Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Dân chủ năm 2015 tại Đông Nam Á




Dân chủ năm 2015 tại Đông Nam Á

Joshua Kurlantzick, Tạp chí Diplomat

The Year in Democracy in Southeast Asia

Except for Myanmar, the report card is decidedly mixed.


Ngoại trừ cho Miến Điện, tình hình hiện nay thực sự hỗn tạp 


Bầu cử tự do lần đầu tiên kể từ năm 1990 tại Miến Điện. Ảnh Reuters
Vài tuần kể từ khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử hồi tháng Mười một ở Miến Điện, tiềm năng của quốc gia này như một câu truyện dân chủ thành công ngày càng rõ ràng hơn. Như tôi đã lưu ý, vẫn còn nhiều rào cản đối với quá trình chuyển đổi của Miến Điện, bao gồm ảnh hưởng chính trị từ giới quân phiệt, mâu thuẫn sắc tộc, và sự thiếu kinh nghiệm của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy) trong việc điều hành quốc gia.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử công bằng và tự do của Miến Điện và sự sẵn sàng từ bỏ quyền lực trông thấy của đảng lãnh đạo đã đánh dấu một dấu mốc quan trọng cho quốc gia này, và chắc chắn đây là dấu hiệu tốt cho tình hình dân chủ tại Đông Nam Á trong năm 2015.
Đáng tiếc, tình hình dân chủ tại Đông Nam Á thực sự diễn ra không đồng đều. Bốn chính quyền dân chủ nhất – Philippines, Indonesia, East Timor, và Singapore – nói chung vẫn tiếp tục cho thấy sức mạnh chính trị của họ. Cuộc bầu cử tháng Chín ở Singapore đã mang lại chiến thắng áp đảo cho đảng cầm quyền Nhân dân Hành động (People’s Action Party - PAC). Các cuộc tranh luận chính trị sôi nổi, tự do và có chất lượng hàng đầu quốc tế đã minh chứng cho một nền dân chủ vững mạnh ở Singapore, mặc dù nhiều nhà quan sát vẫn chỉ trích cơ chế bầu cử hiện tại có thiên vị cho đảng PAC.


Ảnh: Reuters
Năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joko Wikodo thực sự ấn tượng khi ông đã tiến rồi lùi trong chính sách ngoại giao và kinh tế. Đồng thời, ông đã nổ lực củng cố nền tảng chính trị của Indonesia, như việc loại bỏ một vài bộ trưởng có dính lứu tới bộ máy PDI-P và làm nức lòng dân bởi tiếng tăng chống tham nhũng.

Ảnh: VOAnews
Chính tại các quốc gia nằm trong vùng nửa dân chủ, nửa độc tài tại Đông Nam Á – Cambodia, Malaysia và Thái Lan – chính là nơi tự do bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2015. Sau khi đạt được một hiệp ước giữa Thủ tướng Hun Sen và đảng đối lập Cứu quốc Campochia (Cambodia National Rescue Party – CNRP) trong năm 2014, và một lời hứa hẹn sẽ có một “văn hóa đối thoại” trong chính trị tại Cambodia nhưng quá trình dân chủ hóa đã bị phá vỡ vào mùa hè qua. Các chính trị gia đảng đối lập đã bị tấn công bên ngoài nghị viện, trong khi Hun Sen tuyên bố rằng ông ta có kế hoạch chạy đua vào chức thủ tướng thêm một lần nữa. Hun Sen cũng ra tín hiệu rằng chẳng có gì có thể ngăn chặn được điều đó, và giới cầm quyền đã liên tục gán tội cho các chính trị gia lãnh đạo đảng đối lập và các phong trào xã hội dân sự. Đáng chú ý nhất là việc chính quyền Cambodia đã tái khởi tố tội của nhà lãnh đạo đảng đối lập Sam Rainsy, người hiện nay đã từ chối trở về Cambodia.

Tại Malaysia, Thủ tướng Najib tun Razak được cho rằng đã cố gắng tiêu diệt bất cứ ai bên trong đảng của ông nếu có hành vi kêu gọi điều tra về các vụ scandal xoanh quanh vụ quỹ quốc doanh 1 Malaysia Development Berhad (1MDB) và chuyển khoản 600 triệu USD vào một trong các tài khoản cá nhân của Najib. Trong khi đó, theo báo cáo mới được cung cấp bởi Human Rights Watch trong mùa thua này, nội các của Najib đã liên tục vi phạm các quyền tự do biểu đạt và bắt giam các lãnh đạo đối lập cũng như các nhà hoạt động xã hội, phê chuẩn các bộ luật giới hạn phê bình, chỉ trích và đàn áp các cuộc biể tình hòa bình.

Ảnh: Reuters
Trong khi đó tại Thái Lan, có vẻ như chẳng có dấu hiệu gì cho thấy sự chấm dứt chế độ quân phiệt; mặc dụ chính phủ quân sự của quốc gia này đã hứa rằng nó sẽ tổ chức bầu cử trong năm 2017, dù cho việc này có vẻ như chẳng khả thi chút nào.
Các quốc gia độc đoán nhất trong khu vực cũng chẳng hề cho thấy dấu hiệu thay đổi. Tại Brunei, Sultan Hassanal Bolkiah, một nền phong kiến truyền thống và tuyệt đối, đã ngày càng có quyền lực hơn trong năm 2014 và 2015, kiểm soát gần như tất cả các ban bệ bộ ngành. Một đạo luật hà khắc mới dựa trên luật của Kinh Koran phát hành năm 2013 chưa thực sự được thực thi tuyệt đối bởi vì nước này còn muốn gia nhập vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP).

Ảnh: AFP
Tại Việt Nam, một vài các cây bút và blogger nổi tiếng đã được trả tự do trong năm nay – phần nhiều trong số đó xảy ra xung quanh chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam tới Washington. Ngược lại, Việt Nam tiếp tục bắt giữ các nhà báo và blogger mới, và nước này còn tuyên bố một đạo luật mới kiểm soát tự do báo chí chặt hơn nữa.
Tại Lào, quốc gia sẽ trở thành chủ tịch ASEAN trong năm tới, chính phủ nước này đã cấm cuộc gặp gỡ giữa các nhóm dân sự tại Đông Nam Á bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, và không hề cung cấp thêm thông tin nào về tung tích của Sombath Somphone. Ông ta đã được biết tới như một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng nhất khi ông đột nhiên biến mất trong năm 2012.
________
Joshua Kurlantzick hiện là nghiên cứu sinh về Đông Nam Á tại Council on Foreign Relations. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét