmar), thì ta thấy rõ là Myanmar đã đi được trước một bước khá dài và điều quan trọng là vận hội mới tươi sáng hơn so với Việt Nam. Vậy thì họ đã khác ta ở những điểm nào?

Một lời khen và nhiều câu hỏi 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNVBtZ3Q0ZzliUG9MZjliSXBFTFh3cEQ2TVVn/view?usp=sharing

… Sau đó, ông đọc lướt qua cái CV, rồi tự dưng ông nói với tôi: "Anh biết không, tôi đã từng làm việc với 3 người Việt Nam, ai cũng outstanding cả." Thú thật, tôi mà nghe mấy câu loại này, tôi nghi ngờ ngay (chưa bao giờ tôi tự hào vì cái kiểu khen mà tôi cho là trịch thượng đó). Tôi muốn nghĩ rằng họ chỉ nói ngoại giao, nhất là trước mặt tôi, mà cái họ là ai cũng biết là người Việt Nam. Do đó, tôi lạnh lùng nói lại: Tôi thì thấy bọn họ cũng tầm thường thôi. Ổng có vẻ khó chịu và nói: Đó là nhận xét của anh, tôi chỉ nói cho anh biết rằng tôi nhận xét họ là outstanding, và tôi nghĩ tôi không sai. Nếu 1 người mà outstanding thì tôi nghĩ có thể là ngẫu nhiên hay tình cờ (lâu lâu vớ được một người giỏi), nhưng cả 3 người mà ổng khen như thế thì có lẽ không phải ngẫu nhiên. Mà, ông này là dân elite, chứ không phải hạng tầm thường. Sếp nói khẳng định như thế, thì tôi cũng không muốn nói gì thêm. Thôi thì cứ xem như là một lời khen thật lòng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét