Tiến trình chông chênh cho quan hệ Việt-Mỹ
http://www.asiasentinel.com/politics/unsteady-path-usa-vietnam-relations/
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzLVVlV1U4d043anJIeGJlMzdiTHhiRFJYX3NR/view?usp=sharing
Trong khi Mỹ thành công trong việc tăng cường mối quan hệ với nhiều kẻ thù cũ thì Việt Nam vẫn là một bài toán khó.
Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản sẽ trở lại Tokyo với sự hài lòng sau khi mở rộng cửa cho sự liên quan mạnh mẽ hơn của quốc gia này vào các hoạt động an ninh toàn cầu. Mặc dù chưa biết Nhật sẽ đóng góp đến đâu cho việc này, các nguyên tắc quốc phòng mới giữa Mỹ - Nhật vẫn được mô tả như một sự “chuyển biến.”
Nguyễn-Xuân Nghĩa – Tự do thương mại và tự do phương hại
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTlVMcUtYRWFIcDNTcEcwdmhLMFREUUJoNXNn/view?usp=sharing
… Hoa Kỳ có thể mất tư thế lãnh đạo kinh tế thế giới không do sự “quật khởi hòa bình” của Trung Quốc mà vì sự khai quật ồn ào của khái niệm bảo hộ mậu dịch trong chính trường Mỹ.
Hai chục năm sau Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ NAFTA, được ban hành năm 1994 vào thời Tổng thống Bill Clinton, Quốc hội khóa 114 đang có cơ hội thông qua một hiệp ước tự do thương mại còn quan trọng hơn nữa. Đó là Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái bình dương TPP, sau 20 vòng đàm phán với 11 nước trong vành cung Thái bình dương mà không có Trung Quốc. Song song, Hoa Kỳ vừa qua vòng đàm phán thứ chín với 28 nước Liên hiệp Âu châu để hoàn tất Hiệp ước Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây dương T-TIP.
Bài học từ Nepal
Nguyễn Thủy chuyển ngữ.
Gordon Brown, Project-Syndicate
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzc3d5aE1qMjNJV0VqeU9CeDNnSjBlaVFYSHFN/view?usp=sharing
… Một thảm họa diễn ra. Cứu trợ song phương được hứa hẹn. Và trò chơi chờ đợi bắt đầu. Tình trạng này quá điển hình, và đáng buồn hơn nữa là đang lặp lại nhiều lần tại Nepal. Hơn một tuần sau trận động đất và các dư chấn đã giết hơn 7.000 người và phá hủy thủ đô Kathmandu, mặc cho một lượng lớn hàng cứu trợ từ các tổ chức quốc tế đang được chuyển đến, bộ tài chính của nước này vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền cứu trợ nào từ các nước đã hứa.
Nguồn tài trợ thảm họa dành cho ngành giáo dục đối với tình hình giải ngân vẫn diễn ra quá chậm vì không hề có một quỹ trung tâm nào đứng ra tiếp nhận và phân phối khi có khủng hoảng xảy ra. Hậu quả đối với học sinh tại Nepal là tồi tệ gấp đôi. Theo UNICEF Australia, hơn 1.7 triệu trẻ em cần cứu trợ khẩn cấp và hơn 16.000 trường học bị hư hại, trong đó 5.000 trường bị phá hủy hoàn toàn. Trong 500 trường thuộc quận khó tiếp cận Gorkha, 450 trường bị hư hại nặng thêm hoặc hoàn toàn bị bỏ lơ.
ĐIỆP MỸ LINH – CHÁU ĐÍCH TÔN CỦA “NGỤY”
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSmNYSTA5cXg0eVFwemFtUDctSGk4eU9XUy00/view?usp=sharing
… Lật tập nhạc, đến ca khúc Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương, bà Lan để bản nhạc trước mặt Dana. Đôi tay của Dana tạo nên dòng luân vũ vui tươi. Bà Lan vừa hát vừa nghiêng vai theo nhịp Valse.
Không hiểu rõ nhạc lý, nhưng từ khi “nhạc Vàng” của miền Nam được phổ biến ra Bắc, Pete thường mở radio nghe; nhờ vậy Pete quen với tiết tấu của dòng nhạc. Pete đến cạnh bà Lan, nhìn lời ca, hát nho nhỏ theo Bà.
Bà Lan choàng tay qua vai đứa cháu lạc loài. Hai Bà cháu vừa nghiêng vai vừa hát theo tiếng đàn rộn rã của Dana: “…Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình, muôn người hạnh phúc chan hòa…” Không nén được xúc động, bà Lan vừa quẹt nước mắt vừa quay nhìn lên bàn thờ – chính lúc đó bà Lan tưởng như Long đang mỉm cười; vì Long thấy đứa cháu đích tôn của Long đang trong vòng tay thương yêu của Bà./.
Điểm Nhấn trong ngày…
- Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc, bốc mùi nồng nặc
- Chất lượng giáo dục VN hơn Mĩ và Úc: Một diễn giải khác
- Trung Quốc, Thái Lan xây kênh đào nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRHBnM1Yzdjh4TmhxTTJCQmgwY2MxN2hHeXY4/view?usp=sharing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét