ĐÀI LOAN, VẾT DAO TRÍ MẠNG SẼ LÀM VỤN VỠ LIÊN BANG TRUNG CỘNG TRONG TƯƠNG LAI GẦN
Mường Giang
Lục địa Trung Hoa đất rộng người đông,
nhưng lãnh thổ phần lớn đều cưởng chiếm của thiên hạ nên sự tranh chấp cứ triền
miên tiếp diễn bao đời và hiện nay vẫn đang sôi sục giữa Trung Cộng và các quốc
gia bị vong quốc như Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cuơng, Miêu Tộc trong các tỉnh Vân
Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hải Nam và gây cấn nhất vẫn là Tây Tạng vì
nước này đã có Chính Phủ lưu vong do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 lãnh đạo,
được thế giới công nhận..Qua lich sử, ngày nay ta mới biết được, chính
các dân tộc ngoại lai như Liêu-Tạng, Hồi-Miêu, Mông và gần nhất là người Mãn
Thanh đã làm dùm cái việc thống nhất Trung quốc cho người Tàu, khi Họ vào
làm chủ Trung Nguyên, chứ không phải người Hán, qua các thời kỳ Nam Bắc
Triều, Nguyên-Mông và Đại Thanh…
Chuyện
'gated community'
Lê Phan
Lần đầu tiên tôi thấy một
“gated community” là ở thành phố Johannesburg của Nam Phi. Johannesburg, trong
những năm đầu tiên sau khi chế độ apartheid sụp đổ là một thành phố lộn xộn,
bất an. Đi vào trụ sở của Đảng ANC của cố Tổng Thống Nelson Mandela mà cũng
phải qua những cửa dò vũ khí như đi vào phi trường vậy. Trên con đường từ phi
trường về khách sạn, có những nơi đi qua ông tài xế vội đóng khóa cửa xe. Khi
hỏi thì ông chỉ trả lời gọn lỏn “Carjack-ăn cướp xe hơi.”
Đến cả những khách sạn cũng được biến thành những pháo đài. Ngay ở Luân
Đôn, tôi đã ngạc nhiên khi thấy ông bạn Travel Agent của Thế Giới Vụ chọn cho
một khách sạn khá mắc tiền. Khi tôi hỏi tại sao, ông ta cười bảo “Đây là khách
sạn rẻ nhất mà tôi có thể book mà bà sẽ không cần mặc áo giáp khi đi ra đường.”
Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi taxi vào khách sạn phải đi qua không những một
trạm kiểm soát mà những nhân viên an ninh còn đưa kiếng nhìn xuống dưới gầm xe
nữa. Khi tôi hỏi “Bộ họ sợ bom hả?”, ông tài xế taxi, đang nói chuyện vui vẻ
với tôi, chỉ lắc đầu không trả lời.
Chỉ có một nơi ở Johannesburg không có hàng rào an ninh, không có tường cao
và lính canh, đó là ở xóm nghèo như Soweto chẳng hạn.
“Gated communities,” những đồng nghiệp Nam Phi bảo tôi là một chuyện cần
thiết. Việc đó có thể đúng nhưng khi tôi hỏi lại “Làm sao các bạn có thể xây
dựng một nền dân chủ trên một sự phân biệt đối xử như vậy?” thì họ cũng không
trả lời.
Trần Mộng Tú - Mùa
Thiên Di
Chủ Nhật, ngày 24 tháng 1 năm 2016
..Người tị nạn nhận hẳn vùng đất này
làm nơi dung thân vĩnh viễn. Dù mùa đông có đến hay xuân có về cũng không rời
bỏ đi đâu được nữa, quê nhà có chỗ đấy, nhưng thực sự làm gì còn chỗ cho mình
mà về.
Chim hạc không mất quê, chúng bay khỏi tổ vào
mùa đông, trở về nguyên quán vào mùa xuân. Những con Hạc đồi cát, ngỗng Gia Nã
Đại, ngỗng tuyết, thiên nga và rất nhiều loại chim lạ khác nhau ở đâu tới cư
trú nước Mỹ này, cũng được con người cung cấp cho chúng những căn nhà mùa đông
(winter home).
Người di tản bỏ đi vào mùa nào cũng không có
đường trở lại. Những con người không đồng chủng đó, tới gửi thân ở những vùng
đất hiền hòa khác, họ cũng nhận được những căn nhà đầy tình người ấm áp. Họ đã
ở lại cho đến cuối đời.
Người di tản mỗi năm vào tháng tư ra đứng ngước
mắt nhìn trời, thấy cánh chim bay ngang lòng bỗng ngậm ngùi.
Sao ta ở mãi chốn này!
Nguyễn-Xuân Nghĩa Vẫn còn lạc quan về kinh tế Trung Quốc?
Sau khi bị thị trường cổ phiếu
Trung Quốc cho cái tát như trời giáng vào buổi đầu năm, nhiều chuyên gia về
kinh tế Trung Quốc tiếp tục điệp khúc quen thuộc từ cả chục năm: “Những gì xảy
ra thật ra không đến nỗi tệ, hoặc bất ngờ. Mà lãnh đạo Bắc Kinh thì vẫn thừa khả
năng và công cụ đối phó. Vì vậy, chưa nên thất vọng về tương lai Trung Quốc hay
về tài sản đầu tư của quý vị vào thị trường Hoa lục”….
Steve Keen: thị trường
chứng khoán của Trung Quốc “bong bóng” đến khó tin
Melody Yang biểu diễn tiết mục bong bóng Gazillion tại sân khấu Thế giới
Mới ở New York, vào ngày 22 tháng 3, năm 2014. (Samira Bouaou / Epoch Times)
Đó là nợ, thật ngu ngốc. Đây là những gì giáo sư Steve Keen của Đại học
Kingston, London đã luôn đề cập đến: nợ tư nhân là nguyên nhân của cuộc khủng
hoảng tài chính. Ông cũng nói rằng các nhà kinh tế theo lối cổ đã sai, và thậm
chí còn viết một cuốn sách về nó: “Lật tẩy các nền kinh tế ” (Debunking
Economics).
Ngoài logic sắc sảo và phong cách dí dỏm, Keen là một trong số ít các nhà
phân tích đã dự đoán cuộc khủng hoảng tài chính ở phương Tây vào năm 2008. Hiện
nay ông thấy một cuộc khủng hoảng hiện ra lờ mờ ở phương Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét