Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Tưởng Năng Tiến – Con Ở Miền Nam Ra Thăm Lăng Bác

Tưởng Năng Tiến – Con Ở Miền Nam Ra Thăm Lăng Bác

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOUczcmtpNGJ2WTdibnh5MHZPbk1MT21iS0xZ/view?usp=sharing

Trong quyển Lịch Sử Tây Nam Bộ 30 Năm Kháng Chiến có đoạn ghi:

“Mùng 2 Tết Nguyên Đán năm Ất Mùi (1955), trong buổi chúc tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh thay mặt đồng bào Nam bộ dâng tặng Bác cây vú sữa.”
“Bác đã xúc động đến ngấn lệ khi biết đây là cây vú sữa của đồng bào vùng tận cùng của Tổ quốc. Cũng từ đó, cây vú sữa đã trở thành biểu tượng tấm lòng Bác Hồ đối với miền Nam và của miền Nam đối với Bác Hồ. Nhưng ai là người trực tiếp gửi tặng Bác cây vú sữa, nguồn gốc cây vú sữa là ở đâu?”

Chèn ơi, sao mà hỏi khó nhau dữ vậy cà?
Hồi đó, ở miền Nam cả đống người ái mộ Bác Hồ chớ đâu phải chỉ có một hay hai. Làm sao mà biết chính xác “ai là người trực tiếp gửi tặng Bác cây vú sữa” cho được, mấy cha?

Những chuyện cũ [thêm] đau lòng lắm người ơi 

Nguyễn Văn Tuấn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMXpUOW1sMUJrUEl3cHR5V3BCWWNsTVM3aUcw/view?usp=sharing

… Vậy mà sau này tôi lại có duyên với gia đình ông. Chẳng nhớ cơ duyên nào mà tôi quen anh Nguyễn Huệ Chi. Nhớ hôm ghé thăm nhà anh Huệ Chi, tôi thấy ấn tượng ngay cái thư viện của ông, và đặc biệt nhiều sách và kỉ vật liên quan đến cụ Đổng Chi. Hỏi ra mới biết anh chính là con trai của ông cụ Đổng Chi! Qua sách báo, tôi loáng thoáng biết rằng trong thời Nhân văn Giai phẩm, ông cụ Đổng Chi cũng bị lọt vào dòng xoáy của cơn lốc dã man đó. Dưới áp lực của đảng, ông viết bài chỉ trích và vu khống cụ Phan Khôi, một học giả nổi tiếng khác. Nhưng cụ Đổng Chi là người đàng hoàng và nhà văn hoá lớn, nên ông có chối lại cho con trai (tức là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi) giải oan cho cụ.

Thành ra, tôi thấy một hội thảo về đóng góp và sự nghiệp của một học giả đáng kính như thế là rất cần thiết. Nhưng những gì mà bạn bè kể lại thì hình như buổi hội thảo xảy ra với vài … lắt léo. Một người bạn (tạm gọi là HO) viết trên fb như sau:

“Để hội thảo có thể tiến hành được thì Ban tổ chức (Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM, Nhà xb Trẻ, Tập đoàn truyền thông Thanh Niên) không được đăng tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc vào kỷ yếu hội thảo, không được mời nhà văn Nguyên Ngọc; ông con Nguyễn Huệ Chi không được phát biểu cám ơn và những người tham dự hội thảo mà phải giao cho cô út, muốn trao đổi với các ý kiến tham luận thì đứng dưới hội trường chứ không được lên bục diễn giả, và nhiều chuyện khác ...”

Thật khó tưởng tượng nổi đến thế kỉ 21 mà vẫn còn những hành xử kém văn hoá như thế! Người bạn trên nói là “chuyện bên lề”, nhưng tôi thì thấy đó là chuyện quan trọng. Quan trọng là vì những câu chuyện như thế nói lên một sự thật là có những thế lực cố tình gây cản trở cho tự do học thuật. Và, thế lực này không từ bỏ một tiểu tiết nào, cho dù là rất thấp, để đạt được mục tiêu của họ. Do đó, không ngạc nhiên khi OA tự hỏi: “Nền tự do như vậy mà lại đi 'giải phóng' một nơi tự do khác”.

Những Con Chim Cánh Cụt
Alan Phan

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSFVSZnktb0ptX2EzdmItSmhlVUt2dmU5cEVn/view?usp=sharing

… Nhưng nói chung, ít nhất là 70 % thế hệ trẻ hôm nay (một ước đoán không thống kê được tại VN) đang bị suy thoái và tụt hậu nghiêm trọng khi so sánh kỹ năng của họ với những đồng niên khắp thế giới, ngay cả tại những quốc gia mà cách đây vài chục năm chúng ta vẫn xem thường (như Lào, Kampuchia, Myanmar…). Có thể các em bắt đầu là những hạt giống tốt, nhưng môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục tại Việt Nam đã cắt ngắn đôi cánh của các em. Sự vô cảm của các quyền lực khống chế khiến các em kẹt cứng dưới đáy vực và chỉ một số rất nhỏ đủ ý chí và may mắn để vượt qua thử thách.
Cùng một loại hạt giống đó của con người Việt, tuổi trẻ ở hải ngoại lại đạt được tỷ lệ có thể cao hơn những người Mỹ trắng sinh ra tại Mỹ. Theo thống kê của US Census Bureau, đến năm 2010, 29% dân Mỹ gốc Việt có bằng đại học (và có thể coi như thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội Mỹ). Trong khi tỷ lệ cho Mỹ trắng là 31%. Nếu chỉ bao gồm thành phần của thế hệ sau (dưới 40 tuổi), tôi chắc là người gốc Việt đã qua mặt người Mỹ thổ địa. Phần lớn các em này là con của những người tỵ nạn và thuyền nhân, bao quanh bởi nghèo đói, khổ cực trong tuổi học trò. Họ đã vượt thử thách nhờ hạt giống tốt, nhờ môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục khai mở cùng một cơ chế dân chủ pháp trị thực sự.
Chúng ta có thể tạm kết luận là dù con người Việt có những đặc tính bẩm sinh tốt lành, văn hóa xã hội, môi trường dân sinh, và cách thức đào tạo giáo dục mới là những yếu tố quyết định để cấu thành giá trị sau cùng của con người.

Điểm Nhấn trong ngày…

- 20 Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ bỏ Hội.
- Mũi nhọn hội nhập, ‘thua trận’ khắp nơi
- Nghịch lý nông nghiệp Việt Nam
- Quốc tế hóa doanh nghiệp

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRVJwVnBrby1qLXdxWVktdmtPbG9fUUsxVXRn/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét